[Funland] Thảo luận về Nước Nga

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Em nghe mấy bác kỹ thuật ca ngợi Nga từ lâu lắm rồi. Thời bao cấp, em vẫn thường nghe mấy bác cơ khí ô tô ca ngợi ưu điểm động cơ xe zil 130, mà tin đến sái cổ cho đến khi xuất hiện xe của Nhật ở VN. Còn chuyện mấy bác kỹ thuật thời xưa ca ngợi tính ưu việt của hệ màu SECAM hơn hẳn so với hệ màu PAL và NTSC, cho đến khi được nhìn thấy cái TV màu phát hệ PAL và băng VHS dùng hệ NTSC nó đẹp chừng nào. Đọc cái thớt này vẫn thấy cái giọng quen quen như thời xưa.
Nó ưu việt ở chỗ thợ nhà ta sửa được, ai chả biết Mercedez chạy hay hơn Volga, nhưng thợ sửa Volga dễ hay sửa Mer dễ, nhất là ở thời đó.
Ngay như nguỵ, à quên, mấy eng dziệt nôm cọng hoè cũng chuộng chạy xe Nhật chứ có dám chạy xe Mỹ đi chơi như Cadillac, Lincoln đâu.
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,047
Động cơ
317,708 Mã lực
Em nghe mấy bác kỹ thuật ca ngợi Nga từ lâu lắm rồi. Thời bao cấp, em vẫn thường nghe mấy bác cơ khí ô tô ca ngợi ưu điểm động cơ xe zil 130, mà tin đến sái cổ cho đến khi xuất hiện xe của Nhật ở VN. Còn chuyện mấy bác kỹ thuật thời xưa ca ngợi tính ưu việt của hệ màu SECAM hơn hẳn so với hệ màu PAL và NTSC, cho đến khi được nhìn thấy cái TV màu phát hệ PAL và băng VHS dùng hệ NTSC nó đẹp chừng nào. Đọc cái thớt này vẫn thấy cái giọng quen quen như thời xưa.
Nghe thì nghe cho cẩn thận không thành thầy bói xem voi. Về kỹ thuật các loại trong thớt này nói nhiều rồi. Nếu chịu khó đọc thì sẽ thấy. Còn đọc hiểu không thông thì chịu thôi.
Về hệ màu TV thì cụ bị sụp hố rồi, hệ PAL là LX và đông Âu dùng, hệ SECAM là tây Âu dùng. Hệ NTSC có Nhật và Mỹ dùng, trong đó Nhật dùng NTSC3.58, Mỹ dùng NTSC4.43.
Sau này chuẩn chung Truyền hình analog thì dùng phổ biến NTSC 4.43 cho Mỹ và Bắc Mỹ, phần còn lại là Pal. Hệ Secam chết sặc gạch. Khi chuyển sang Digital thì về cơ bản không phán biệt hệ nữa.... Thế nhé, muốn chê bai cái gì thì nên tìm hiểu chút không lại sụp hố đấy =))
À nói thêm chút là tại sao ở VN băng VHS phổ biến là hệ NTSC nhé, vì toàn nhập đầu VCR hàng bãi của Nhật về dùng, mà loại đầu này chỉ có duy nhất 1 hệ NTSC do đó người ta phải chuyển băng từ chất lượng cao hệ Pal sang NTSC để đáp ứng nhu cầu, chứ về chất lượng hình ảnh hệ NTSC là tệ hại nhất đấy.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Nhân tiện về NTSC, PAL và SECAM, Tây đã thử đưa 3 hệ màu lên màn hình Atari 2600 và kết quả như sau:



