Ngoài Đông Gioang ra thì cụ ấy cũng rất giỏi gió chiều nào che chiều ấy, chả thế mà đc so bó đũa chọn cột cờ, tôn lên như 1 anh tài sáng chói.
Em xin trích 1 bài của Võ Văn Nam
Muốn giải hoặc Trịnh Công Sơn về những huyền thoại tiếp theo, mà đành phải quay lại chuyện cũ một lần nữa vì còn mấy chỗ chưa yên.
1/ Mục đích của bài “Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1]”:
Tôi viết bài
“Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1]” để vạch ra sự bịa đặt hay thổi phồng quá trớn của một huyền thoại về sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn:
“Tháng 7 2004 Diễm Xưa trở thành nhạc phẩm Á Châu đầu tiên được viện đại học Kansai Gakuin đưa vào chương trình giáo dục của viện đại học trong bộ môn Văn Hoá và Âm Nhạc.”
Cái huyền thoại này được ghi trang trọng trên web
http://www.trinh-cong-son.com ở trang
http://www.trinh-cong-son.com/utsukushi.html
Theo Google, nguyên văn câu này được truyền bá trên 108 trang web tiếng Việt.
Tôi tìm thông tin bằng tiếng Nhật thì chỉ thấy câu:
またこの曲は、関西学院大学のベトナム文化科目にも 取り入れられた。
Dịch nghĩa: “Bài hát này cũng được đưa vào môn học Văn hóa Việt Nam, đại học Kwansei Gakuin.”
Nghĩa là KHÔNG có chi tiết “tháng 7.2004”, cũng KHÔNG phải là “nhạc phẩm Á Châu đầu tiên được viện đại học Kansai Gakuin đưa vào chương trình giáo dục của viện đại học trong bộ môn Văn Hoá và Âm Nhạc.”
Từ môn học “Văn hóa Việt Nam” bịa ra thành “bộ môn Văn Hoá và Âm Nhạc” thì rõ ràng là một sự cố ý thổi phồng cái giá trị “Âm Nhạc”.
Thế nhưng ngay cả cái câu “またこの曲は、関西学院大学のベトナム文化科目にも 取り入れられた。” (Bài hát này cũng được đưa vào môn học Văn hóa Việt Nam, đại học Kwansei Gakuin) cũng chỉ xuất hiện trên một trang Wikipedia tiếng Nhật và 4 trang blog cá nhân hay web quảng cáo vớ vẩn, được copy qua lại y chang như nhau. Tôi không thấy nó có mặt trên một trang web của trường đại học hay một cơ quan văn hóa đàng hoàng nào cả.
Mong ai tìm được thông tin chính thức và chính xác về sự kiện này thì công bố để làm minh bạch cho cái huyền thoại này. Nếu không thì nó vẫn chỉ là một sự bịa đặt hay thổi phồng quá trớn.
2/ Về chuyện nhạc “enka”:
Chuyện “enka” là chuyện phụ, nhưng không khéo nó lại bị những môn đồ cảm tính của Trịnh Công Sơn biến thành chuyện chính để làm mờ đi cái chủ đích của việc giải hoặc. Nhắc đến “enka”, tôi chỉ muốn nói là cái việc mà bài hát “Diễm xưa” được một ca sĩ “enka” của Nhật hát thì cũng chả phải là vinh dự gì. Hầu hết dân Việt Nam chưa từng đến Nhật Bản, chưa biết “enka” là gì, nên dễ tự hào về chuyện đó. Chứ nếu sống ở Nhật thì thấy rõ là “enka” chả khác gì với loại nhạc xập xình trên những băng nhạc bình dân bán ê hề trên thị trường Việt Nam.
Tôi nói “enka” là một loại nhạc bình dân sướt mướt (giống kiểu nhạc “sến” ở Việt Nam). Tôi dùng chữ “sến” vì chưa kiếm ra chữ nào khác. Một số người không đồng ý. Đây cũng là điều bình thường vì khẩu vị mỗi người có khác nhau.
Vui nhất là Đào Hiếu. Ông
vác cái chuyện này lên Talawas mà nói xỏ, chứ không nói thẳng là ông phản đối tôi. Đào Hiếu viết:
Tôi không biết Yoshimi Tendo là ai, là ca sĩ “sến” hay ca sĩ hàn lâm nhưng tôi đã nghe chị hát một ngàn lần trên nền nhạc đệm của một tay piano tài hoa (có lẽ từng đệm nhạc cho Đức Mẹ Vô Nhiễm trên thiên đường). Tôi đã nghe và tưởng như mình đang ở trong thánh đường.
Giọng của Yoshimi Tendo (天童 よしみ) rất huyền ảo, sang cả, có thể sánh ngang với Bạch Yến của Việt Nam. Chỉ có những kẻ lòng trĩu nặng hận thù và đầy ác ý (tại sao lại như vậy?) mới có thể vô lễ với Trịnh Công Sơn và Yoshimi Tendo đến như vậy.
Cái lý sự của Đào Hiếu sao mà tức cười quá: Hễ ai hát mà được một tay piano tài hoa đệm, thì rất sang cả, mặc dù cái tay piano đó tên là gì, thì Đào Hiếu không cho biết, và tay đó có tài hoa thật hay không, thì không ai biết. Với lại, khi tôi nói nhạc Trịnh Công Sơn được ca sĩ “sến” Yoshimi Tendo hát thì chả vinh dự gì, thì tại sao Đào Hiếu có thể kết án tôi là có “lòng trĩu nặng hận thù và đầy ác ý”? Đào Hiếu “không biết Yoshimi Tendo là ai” thì sao lại dám bảo người không ưa giọng hát của bà ta là người “vô lễ”? Đối với một ca sĩ xa lạ mà ông lại dễ dàng tôn sùng đến mức đó, thì đối với một lãnh tụ chính trị ở Việt Nam mà ông chọn để tin theo thì ông còn tôn sùng đến mức nào nữa?
Phần tôi thì tôi nói thật là tôi rất chán nhạc “enka” dù tuổi tôi đáng lẽ thuộc lứa tuổi sính nhạc “enka” như số đông. Tôi nói nhạc “enka” là “sến” vì tôi không chịu nổi cái sự loè loẹt màu mè rất thiếu thẩm mỹ của nó, từ y trang của ca sĩ đến cách bày biện sân khấu.
Về phần nhạc thì “enka” không đáng sánh với nhạc tiền chiến của Đặng Thế Phong, Văn Cao, Phạm Duy, hay tân nhạc của Trịnh Công Sơn. Âm điệu của “enka” thì mòn vẹt, lời ca của nó thì sáo rỗng. Nó là một thứ hỗn hợp rất thiếu thẩm mỹ của đủ thứ tạp nhạp tân cổ. Ca sĩ thì có nhiều người có giọng ca tốt, nhưng lối diễn tả thì rất khoa trương, giả tạo.
Mời độc giả xem vài cái video clip nhạc “enka” sau đây. Ai muốn bắt chước Đào Hiếu mà bảo là “rất huyền ảo, sang cả”, và bảo tôi là có “lòng trĩu nặng hận thù và đầy ác ý”, thì tùy.
Nhạc “enka”:
Yoshimi Tendo: