[Funland] Thảo luận về các cấp 1, 2, 3 quốc tế.

Ben BMS

Xe buýt
Biển số
OF-341120
Ngày cấp bằng
2/11/14
Số km
869
Động cơ
283,805 Mã lực
Àh mà bác đang nói đến trường quốc tế dạng nào, loại hịn hay loại có chữ “Quốc tế” ở tên trường.
 
Chỉnh sửa cuối:

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,331
Động cơ
382,636 Mã lực
À bác đang hạn chế đến 1 vấn đề quá hẹp là curriculum. Curriculum giáo dục phổ thông của 100 quốc gia có thể gần ngang ngửa nhau, nhưng thực tế thì chất lượng giáo dục đo được ở 100 quốc gia là rất khác nhau.
Ở giáo dục đại học và sau đại học cũng vậy. Rất nhiều trường đại học ở VN và nhiều đại học ở các nước thế giới thử 3, thế giới thứ 2, copy curri của nhóm đại học tốt nhất (Ivy, hoặc top 30). So sánh, phân tích, nhìn vào curri thì tương đương nhau. Ấy là về hình thức. Thực chất so sánh những người tốt nghiệp BSc/MSc/PhD thì lại có sự khác biệt rất rõ ràng.
Ở những quốc gia đầu tư cho giáo dục ít, khiêm tốn, nguồn nhân lực có chất lượng cao còn rất thiếu, mà curriculum lại ngang với các cường quốc khoa học công nghệ và nền tài chính mạnh, thì chắc chắn phải đặt dấu hỏi rất to. Nhất là tại những quốc gia có truyền thống: "nói một đằng, làm một nẻo" thì nghi vấn còn phải tăng lên theo hàm mũ.

Học sinh tốt nghiệp phổ thông ở VN, trường công/trường tư, với trình độ ngoại ngữ khá (tạm lấy mốc IELTS từ 7.0) thì đều đủ năng lực học Đại học ở các nước thế giới thứ 1 (vd. top 1000). Mới nhìn thì có thể khá hài lòng với chất lượng GD phổ thông ở VN, khá tốt ngang bằng phần thế giới phát triển cao.

Nhưng nhìn kỹ lại thì cũng thấy là những học sinh đó đều là ở tôp khá, có nỗ lực cá nhân cao hơn trung bình, và khi vào đại học họ sẽ lại phải nỗ lực hơn chút nữa để bù đắp những thiếu hụt về phương pháp, cách tự học, các kỹ năng và những lỗ hổng mà giáo dục phổ thông để lại. Suốt 12 năm phổ thông công lập họ rất thiếu hụt tư duy phản biện, trao đổi và tranh luận học thuật, hoạt động vì cộng đồng, phối hợp làm việc nhóm, ... Sau này họ phải nỗ lực cá nhân mà gỡ lại những khiếm khuyết mà giáo dục phổ thông để lại.

Ở đây mình đang nói chương trình giáo dục của Vn (curriculum), chứ ko bàn đến chất lượng giảng dạy. Nếu chương trình này được dạy dỗ và tiếp thu tốt, thì ko thua kém gì các 'curiculum' trên thế giới (america, british, cambridge, IB, India, China...). Chính vì thế những bạn nào nghiêm túc học và tiếp nhận được lượng kiến thức này, hoàn toàn có thể theo học ĐH bất cứ đâu trên TG.

Vấn đề của VN là do chương trình phổ thông quá khó, quá nặng (đến mức không cần thiết), giáo viên đạt chuẩn ít & thiếu, lại thêm bệnh thành tích nữa tạo ra một nền giáo dục giả dối, phản khoa học. Vì để đánh giá khách quan thì rất ít học sinh đạt chuẩn của VN. Và cũng chính vì thế, những học sinh đạt chuẩn (thật sự chứ ko phải do đối phó, do thành tích) thì hoàn toàn có thể theo học bất cứ đâu trên TG.

Vấn đề nhức nhối hơn của VN trong giáo dục là ở giáo dục ĐH và trên ĐH. Phần này với mặt bằng chung thì lại kém xa thế giới. Về cả trang thiết bị và trình độ của giảng viên, kinh nghiệm thực tế, etc. Khiến cho đầu ra sau ĐH lại ko hiệu quả (đang nói mặt bằng chung, còn tất nhiên với hội sinh viên có khả năng, chủ động, thì học ở Vn hay ở đâu - trong cái thế giới phẳng + dễ dàng tiếp cận thông tin, kiến thức này - đều có thể giỏi cả).
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top