Hoá ra SeCam lại giải quyết vấn đề dịch pha làm sai màu tốt nhất, điều mà hai hệ PAL và NTSC chỉ có thể giải quyết bằng cách tăng số xung quét lên thật cao để có cảm giác nét căng, chưa kể số dòng quét của P và N cũng ít hơn (525) so với S(625).
Như vậy để có cảm giác nét căng thì đổi lại mắt bị chịu ánh sáng nhấp nháy nhiều hơn, các thiết bị quay cũng chóng hao mòn hơn do phải capture nhiều khuôn hình hơn trong cùng một time frame.
Điều hơn ở Tivi màu tư bản so với XHCN theo tôi là chất lượng bột huỳnh quang, của XHCN rất thô nên nhìn hình không mịn, kể cả về thuốc và phim, giấy cho chụp ảnh cũng vậy.
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,476
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Nghe thì nghe cho cẩn thận không thành thầy bói xem voi. Về kỹ thuật các loại trong thớt này nói nhiều rồi. Nếu chịu khó đọc thì sẽ thấy. Còn đọc hiểu không thông thì chịu thôi.
Về hệ màu TV thì cụ bị sụp hố rồi, hệ PAL là LX và đông Âu dùng, hệ SECAM là tây Âu dùng. Hệ NTSC có Nhật và Mỹ dùng, trong đó Nhật dùng NTSC3.58, Mỹ dùng NTSC4.43.
Sau này chuẩn chung Truyền hình analog thì dùng phổ biến NTSC 4.43 cho Mỹ và Bắc Mỹ, phần còn lại là Pal. Hệ Secam chết sặc gạch. Khi chuyển sang Digital thì về cơ bản không phán biệt hệ nữa.... Thế nhé, muốn chê bai cái gì thì nên tìm hiểu chút không lại sụp hố đấy =))
À nói thêm chút là tại sao ở VN băng VHS phổ biến là hệ NTSC nhé, vì toàn nhập đầu VCR hàng bãi của Nhật về dùng, mà loại đầu này chỉ có duy nhất 1 hệ NTSC do đó người ta phải chuyển băng từ chất lượng cao hệ Pal sang NTSC để đáp ứng nhu cầu, chứ về chất lượng hình ảnh hệ NTSC là tệ hại nhất đấy.
Chưa biết ai sụp hố! Về hệ TV màu thì hệ SECAM do Pháp, LX và đông âu dùng, Việt nam thời đầu cũng dùng hệ này. PAL các nước châu âu dùng hệ này (trừ các nước dùng SECAM). VN theo LX dùng hệ SECAM, nhưng sau chuyển sang dùng hệ PAL. Tại HN thời còn đài Kim liên của Nga vẫn phát hệ SECAM mãi về sau. Lúc đó mới thấy màu của PAL nó khác SECAM thế nào.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Nghe thì nghe cho cẩn thận không thành thầy bói xem voi. Về kỹ thuật các loại trong thớt này nói nhiều rồi. Nếu chịu khó đọc thì sẽ thấy. Còn đọc hiểu không thông thì chịu thôi.
Về hệ màu TV thì cụ bị sụp hố rồi, hệ PAL là LX và đông Âu dùng, hệ SECAM là tây Âu dùng. Hệ NTSC có Nhật và Mỹ dùng, trong đó Nhật dùng NTSC3.58, Mỹ dùng NTSC4.43.
Sau này chuẩn chung Truyền hình analog thì dùng phổ biến NTSC 4.43 cho Mỹ và Bắc Mỹ, phần còn lại là Pal. Hệ Secam chết sặc gạch. Khi chuyển sang Digital thì về cơ bản không phán biệt hệ nữa.... Thế nhé, muốn chê bai cái gì thì nên tìm hiểu chút không lại sụp hố đấy =))
À nói thêm chút là tại sao ở VN băng VHS phổ biến là hệ NTSC nhé, vì toàn nhập đầu VCR hàng bãi của Nhật về dùng, mà loại đầu này chỉ có duy nhất 1 hệ NTSC do đó người ta phải chuyển băng từ chất lượng cao hệ Pal sang NTSC để đáp ứng nhu cầu, chứ về chất lượng hình ảnh hệ NTSC là tệ hại nhất đấy.
Mời cụ tham khảo:

Secam Liên xô phát sau Pháp có một tý, chính ra là tách màu tốt hơn nhưng các linh kiện phục vụ thu phát lại chậm đáp ứng nhu cầu thực tế nên thua thảm, trên video thì đầu tiên PAL thắng, xem Đức quại nhau đẹp hơn Mỹ nhé.(30 khung hình/s của PAL so với 24 hình/s của NTSC)
 
Chỉnh sửa cuối:

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,476
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Mời cụ tham khảo:

Secam Liên xô phát sau Pháp có một tý, chính ra là tách màu tốt hơn nhưng các linh kiện phục vụ thu phát lại chậm đáp ứng nhu cầu thực tế nên thua thảm, trên video thì đầu tiên PAL thắng, xem Đức quại nhau đẹp hơn Mỹ nhé.
Chuyện phân tích kỹ thuật về sự ưu việt của SECAM em nghe trước cụ nhiều, từ thời bao cấp. Cụ thực tế xem đài Kim liên phát Secam và đài Việt nam phát Pal trên cùng 1 tv chưa?
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Chuyện phân tích kỹ thuật về sự ưu việt của SECAM em nghe trước cụ nhiều, từ thời bao cấp. Cụ thực tế xem đài Kim liên phát Secam và đài Việt nam phát Pal trên cùng 1 tv chưa?
Xem rồi, mời cụ xem còm trên của tôi, vấn đề kèm theo là thiết bị ghi phát của Liên xô bị tụt hậu nữa.
P.S: quên, đài Kim Liên công suất phát bé hơn đài Trung Ương VN đấy.
Thực ra hồi đầu nó phát thử thì đẹp lác mắt, sau đó càng ngày càng giảm băng sóng cho các kênh chính của ta nên màu nó khác đấy.
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,047
Động cơ
317,708 Mã lực
Nhân tiện về NTSC, PAL và SECAM, Tây đã thử đưa 3 hệ màu lên màn hình Atari 2600 và kết quả như sau:



