Quốc hội nóng nên em mở thớt mời các cao nhân vào cùng thảo luận.
chuyên gia thủy điện Nguyễn Tài Sơn
đợt mưa lũ vừa qua ở miền Trung, nước đổ về thủy điện Quảng Trị là 1.400 m3/s, hồ Quảng Trị cắt được 296 m3 (21% lũ).
Thủy điện Hương Điền (Thừa Thiên Huế) cắt được 2.052 m3/s trên lưu lượng đổ về 4.552 m3/s, cắt được 45% lũ
Thủy điện Đắk Mi 4 cắt được 2.353 m3/s trên lưu lượng đổ về 3.149 m3/s. cắt được 74% lũ
thủy điện không bao giờ làm gia tăng lũ, vì trên một dòng sông có 1 trận lũ do thiên nhiên gây ra, thủy điện cắt lũ được 1 lượng nhất định còn vẫn phải trả lại dòng sông. Sau khi hồ thủy điện đầy thì thủy điện không thể tiếp tục cắt lũ được nữa mà chỉ xả đúng lưu lượng nước lũ đang chảy vào hồ.
TS Nguyễn Ngọc Chu cho rằng
"Mọi người cứ hình dung trên một dòng sông, nếu như không có đập thủy điện thì nước thượng nguồn cứ đều đều đổ về hạ du. Bây giờ chúng ta chặn dòng sông lại, tạo một hồ thủy điện lớn ở đây có độ cao lên, sau đó mình mới xả nước ra thì tổng lượng nước cuối cùng đổ xuống hạ du không thay đổi, nhưng thời gian xả và tốc độ xả rất nhanh khiến sức tàn phá của nước lũ lớn hơn", TS Nguyễn Ngọc Chu phân tích.
Quan điểm của cá nhân em:
1. Thủy điện ko gây thêm lũ, lũ là nước, thủy điện ko tạo nước nên không thể tạo ra lũ.
2. Thủy điện cũng không thể tích nước trước đó rồi nhăm nhe đợi lũ về thì xả cạn nước mình tích trước đó để "lũ chồng lũ". Đơn giản về nươc trong hồ thủy điện là để phát điện thu tiền. Hết nước thì thủy điện phải đóng cửa nên chỉ có những lều báo ngồi phòng máy lạnh tưởng tượng ra thồi
3. Giải thích câu hỏi: hồ thủy điện cắt được lũ mà hạ du vẫn khốn đốn thế? . Có 2 nguyên nhân chính:
- Hồ thủy điện chỉ là hồ tạo ra để phát điện, không phải hồ thủy lợi mà có chức năng cắt lũ. Do vậy, gán ghép chức năng cắt lũ cho thủy điện là giống như trò bắt mèo trông nhà thay chó. Tiếp theo, do hồ được thiết kế chức năng phát điện cho nên dung tích của hồ được tính toán theeo việc trữ nước và phát điện theo công suất nhà máy hoàn toàn không tính đến yếu tố cắt lũ. Từ yếu tố này, hồ thủy điện sẽ có dung tích nhỏ hơn dung tích cần thiết để cắt lũ. Chi phí làm hồ sẽ nhỏ hơn để đảm bảo chí phí sản xuất điện thấp và có giá điện rẻ cho người dân tiêu dùng. Do đó, việc gán ghép chức năng cắt lũ cho hồ thủy điện không khác gì bắt một chiếc xe tải 1 tấn phải đi chở 10 tấn khi có lũ to.
- Việc ha du khốn đốn do lũ còn có một nguyên nhân cực lớn do chính hạ du lấn dòng sông. Các con sông ở miền Trung do địa hình có độ dốc lớn, cho nên các con sông thường ngắn và dốc để lượng nước từ thượng nguồn đổ về hạ du rất nhanh và rất lớn. Trong khi đấy, hạ du lại thường là các khu đô thị lớn, việc lấn dòng chảy của sông và mùa khô khi nước cạn xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng. Do đó khi nước lũ về thì hạ du rất nhanh bị chìm ngập trong nước.
Thủy điện nhỏ có phải là "thủ phạm" gây mất rừng, tăng lũ lớn?
