[Funland] Thảo luận về các cấp 1, 2, 3 quốc tế.

burjkhalifa

Xe hơi
Biển số
OF-811005
Ngày cấp bằng
17/4/22
Số km
182
Động cơ
8,414 Mã lực
Nơi ở
Abu Dhabi
Mình muốn mở thớt này để thảo luận về trường quốc tế, tại sao lại chọn học trường quốc tế, quan điểm và và những ngộ nhận liên quan. Nếu có các ông bố, bà mẹ nào cho con học trường quốc tế trong & ngoài nước vào chia sẻ quan điểm thì tuyệt.

Thứ nhất, trường quốc tế là nơi để nhiều các bạn nhỏ có bố mẹ làm các nhiệm vụ quốc tế tại Việt Nam, con cái các chuyên gia (được cho là cao cấp) nước ngoài tại Việt Nam theo học. Và tiếp theo là một số gia đình tại Việt Nam cũng cho con theo học. Thực tế các gia đình ở VN ngày càng có điều kiện, nên số học sinh VN theo học các trường quốc tế ngày càng nhiều. Chủ yếu là ở HN và HCM.

Thứ hai, đa số những người cho con theo học trường quốc tế (cả Tây lẫn Việt Nam) họ không theo đuổi những nhu cầu, những mong muốn con mình phải giỏi, phải xuất chúng hay thu nạp kiến thức phổ thông uyên thâm - mà đơn giản để chúng nó học & thu nhận kiến thức từ từ, tự nhiên, nhẹ nhàng, vui chơi + thể thao, có một tuổi thơ thoải mái. Chính vì thế, so sánh kiến thức giữa trường quốc tế & trường tuyển của VN là không liên quan. Vì các mục đích và định hướng khác nhau. Hay là bảo học trường quốc tế học phí cả tỷ thì phải nhiều kiến thức, phải giỏi (kiến thức phổ thông) hơn trường khác... cũng không đúng. Đơn giản là không so sánh được.

Thứ ba, có thể một số gia đình chưa hiểu rõ bản chất (số ít thôi) và vẫn tin rằng cho vào học quốc tế thì (tự động) sẽ giỏi, hay sẽ dễ dàng hơn khi đi du học, học ĐH ở nước ngoài sẽ giỏi hơn, tốt hơn, cách nghĩ Tây hơn, dễ hoà nhập quốc tế, vv. Điều này là không đúng và thậm chí rất sai lầm. Việc học & tiếp nhận kiến thức là cả đời, cả hành trình dài, không chỉ mấy năm cấp 3, rồi ĐH, kể cả tiến sỹ xong. Những ai tiếp tục hành trình 'học hỏi, khám phá' không ngừng sau khi rời trường ĐH mới là những người thành công & hạnh phúc, có ích cho XH.

Thứ tư, vậy trường quốc tế liệu có hơn gì không? Tại sao bọn Tây vẫn cho con học? Và nhiều nhà giàu, có điều kiện vẫn cho học? Thực ra trường quốc tế đơn giản chỉ có một mục tiêu là giúp trẻ con thu nạp kiến thức vừa đủ, giúp những kỹ năng sống, dạy cách làm người tốt, biết chia sẻ, sống văn minh & có trách nhiệm với XH, với cộng đồng. Yêu thể thao, có một cơ thể khoẻ mạnh, nếu được thì hãy cứ làm những điều mình thích, phát triển & khám phá thế mạnh của bản thân. Nên ở trường quốc tế, mỗi đứa trẻ là một khác, có đứa giỏi cái này, có đứa giỏi cái kia, có đứa không giỏi gì cả, rất đa dạng và tôn trọng sự khác biệt. Chứ ko phải ai ai cũng phải giỏi Toán, tiếng Anh, Văn học.

Thứ năm, học trường quốc tế thì sẽ chỉ đảm bảo rằng sau này muốn học tiếp ĐH thì sẽ dễ tiếp cận hơn với TG, và cũng chỉ ở mức như bọn trẻ con trên toàn thế giới (nghĩa là có đủ kiến thức để vào các trường ĐH phổ biến, chung chung trên TG). Còn muốn vào trường DH tốt ở nước ngoài thì vẫn phải phấn đấu, cày cuốc & nỗ lực, quyết tâm lớn mới được. Bọn trẻ ở nước ngoài cũng vậy, học hành bình thường thì vào trường thường, muốn vào trường tốt thì phải phấn đấu, cũng phải chọn trường cấp 1,2,3 tốt ở nơi mình sống, cũng cày cuốc, bổ sung kiến thức & chuẩn bị rất nhiều mới được. Tóm lại, ở cấp nào, tuổi nào... thì đều phải chăm chỉ, quyết tâm, chịu khó nỗ lực mới tốt được.

Thứ sáu, có nên cho con học trường Quốc tế hay không? Câu hỏi này phải là tuỳ hoàn cảnh, quan điểm & mục tiêu và tuỳ vào tố chất của từng bạn trẻ. Phải nói rằng kiến thức ba cấp 1,2,3 theo chương trình GD của VN (chưa cần trường chuyên, lớp chọn gì), nếu học hành nghiêm túc & thu nạp đủ kiến thức 3 cấp của Việt Nam + ngoại ngữ đủ chuẩn - thì dư sức để đăng ký vào hầu hết các trường và theo học tốt các trường ĐH ở nước ngoài, cho dù là Mỹ, Âu, Úc, NZ, Nhật, Hàn, TQ... Phải khẳng định kiến thức phổ thông của chương trình giáo dục VN rất tốt, rất chuẩn (vì rất nặng, nặng quá mức cần thiết). Cái thiếu của GD VN là các kỹ năng sống, làm người, cởi mở, hoà đồng, tự tin & văn minh, có trách nhiệm với bản thân & tập thể, XH. Những cái này thì nếu bố mẹ bổ sung thêm, và bản thân các bạn nhỏ có ý thức & tự trang bị được thì sau cấp ba vươn ra thế giới không khác gì các bạn trường quốc tế, thậm chí còn tốt hơn nhiều.

Cuối cùng, nhiều ông bố bà mẹ Việt Nam vẫn hiểu bản chất như trên - nhưng nhiều người không đủ tự tin (và kiến thức) con mình thoát khỏi cái guồng quay của học hành, thi đua của bọn nhỏ. (Đây đang nói những người đủ điều kiện kinh tế). Và vẫn ép chúng nó học quá mức, mặc dù điều kiện hoàn toàn có thể giải phóng bớt áp lực cho con, cho con được chơi, được là chính bản thân nó. Và hay nhìn nhận kiểu 'học trường quốc tế có được bao nhiêu kiến thức đâu, so với bọn trẻ học trong nước thì kém xa, thế này thì sau này làm sao mà theo kịp ở cấp ĐH'. Thực tế thì cho thấy cả hai con đường (quốc tế hay VN nghiêm túc) đều có thể đạt mục đích cuối là vào ĐH tốt cả, và cả hai đều có thể đảm bảo sẽ học tốt ở cấp ĐH và sau này. Cái khác là học trường quốc tế thì bọn trẻ được chơi nhiều hơn, ít sợ học hơn. Thế thôi.
 

ocean1

Xe tăng
Biển số
OF-727961
Ngày cấp bằng
5/5/20
Số km
1,880
Động cơ
94,784 Mã lực
Tuỳ theo quan niệm, học lực của đứa trẻ và kinh tế của gia đình mà lựa chọn cho phù hợp. Đơn giản vậy thôi.
 

MAY HƠN KHÔN60

Xe buýt
Biển số
OF-746846
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
989
Động cơ
68,656 Mã lực
Nơi ở
HBT-HN
Đứng trên phương diện quốc gia; Giáo dục cần đa dạng hoá để có nhiều lựa chọn cho nhân dân, cho các tầng lớp...và sau này có nhiều sản phẩm cho đất nước;
Học trường quốc tế hay học trường phổ thông thường - thực ra là tuỳ theo khả năng và nhu cầu của mọi người
Không có số liệu nào cho thấy học QT sau này hơn học trường thường, không phải học ở HCM hay HN là hơn các tỉnh lẻ;
Việc học hành để thành tài theo em là phụ thuộc vào tiềm năng vốn có của các học sinh và điều kiện làm việc sau này là chính; Cơ hội dành cho mọi người gần như là mở;
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Không đủ tiền cho con học trường quốc tế, cũng ko dám bàn người giàu họ nghĩ gì. Nhưng cứ đặt gạch hóng phát.
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
5,767
Động cơ
250,644 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Mình muốn mở thớt này để thảo luận về trường quốc tế, tại sao lại chọn học trường quốc tế, quan điểm và và những ngộ nhận liên quan. Nếu có các ông bố, bà mẹ nào cho con học trường quốc tế trong & ngoài nước vào chia sẻ quan điểm thì tuyệt.

Thứ nhất, trường quốc tế là nơi để nhiều các bạn nhỏ có bố mẹ làm các nhiệm vụ quốc tế tại Việt Nam, con cái các chuyên gia (được cho là cao cấp) nước ngoài tại Việt Nam theo học. Và tiếp theo là một số gia đình tại Việt Nam cũng cho con theo học. Thực tế các gia đình ở VN ngày càng có điều kiện, nên số học sinh VN theo học các trường quốc tế ngày càng nhiều. Chủ yếu là ở HN và HCM.