Hoá ra SeCam lại giải quyết vấn đề dịch pha làm sai màu tốt nhất, điều mà hai hệ PAL và NTSC chỉ có thể giải quyết bằng cách tăng số xung quét lên thật cao để có cảm giác nét căng, chưa kể số dòng quét của P và N cũng ít hơn (525) so với S(625).
Như vậy để có cảm giác nét căng thì đổi lại mắt bị chịu ánh sáng nhấp nháy nhiều hơn, các thiết bị quay cũng chóng hao mòn hơn do phải capture nhiều khuôn hình hơn trong cùng một time frame.
Điều hơn ở Tivi màu tư bản so với XHCN theo tôi là chất lượng bột huỳnh quang, của XHCN rất thô nên nhìn hình không mịn, kể cả về thuốc và phim, giấy cho chụp ảnh cũng vậy.
Về hiện tượng thì gần đúng,nhưng nguyên nhân không đúng đâu cụ.
Hệ NTSC và Pal sóng mang màu dùng phương pháp điều biên nén, có dịch pha (để phân biệt màu thành phần (R, B, Y), hệ Secam dùng phương pháp điều tần với 2 sóng mang trung tâm ở tầm số khoảng 4MHz ( em không nhớ chính xác)
Hệ NTSC: 2 sóng mang màu (3.58 hoặc 4.43MHz) lệch pha nhau 90 độ - không có khả năng sửa lỗi khi đường truyền tín hiệu xấu. Vì vậy màu ko ổn định, lúc đẹp lúc xấu. Nếu khó tính, để ý chút thì màu NTSC hay bị hiện tượng hình một nơi, màu 1 nơi :D
Hệ Pal: 2 sóng mang màu (4.43MHz) lệch pha nhau cũng 90 độ nhưng sau mỗi dòng quét sóng lại đảo pha 180 độ do đó nó có khả năng tự sửa lỗi màu.
Hệ Secam: dùng 2 sóng mang màu điều tần để mang màu. Do dùng điều tần nên dải động điều chế lớn hơn điều biên, màu sẽ đẹp hơn. Tuy nhiên do điều tần đơn giảm nên cũng không có khả năng sửa lỗi màu và dễ bị nhiễu. Do đó hệ Secam chất lượng nguồn tín hiệu mà kém chút thì có hiện tượng xước màu, lúc này chất lượng hình ảnh còn tệ hơn hình đen trắng :D
Em nói sơ sơ vậy thôi, vì đi sâu quá thành loãng thớt, vì hồi SV em kiếm được ối xiền vì nhân làm thêm mấy vụ chuyển hệ VCR, TV hàng bãi rồi mà. Một thời để nhớ :D
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Năm ngoái 2019, Huawei trước nguy cơ bị Mỹ trừng phạt, đã liên hệ với Nga, cụ thể là với các hãng hãng MCST (nhà phát triển họ vi xử lý chip Elbrus , MCST (Elbrus and MCST microprocessor familly), các bo mạch chủ - motherboard hay các mạch điều khiển tích hợp nói chung, các phần mềm và thiết bị bảo mật, hệ điều hành, phần mềm, etc.), hãng Basalt SPO (hãng viết hệ điều hành Alt Linux dùng cho máy chủ - server, máy trạm - workstation và các hệ thống phần mềm khác), các nhà sản xuất các thiết bị và phần mềm an toàn thông tin khác của Nga. Hai bên đàm phán để Basalt SPO cấp licence cho Huawei sử dụng hệ điều hành Alt Linux cho các server và workstation của Huawei. Huawei cũng đàm phán để mua các hệ thống phần mềm và thiết bị bảo mật thông tin khác của Nga.
Vì thế giới thiệu chút về MCST. Hãng Basalt SPO và các hãng viết hệ điều hành của Nga (Linux Distro hoặc viết hoàn toàn từ con số 0) sẽ nói sau

MCST micro-processor

http://www.mcst.ru/
MCST ( tiếng Nga : МЦСТ , viết tắt của Trung tâm Công nghệ SPARC Moscow ) là một công ty phát triển bộ vi xử lý multi-core được thành lập vào năm 1992.

Các loại vi xử lý khác nhau do MCST phát triển được sử dụng trong máy tính cá nhân, máy chủ và hệ thống máy tính. MCST phát triển bộ vi xử lý dựa trên hai kiến trúc tập lệnh (ISA) khác nhau: kiến trúc Elbrus song song nguyên gốc (kiến trúc VLIW) và SPARC .

MCST là hậu duệ trực tiếp của Viện Cơ khí Chính xác và Kỹ thuật Máy tính Lebedev, và là là tổ chức cơ sở của Khoa Tin học và Kỹ thuật Máy tính của Moscow Institute of Physics and Technology.