(Dân trí) - Có ý kiến cho rằng, thủy điện không gây ra lũ lụt vì nó xả đúng bằng lượng nước đổ về. TS Nguyễn Ngọc Chu lại cho rằng, thủy điện làm cho tốc độ dòng chảy lớn khiến sức tàn phá của nước lũ lớn hơn.
dantri.com.vn
chuyên gia thủy điện Nguyễn Tài Sơn
đợt mưa lũ vừa qua ở miền Trung, nước đổ về thủy điện Quảng Trị là 1.400 m3/s, hồ Quảng Trị cắt được 296 m3 (21% lũ).
Thủy điện Hương Điền (Thừa Thiên Huế) cắt được 2.052 m3/s trên lưu lượng đổ về 4.552 m3/s, cắt được 45% lũ
Thủy điện Đắk Mi 4 cắt được 2.353 m3/s trên lưu lượng đổ về 3.149 m3/s. cắt được 74% lũ
thủy điện không bao giờ làm gia tăng lũ, vì trên một dòng sông có 1 trận lũ do thiên nhiên gây ra, thủy điện cắt lũ được 1 lượng nhất định còn vẫn phải trả lại dòng sông. Sau khi hồ thủy điện đầy thì thủy điện không thể tiếp tục cắt lũ được nữa mà chỉ xả đúng lưu lượng nước lũ đang chảy vào hồ.
TS Nguyễn Ngọc Chu cho rằng
"Mọi người cứ hình dung trên một dòng sông, nếu như không có đập thủy điện thì nước thượng nguồn cứ đều đều đổ về hạ du. Bây giờ chúng ta chặn dòng sông lại, tạo một hồ thủy điện lớn ở đây có độ cao lên, sau đó mình mới xả nước ra thì tổng lượng nước cuối cùng đổ xuống hạ du không thay đổi, nhưng thời gian xả và tốc độ xả rất nhanh khiến sức tàn phá của nước lũ lớn hơn", TS Nguyễn Ngọc Chu phân tích.
Quan điểm của cá nhân em:
1. Thủy điện ko gây thêm lũ, lũ là nước, thủy điện ko tạo nước nên không thể tạo ra lũ.
2. Thủy điện cũng không thể tích nước trước đó rồi nhăm nhe đợi lũ về thì xả cạn nước mình tích trước đó để "lũ chồng lũ". Đơn giản về nươc trong hồ thủy điện là để phát điện thu tiền. Hết nước thì thủy điện phải đóng cửa nên chỉ có những lều báo ngồi phòng máy lạnh tưởng tượng ra thồi
3. Giải thích câu hỏi: hồ thủy điện cắt được lũ mà hạ du vẫn khốn đốn thế? . Có 2 nguyên nhân chính:
- Hồ thủy điện chỉ là hồ tạo ra để phát điện, không phải hồ thủy lợi mà có chức năng cắt lũ. Do vậy, gán ghép chức năng cắt lũ cho thủy điện là giống như trò bắt mèo trông nhà thay chó. Tiếp theo, do hồ được thiết kế chức năng phát điện cho nên dung tích của hồ được tính toán theeo việc trữ nước và phát điện theo công suất nhà máy hoàn toàn không tính đến yếu tố cắt lũ. Từ yếu tố này, hồ thủy điện sẽ có dung tích nhỏ hơn dung tích cần thiết để cắt lũ. Chi phí làm hồ sẽ nhỏ hơn để đảm bảo chí phí sản xuất điện thấp và có giá điện rẻ cho người dân tiêu dùng. Do đó, việc gán ghép chức năng cắt lũ cho hồ thủy điện không khác gì bắt một chiếc xe tải 1 tấn phải đi chở 10 tấn khi có lũ to.
- Việc ha du khốn đốn do lũ còn có một nguyên nhân cực lớn do chính hạ du lấn dòng sông. Các con sông ở miền Trung do địa hình có độ dốc lớn, cho nên các con sông thường ngắn và dốc để lượng nước từ thượng nguồn đổ về hạ du rất nhanh và rất lớn. Trong khi đấy, hạ du lại thường là các khu đô thị lớn, việc lấn dòng chảy của sông và mùa khô khi nước cạn xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng. Do đó khi nước lũ về thì hạ du rất nhanh bị chìm ngập trong nước.