Thứ hai, đa số những người cho con theo học trường quốc tế (cả Tây lẫn Việt Nam) họ không theo đuổi những nhu cầu, những mong muốn con mình phải giỏi, phải xuất chúng hay thu nạp kiến thức phổ thông uyên thâm - mà đơn giản để chúng nó học & thu nhận kiến thức từ từ, tự nhiên, nhẹ nhàng, vui chơi + thể thao, có một tuổi thơ thoải mái. Chính vì thế, so sánh kiến thức giữa trường quốc tế & trường tuyển của VN là không liên quan. Vì các mục đích và định hướng khác nhau. Hay là bảo học trường quốc tế học phí cả tỷ thì phải nhiều kiến thức, phải giỏi (kiến thức phổ thông) hơn trường khác... cũng không đúng. Đơn giản là không so sánh được.

Thứ ba, có thể một số gia đình chưa hiểu rõ bản chất (số ít thôi) và vẫn tin rằng cho vào học quốc tế thì (tự động) sẽ giỏi, hay sẽ dễ dàng hơn khi đi du học, học ĐH ở nước ngoài sẽ giỏi hơn, tốt hơn, cách nghĩ Tây hơn, dễ hoà nhập quốc tế, vv. Điều này là không đúng và thậm chí rất sai lầm. Việc học & tiếp nhận kiến thức là cả đời, cả hành trình dài, không chỉ mấy năm cấp 3, rồi ĐH, kể cả tiến sỹ xong. Những ai tiếp tục hành trình 'học hỏi, khám phá' không ngừng sau khi rời trường ĐH mới là những người thành công & hạnh phúc, có ích cho XH.

Thứ tư, vậy trường quốc tế liệu có hơn gì không? Tại sao bọn Tây vẫn cho con học? Và nhiều nhà giàu, có điều kiện vẫn cho học? Thực ra trường quốc tế đơn giản chỉ có một mục tiêu là giúp trẻ con thu nạp kiến thức vừa đủ, giúp những kỹ năng sống, dạy cách làm người tốt, biết chia sẻ, sống văn minh & có trách nhiệm với XH, với cộng đồng. Yêu thể thao, có một cơ thể khoẻ mạnh, nếu được thì hãy cứ làm những điều mình thích, phát triển & khám phá thế mạnh của bản thân. Nên ở trường quốc tế, mỗi đứa trẻ là một khác, có đứa giỏi cái này, có đứa giỏi cái kia, có đứa không giỏi gì cả, rất đa dạng và tôn trọng sự khác biệt. Chứ ko phải ai ai cũng phải giỏi Toán, tiếng Anh, Văn học.

Thứ năm, học trường quốc tế thì sẽ chỉ đảm bảo rằng sau này muốn học tiếp ĐH thì sẽ dễ tiếp cận hơn với TG, và cũng chỉ ở mức như bọn trẻ con trên toàn thế giới (nghĩa là có đủ kiến thức để vào các trường ĐH phổ biến, chung chung trên TG). Còn muốn vào trường DH tốt ở nước ngoài thì vẫn phải phấn đấu, cày cuốc & nỗ lực, quyết tâm lớn mới được. Bọn trẻ ở nước ngoài cũng vậy, học hành bình thường thì vào trường thường, muốn vào trường tốt thì phải phấn đấu, cũng phải chọn trường cấp 1,2,3 tốt ở nơi mình sống, cũng cày cuốc, bổ sung kiến thức & chuẩn bị rất nhiều mới được. Tóm lại, ở cấp nào, tuổi nào... thì đều phải chăm chỉ, quyết tâm, chịu khó nỗ lực mới tốt được.

Thứ sáu, có nên cho con học trường Quốc tế hay không? Câu hỏi này phải là tuỳ hoàn cảnh, quan điểm & mục tiêu và tuỳ vào tố chất của từng bạn trẻ. Phải nói rằng kiến thức ba cấp 1,2,3 theo chương trình GD của VN (chưa cần trường chuyên, lớp chọn gì), nếu học hành nghiêm túc & thu nạp đủ kiến thức 3 cấp của Việt Nam + ngoại ngữ đủ chuẩn - thì dư sức để đăng ký vào hầu hết các trường và theo học tốt các trường ĐH ở nước ngoài, cho dù là Mỹ, Âu, Úc, NZ, Nhật, Hàn, TQ... Phải khẳng định kiến thức phổ thông của chương trình giáo dục VN rất tốt, rất chuẩn (vì rất nặng, nặng quá mức cần thiết). Cái thiếu của GD VN là các kỹ năng sống, làm người, cởi mở, hoà đồng, tự tin & văn minh, có trách nhiệm với bản thân & tập thể, XH. Những cái này thì nếu bố mẹ bổ sung thêm, và bản thân các bạn nhỏ có ý thức & tự trang bị được thì sau cấp ba vươn ra thế giới không khác gì các bạn trường quốc tế, thậm chí còn tốt hơn nhiều.