Tuy nhiên, MCST không chỉ phát triển bộ vi xử lý Elbrus, mà còn phát triển các bộ điều khiển controller công nghiệp, các bo mạch chủ (motherboard) hay các mạch điều khiển tích hợp nói chung, các server, siêu máy tính, các hệ thống tính toán hiệu năng cao, tối ưu hóa và trình biên dịch nhị phân và hệ điều hành, hệ điều hành Linux Distro của mình và các phần mềm cấp độ hệ thống (họ phần mềm Elbrus Software), các phần cứng dùng cho bảo mật thông tin, và cả thiết bị y tế

Công ty MCST phát triển các sản phẩm của mình với sự hợp tác chặt chẽ với Viện Máy tính Điều khiển Điện tử Bruk (Bruk Institute for Electronic Control Computers

Các bộ vi xử lý do MCST phát triển được gia công tại nhà máy TSMC (Đài Loan). Năm 2014, việc gia công các bộ vi xử lý này bắt đầu được thực hiện tại nhà máy «Micron» của Nga (của công ty Mikron của Nga đã được giới thiệu trong topic này, trong đoạn trích trên)
Con chip trên thẻ thanh toán của hệ thống thanh toán quốc gia MIR của Nga cũng là dòng Elbrus 2S, 4S do hãng Mikron gia công

Bộ vi xử lý MCST được sử dụng trong các hệ thống máy tính có yêu cầu cao về bảo mật thông tin và bảo vệ chống lại hacker. Máy tính với bộ xử lý Elbrus là một trong các loại máy được sử dụng trong các lực lượng vũ trang của Nga và trong các cơ quan chính phủ. Ví dụ, Quỹ hưu trí của Liên bang Nga vào năm 2016 đã bắt đầu thay thế các máy chủ của IBM bằng các máy chủ trên nền tảng của bộ vi xử lý họ Elbrus.


Công ty MCST viết 2 hệ điều hành, đều là dạng Linux Distro, một hệ điều hành dùng cho các máy tính với kiến trúc X86, và một hệ điều hành dùng được thiết kế đặc biệt cho các hệ thống máy tính với kiến trúc SPARC và Elbrus.

Đặc điểm khác biệt của hệ điều hành thứ hai là nhân Linux được thiết kế lại hoàn toàn, trong đó các cơ chế đặc biệt để quản lý các tiến trình, bộ nhớ ảo, ngắt, tín hiệu, đồng bộ hóa và hỗ trợ các tính toán được gắn thẻ được thực hiện, mục đích là chuyển đổi hệ điều hành Linux thành hệ điều hành thời gian thực, ngoài ra còn thực hiện và triển khai các tối ưu hóa có liên quan trong nhân. Trong quá trình làm việc theo thời gian thực, hệ điều hành cho phép có thể đặt nhiều chế độ khác nhau để xử lý các ngắt bên ngoài, lập lịch tính toán, trao đổi với ổ đĩa và một số chế độ khác". Ngoài ra, một tổ hợp các phương tiện bảo vệ thông tin khỏi truy cập trái phép được công ty tích hợp vào cốt lõi của nền tảng phần mềm Elbrus, giúp người dùng có thể sử dụng HĐH để xây dựng các hệ thống tự động đáp ứng các yêu cầu bảo mật thông tin cao nhất. Hệ thống cũng bao gồm các công cụ để lưu trữ, lập lịch tác vụ, phát triển phần mềm và các công cụ khác.

Năm 2000, Elbrus International được tạo ra và tập trung bằng sáng chế, đặc biệt là trên bộ xử lý E2K. Năm 2004, có báo chí từ Intel rằng công ty đã mời một số nhóm phát triển từ Elbrus MCST và UniPro đến làm việc tại Intel, bao gồm cả Boris Babayan. Đồng thời, bất chấp tuyên bố của Intel về việc ký kết thỏa thuận mua MCST và UniPro, không có báo cáo nào về việc thực hiện thỏa thuận này và cả hai công ty đều tuyên bố tiếp tục hoạt động như các tổ chức độc lập
Ví dụ một số bộ vi xử lý kiến trúc VLIW / EPIC ELBRUS (E2K) : Elbrus E2K, Elbrus-S, etc.
Ví dụ một số bộ vi xử lý kiến trúc SPARC : MCST-R100, MCST-R500, etc.

Một số hình ảnh
View attachment 5499263 View attachment 5499264 View attachment 5499265 View attachment 5499266 View attachment 5499267 View attachment 5499268 View attachment 5499269 View attachment 5499270 View attachment 5499271 View attachment 5499272 View attachment 5499275 View attachment 5499283 View attachment 5499284 View attachment 5499285 View attachment 5499287 View attachment 5499288 View attachment 5499277 View attachment 5499278 View attachment 5499279 View attachment 5499289 View attachment 5499292 View attachment 5499293
Ở bài viết trên, tôi có nói đến việc công ty MCST phát triển 2 bản hệ điều hành máy tính, một cho dòng x86 và một cho dòng máy tính Elbrus. Tôi đưa thêm một tin tức nữa về hệ điều hành, đó là 1 công ty con của tập đoàn Applite group của Nga, là Aichi-Universe (Krasnoyarsk company resident of KRITBI) cho ra đời sản phẩm là hệ điều hành Atlant, và đã được đăng ký vào danh sách các phần mềm nội địa và vào Unified Register of Russian Programs for Electronic Computers and Databases” của Ministry of Digital Development, Communications and Mass Media of the Russian Federation, vào ngay 9/6/2020.
Hệ điều hành Atlant này là một Linux Distro, vừa mới ra đời, vừa được đăng ký ở Nga, để chuẩn bị được sử dụng ở các cơ quan và công ty nhà nước Nga.




1601204769586.png
1601204817622.png
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,781
Động cơ
481,797 Mã lực
Nơi ở
..
Nghe thì nghe cho cẩn thận không thành thầy bói xem voi. Về kỹ thuật các loại trong thớt này nói nhiều rồi. Nếu chịu khó đọc thì sẽ thấy. Còn đọc hiểu không thông thì chịu thôi.
Về hệ màu TV thì cụ bị sụp hố rồi, hệ PAL là LX và đông Âu dùng, hệ SECAM là tây Âu dùng. Hệ NTSC có Nhật và Mỹ dùng, trong đó Nhật dùng NTSC3.58, Mỹ dùng NTSC4.43.
Sau này chuẩn chung Truyền hình analog thì dùng phổ biến NTSC 4.43 cho Mỹ và Bắc Mỹ, phần còn lại là Pal. Hệ Secam chết sặc gạch. Khi chuyển sang Digital thì về cơ bản không phán biệt hệ nữa.... Thế nhé, muốn chê bai cái gì thì nên tìm hiểu chút không lại sụp hố đấy =))
À nói thêm chút là tại sao ở VN băng VHS phổ biến là hệ NTSC nhé, vì toàn nhập đầu VCR hàng bãi của Nhật về dùng, mà loại đầu này chỉ có duy nhất 1 hệ NTSC do đó người ta phải chuyển băng từ chất lượng cao hệ Pal sang NTSC để đáp ứng nhu cầu, chứ về chất lượng hình ảnh hệ NTSC là tệ hại nhất đấy.
“Về hệ màu TV thì cụ bị sụp hố rồi, hệ PAL là LX và đông Âu dùng, hệ SECAM là tây Âu dùng”
Cái này là cụ Đọc hiểu không thông nên nhầm cmnr;))
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Theo tôi nhớ thì là thế này:
NTSC là hệ thống mã hóa màu của Mỹ. Đây là công nghệ Mỹ sau chuyển cho Nhât
Còn PAL phổ biến ở Anh, Thụy Điển, Úc
Còn SECAM phổ biến ở Pháp và Đông Âu. Đây là công nghệ do Pháp và Liên Xô hợp tác làm ra, nó là viết tắt của từ Sequential Couleur Avec Memoire tiếng Pháp hay Sequential Color with Memory tiếng Anh
NTSC tuy có frame rate per second (fps) cao hơn PAL, nhưng PAL và SECAM lại được đánh giá là cho hình ảnh tốt hơn, màu chân thực hơn.

Còn mấy bác so sánh kiểu ở VN tôi thấy của Nhật màu đẹp hơn, etc. thì chưa nói lên điều gì, vì chất lượng còn do thiết bị của các bác, chứ không phải chỉ do hệ mã hóa màu. Cùng là SECAM, nhưng chất lượng của tivi màu Pháp ngon hơn tivi Liên Xô đấy
 
Chỉnh sửa cuối:

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,573
Động cơ
480,211 Mã lực
Em nghe mấy bác kỹ thuật ca ngợi Nga từ lâu lắm rồi. Thời bao cấp, em vẫn thường nghe mấy bác cơ khí ô tô ca ngợi ưu điểm động cơ xe zil 130, mà tin đến sái cổ cho đến khi xuất hiện xe của Nhật ở VN. Còn chuyện mấy bác kỹ thuật thời xưa ca ngợi tính ưu việt của hệ màu SECAM hơn hẳn so với hệ màu PAL và NTSC, cho đến khi được nhìn thấy cái TV màu phát hệ PAL và băng VHS dùng hệ NTSC nó đẹp chừng nào. Đọc cái thớt này vẫn thấy cái giọng quen quen như thời xưa.
Cụ lấy dẫn chứng từ những năm 70 để nói về năm 2020. Cụ có dẫn chứng nào hay hơn không.
Năm 70, Trung quốc còn đang chết đói, giờ nó đã mua lại Panasonic, Sanyo, Toshiba.
Năm 70, Hàn quốc còn đang đi bán máu kiếm sống qua ngày, giờ đã có Hyundai, Samsung, LG.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Cụ lấy dẫn chứng từ những năm 70 để nói về năm 2020. Cụ có dẫn chứng nào hay hơn không.
Năm 70, Trung quốc còn đang chết đói, giờ nó đã mua lại Panasonic, Sanyo, Toshiba.
Năm 70, Hàn quốc còn đang đi bán máu kiếm sống qua ngày, giờ đã có Hyundai, Samsung, LG.
Các bác lại bị mắc mưu bác ấy rồi. Chỉ tìm cách làm lệch topic
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Các bác dạng đó chỉ tìm cách làm lệch topic. Tín hiệu analog bây giờ chỉ dùng (và cực hiệu quả) trong những lĩnh vực chuyên biệt, còn điện tử dân dụng phổ thông thì toàn tín hiệu số mà các bác lại để bác ấy lái về việc tranh luận về tín hiệu tương tự thời xưa cũ, chỉ để thỏa mãn mục đích dìm hàng Liên Xô. Trong khi thực ra cả 3 công nghệ chả có cái nào của Liên Xô cả.
NTSC là công nghệ Mỹ
PAL là công nghệ Đức
SECAM là công nghệ Pháp
Liên Xô có chấp nhận SECAM và có cải tiến thêm, etc. nhưng nó vẫn là công nghệ Pháp.
Cái nào hơn cái nào chả nói lên được gì về Liên Xô, he he
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Về hiện tượng thì gần đúng,nhưng nguyên nhân không đúng đâu cụ.
Hệ NTSC và Pal sóng mang màu dùng phương pháp điều biên nén, có dịch pha (để phân biệt màu thành phần (R, B, Y), hệ Secam dùng phương pháp điều tần với 2 sóng mang trung tâm ở tầm số khoảng 4MHz ( em không nhớ chính xác)
Hệ NTSC: 2 sóng mang màu (3.58 hoặc 4.43MHz) lệch pha nhau 90 độ - không có khả năng sửa lỗi khi đường truyền tín hiệu xấu. Vì vậy màu ko ổn định, lúc đẹp lúc xấu. Nếu khó tính, để ý chút thì màu NTSC hay bị hiện tượng hình một nơi, màu 1 nơi :D
Hệ Pal: 2 sóng mang màu (4.43MHz) lệch pha nhau cũng 90 độ nhưng sau mỗi dòng quét sóng lại đảo pha 180 độ do đó nó có khả năng tự sửa lỗi màu.
Hệ Secam: dùng 2 sóng mang màu điều tần để mang màu. Do dùng điều tần nên dải động điều chế lớn hơn điều biên, màu sẽ đẹp hơn. Tuy nhiên do điều tần đơn giảm nên cũng không có khả năng sửa lỗi màu và dễ bị nhiễu. Do đó hệ Secam chất lượng nguồn tín hiệu mà kém chút thì có hiện tượng xước màu, lúc này chất lượng hình ảnh còn tệ hơn hình đen trắng :D
Em nói sơ sơ vậy thôi, vì đi sâu quá thành loãng thớt, vì hồi SV em kiếm được ối xiền vì nhân làm thêm mấy vụ chuyển hệ VCR, TV hàng bãi rồi mà. Một thời để nhớ :D
Cụ nói chuẩn rồi, xem đài Nga Kim liên xưa cứ mưa là rửa trôi hết màu ;))
Về mạch phát sóng nói chung thì cả radio và tv Liên Xô không xuất sắc lắm.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Theo tôi nhớ thì là thế này:
NTSC là hệ thống mã hóa màu của Mỹ. Đây là công nghệ Mỹ sau chuyển cho Nhât
Còn PAL phổ biến ở Anh, Thụy Điển, Úc
Còn SECAM phổ biến ở Pháp và Đông Âu. Đây là công nghệ do Pháp và Liên Xô hợp tác làm ra, nó là viết tắt của từ Sequential Couleur Avec Memoire tiếng Pháp hay Sequential Color with Memory tiếng Anh
NTSC tuy có frame rate per second (fps) cao hơn PAL, nhưng PAL và SECAM lại được đánh giá là cho hình ảnh tốt hơn, màu chân thực hơn.

Còn mấy bác so sánh kiểu ở VN tôi thấy của Nhật màu đẹp hơn, etc. thì chưa nói lên điều gì, vì chất lượng còn do thiết bị của các bác, chứ không phải chỉ do hệ mã hóa màu. Cùng là SECAM, nhưng chất lượng của tivi màu Pháp ngon hơn tivi Liên Xô đấy
Pháp ngày xưa có hãng Thompson làm ti vi, nhưng đầu VCR thì Pháp để Phillips Hà lan làm hết thì phải.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Pháp ngày xưa có hãng Thompson làm ti vi, nhưng đầu VCR thì Pháp để Phillips Hà lan làm hết thì phải.
Thomson, không phải Thompson bác ạ, bây giờ đổi tên thành Technicolor rồi

Không muốn lạc để nữa.
Tin tức này nóng sốt hơn, lần đầu tiên Trung Quốc được đầu tư vào cơ sở hạ tầng của nước Nga, cũng là lần đầu tiên Nga mở cửa cho phép TQ được tham gia vào chương trình các dự án quốc gia của Nga. Các bác ở Nga cho biết dư luận Nga nói gì về việc này nào?
Cũng lưu ý, Liên Vân Cảng, Giang Tô của Trung Quốc là nơi có nhà máy điện hạt nhân của Nga xây cho TQ. Hệ thống điều khiển của nó sử dụng máy tính và hệ điều hành Astra Linux của Nga.

Một công ty nhà nước Trung Quốc vừa trở thành nhà thầu nước ngoài đầu tiên trong chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng hàng đầu của chính quyền Tổng thống Nga Putin

Theo thỏa thuận trị giá 760 triệu USD, một phần trong kế hoạch xây dựng đường cao tốc Moscow - Kazan dài 729km, đã được trao cho Tổng công ty Xây dựng Đường sắt Trung Quốc (CRCCI). Tuy nhiên, đây có thể chỉ là "cú chào sân", mở đường cho việc đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng Nga của Trung Quốc trong tương lai.
Lần đầu tiên, một công ty Trung Quốc tham gia vào chương trình Các dự án quốc gia của Chính phủ Moscow.

Hợp đồng được ký trước thềm cuộc họp ngày 29/9 của Ủy ban liên chính phủ về hợp tác vùng Đông Bắc Trung Quốc với vùng Viễn Đông và Baikal của Nga. Cuộc họp sẽ do Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa và người đồng cấp Nga Yury Trutnev đồng chủ trì.
Đường cao tốc Moscow - Kazan là một phần của cái gọi là hành lang đường bộ Tây Âu - Tây Trung Quốc, kéo dài hơn 8.000km từ TP duyên hải Liên Vân Cảng của Trung Quốc, qua Kazakhstan và điểm đến cuối cùng là TP St Petersburg ở phía Tây nước Nga.

CRCCI, một công ty con của Tổng công ty Xây dựng Đường sắt Trung Quốc (CRCC) thuộc sở hữu nhà nước, sẽ đảm nhiệm việc khảo sát, thiết kế và xây dựng đoạn thứ 5, dài 107km, của tuyến đường nối thủ đô Cộng hòa bán tự trị Tatarstan của Nga ở phía Tây Nam với Moscow.

Dự kiến hoàn thành vào năm 2024, đường cao tốc này sẽ cắt giảm gần một nửa thời gian di chuyển giữa 2 TP, từ 12 giờ xuống chỉ còn 6 giờ 30 phút. Chi tiết đầy đủ của thỏa thuận không được công bố, nhưng theo Meng Tao - Tổng Giám đốc chi nhánh Eurasia của CRCCI nói với Tân Hoa Xã, hợp đồng bao gồm tất cả các cơ sở liên quan, bao gồm các trạm thu phí và xăng dầu.
Đối với Moscow, đường cao tốc này được coi là công cụ quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy kinh tế địa phương. Hồi tháng 7, tân Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã mô tả đây là “một phần thiết yếu của kế hoạch hành động quốc gia nhằm giảm thiểu hậu quả của sự bùng phát Covid-19 và hỗ trợ các ngành then chốt của nền kinh tế". Theo ông, dự án sẽ tạo động lực cho các khu vực để tăng tốc phát triển, đưa mức tăng trưởng GDP khu vực dự kiến vượt quá 500 tỷ ruble (6,5 tỷ USD) vào năm 2050.


Trong khi các nhà quan sát khu vực tin rằng, thỏa thuận tiên phong này giữa Nga - Trung có thể được coi là một nỗ lực nhằm củng cố quan hệ kinh tế vào thời điểm cả 2 nước đang chịu áp lực ngày càng lớn từ phương Tây.
Thực tế, một tuyến đường sắt cao tốc trị giá 22 tỷ USD nối Kazan và Moscow đã được lên kế hoạch vào năm 2013 nhưng hiện vẫn còn nhiều vướng mắc, đặc biệt là vấp phải sự phản đối mạnh mẽ ở Nga về mức giá của nó.
"Chi phí cho đường cao tốc thấp hơn nhiều so với đường sắt cao tốc và nó cũng có thể giúp 2 bên thúc đẩy quan hệ song phương, tiến tới đạt được mục tiêu 100 tỷ USD kim ngạch thương mại trong năm nay ngay cả giữa đại dịch", chuyên gia người Nga Li Lifan tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải nói với SCMP.
Artyom Lukin - Phó giáo sư của ĐH Liên bang Viễn Đông của Nga, thì lưu ý rằng CRRCI là công ty xây dựng nước ngoài duy nhất giành được hợp đồng.
"Nó có thể được định hình như một dự án thử nghiệm. Nếu suôn sẻ, các công ty Trung Quốc có thể nhận được nhiều hợp đồng hơn trong việc xây dựng đường sá và các dự án cơ sở hạ tầng lớn khác của Nga", ông Lukin nhận định, "các công ty Trung Quốc như CRCC là một trong những công ty hàng đầu thế giới trong việc hiện thực hóa các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ. Bằng cách trao hợp đồng cho CRCC, Chính phủ Nga có thể đang tìm cách học hỏi chuyên môn của Trung Quốc".
Theo Sáng kiến Vành đai và Con đường được đẩy mạnh dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã bắt tay vào một chương trình đầu tư và xây dựng đầy tham vọng, với các tuyến đường, cảng, cầu và đường sắt kết nối với châu Á, châu Âu và xa hơn thế nữa.
Tuy nhiên, đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng của Nga lại tương đối trầm lắng, chủ yếu là trong lĩnh vực năng lượng, mặc dù cả 2 nước cùng quan tâm đến việc cải thiện các liên kết xuyên lục địa Á - Âu.
Theo ông Lukin, điều này một phần là do các chính quyền địa phương của Nga, trong khi rất cần đầu tư, lại ưa thích các DN trong nước hơn các nhà thầu Trung Quốc. Từ đó, ông phỏng đoán: "Nếu Trung Quốc bắt đầu được đầu tư ồ ạt vào cơ sở hạ tầng của Nga, một số hợp đồng được trao cho các công ty Trung Quốc nhưng hẳn một phần đáng kể cũng phải được giao cho các nhà thầu Nga".
“Quyết định để CRCC tham gia xây dựng đường cao tốc Moscow - Kazan có thể là một dấu hiệu cho thấy Moscow và Bắc Kinh đang tìm kiếm một giải pháp thỏa hiệp mà cả 2 bên đều cùng có lợi", PGS Artyom Lukin nói.
 

SongTu

Xe buýt
Biển số
OF-430650
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
975
Động cơ
224,650 Mã lực
Tuổi
44
Nó ưu việt ở chỗ thợ nhà ta sửa được, ai chả biết Mercedez chạy hay hơn Volga, nhưng thợ sửa Volga dễ hay sửa Mer dễ, nhất là ở thời đó.
Ngay như nguỵ, à quên, mấy eng dziệt nôm cọng hoè cũng chuộng chạy xe Nhật chứ có dám chạy xe Mỹ đi chơi như Cadillac, Lincoln đâu.
Nghe thì nghe cho cẩn thận không thành thầy bói xem voi. Về kỹ thuật các loại trong thớt này nói nhiều rồi. Nếu chịu khó đọc thì sẽ thấy. Còn đọc hiểu không thông thì chịu thôi.
Về hệ màu TV thì cụ bị sụp hố rồi, hệ PAL là LX và đông Âu dùng, hệ SECAM là tây Âu dùng. Hệ NTSC có Nhật và Mỹ dùng, trong đó Nhật dùng NTSC3.58, Mỹ dùng NTSC4.43.
Sau này chuẩn chung Truyền hình analog thì dùng phổ biến NTSC 4.43 cho Mỹ và Bắc Mỹ, phần còn lại là Pal. Hệ Secam chết sặc gạch. Khi chuyển sang Digital thì về cơ bản không phán biệt hệ nữa.... Thế nhé, muốn chê bai cái gì thì nên tìm hiểu chút không lại sụp hố đấy =))
À nói thêm chút là tại sao ở VN băng VHS phổ biến là hệ NTSC nhé, vì toàn nhập đầu VCR hàng bãi của Nhật về dùng, mà loại đầu này chỉ có duy nhất 1 hệ NTSC do đó người ta phải chuyển băng từ chất lượng cao hệ Pal sang NTSC để đáp ứng nhu cầu, chứ về chất lượng hình ảnh hệ NTSC là tệ hại nhất đấy.
Cụ lấy dẫn chứng từ những năm 70 để nói về năm 2020. Cụ có dẫn chứng nào hay hơn không.
Năm 70, Trung quốc còn đang chết đói, giờ nó đã mua lại Panasonic, Sanyo, Toshiba.
Năm 70, Hàn quốc còn đang đi bán máu kiếm sống qua ngày, giờ đã có Hyundai, Samsung, LG.
Làm ơn đừng cốt mấy cái lời của bọn ba lăng nhăng giùm em. Chúng nó hô khẩu hiệu với lại chửi đổng chứ có muốn tranh luận nghiêm túc đâu, chúng nó cũng cần dek đến kiến thức này nọ. Điên lên là em chửi các lão đấy :D
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Cụ lấy dẫn chứng từ những năm 70 để nói về năm 2020. Cụ có dẫn chứng nào hay hơn không.
Năm 70, Trung quốc còn đang chết đói, giờ nó đã mua lại Panasonic, Sanyo, Toshiba.
Năm 70, Hàn quốc còn đang đi bán máu kiếm sống qua ngày, giờ đã có Hyundai, Samsung, LG.
Đúng, ngày xưa kinh tế đóng kín. Ngày nay hàng Nga nó xuất sang Mỹ, Tây Âu hay nói chung phương Tây, Nhật, Hàn, etc. nên nó phải đảm bảo đáp ứng đủ tiêu chuẩn của những nước đó. Kinh tế ngày nay toàn cầu, và ai cũng có mặt yếu mặt mạnh.

Thêm chút tin nữa:
- Nga đưa tin máy tính của các nhà nghiên cứu chế tạo vaccine Sputnik V bị tấn công, Alexander Gintsburg , giám đốc viện Gamaleya cho biết
- Theo dự báo của Nga, tốc độ tăng trưởng trong các ngành cơ bản (không bao gồm sản xuất khoáng sản) sẽ tăng lên 3,6-4,1% vào năm 2021-2023 sau khi giảm 5,3% vào năm 2020 do đại dịch Covid. Đặc biệt, động lực tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2023 sẽ là các lĩnh vực sản xuất có đã xuất khẩu và tiếp tục có thiên hướng xuất khẩu cao của Nga như Tin học, xây dựng và giao thông, công nghiệp hóa chất, thực phẩm, chế biến gỗ, etc. Những ngành thế mạnh này của Nga vẫn sẽ là đầu tàu tăng trưởng sắp tới.
- Vision của Nga năm 2021 là sẽ không có làn sóng Covid 19 thứ 2, dù số ca nhiễm mỗi ngày đang tăng giống phương tây (phía Nga giải thích đây là kết quả tất yếu của kỳ nghỉ hè)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top