Cuối cùng, nhiều ông bố bà mẹ Việt Nam vẫn hiểu bản chất như trên - nhưng nhiều người không đủ tự tin (và kiến thức) con mình thoát khỏi cái guồng quay của học hành, thi đua của bọn nhỏ. (Đây đang nói những người đủ điều kiện kinh tế). Và vẫn ép chúng nó học quá mức, mặc dù điều kiện hoàn toàn có thể giải phóng bớt áp lực cho con, cho con được chơi, được là chính bản thân nó. Và hay nhìn nhận kiểu 'học trường quốc tế có được bao nhiêu kiến thức đâu, so với bọn trẻ học trong nước thì kém xa, thế này thì sau này làm sao mà theo kịp ở cấp ĐH'. Thực tế thì cho thấy cả hai con đường (quốc tế hay VN nghiêm túc) đều có thể đạt mục đích cuối là vào ĐH tốt cả, và cả hai đều có thể đảm bảo sẽ học tốt ở cấp ĐH và sau này. Cái khác là học trường quốc tế thì bọn trẻ được chơi nhiều hơn, ít sợ học hơn. Thế thôi.
Căn cứ vào đâu cụ đưa ra nội dung này; Họ không theo đuổi nhu cầu, k mong muốn con mình phải giỏi, k mong muốn uyên thâm, đưa con cái học vào đó để chơi.......?? :D
1653962799925.png
 

vinhnd.vdm

Xe máy
Biển số
OF-796972
Ngày cấp bằng
17/11/21
Số km
62
Động cơ
17,307 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
em vào xem thôi, chứ em ko có tiền cho học quốc tế
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,114
Động cơ
382,634 Mã lực
Phải khẳng định kiến thức phổ thông của chương trình giáo dục VN rất tốt, rất chuẩn (vì rất nặng, nặng quá mức cần thiết). Cái thiếu của GD VN là các kỹ năng sống, làm người, cởi mở, hoà đồng, tự tin & văn minh, có trách nhiệm với bản thân & tập thể, XH. Những cái này thì nếu bố mẹ bổ sung thêm, và bản thân các bạn nhỏ có ý thức & tự trang bị được thì sau cấp ba vươn ra thế giới không khác gì các bạn trường quốc tế, thậm chí còn tốt hơn nhiều.
Phải khẳng định luôn là "khẳng định" ở trên là sai, võ đoán, ngông cuồng.
"Phải khẳng định kiến thức phổ thông của chương trình giáo dục VN rất tốt, rất chuẩn (vì rất nặng, nặng quá mức cần thiết)."

Nhẹ nhàng đánh giá thì chương trình hơi mất cân đối, chắp vá, lan man. Điểm yếu nhất là thiên hướng "HỌC CHAY", học sinh học gạo, học thuộc SGK nhưng không hiểu, cũng không biết ứng dụng vào đâu. Lãng phí nhiều thời gian để luyện giải một số dạng bài tập mẫu.

Giáo viên cấp 1- cấp 2 trường công có thu nhập chính thức trung bình 5 triệu/tháng ở các tỉnh, và ngay ở huyện ngoại thành HN, HCM, chất lượng chỉ trung bình, không có động lực học tập suốt đời và cũng không có thời gian dành cho học sinh. Giáo viên dạy tiếng Anh ở trường công cấp 1 cấp 2 thì rất tệ.

Do học sinh trường công học vẹt SGK, nhưng bản chất là học nhưng không không hiểu, không biến được tri thức phổ thông của nhân loại thành của mình, cũng không áp dụng được, nên thực sự thì cũng chỉ ngang bằng hoặc kém hơn đám học sinh "chơi là chính" ở trường QT học theo những chương trình "nhẹ nhàng" hơn.
 

Dân Tổ

Xe container
Biển số
OF-91867
Ngày cấp bằng
17/4/11
Số km
5,851
Động cơ
443,595 Mã lực
Thôi xong, cụ thớt mở thớt này thì tranh luận lại không có hồi kết :D
 

Ben BMS

Xe buýt
Biển số
OF-341120
Ngày cấp bằng
2/11/14
Số km
869
Động cơ
283,805 Mã lực
Mấy trường đó không dành cho số đông: chủ yếu là con em người nước ngoài, và những gia đình Việt có thu nhập rất cao và họ đã có lộ trình cho con cái.
QT hịn thì đếm trên đầu ngón tay, HN chắc đc 3 trường.
 

burjkhalifa

Xe hơi
Biển số
OF-811005
Ngày cấp bằng
17/4/22
Số km
182
Động cơ
8,414 Mã lực
Nơi ở
Abu Dhabi
Căn cứ vào đâu cụ đưa ra nội dung này; Họ không theo đuổi nhu cầu, k mong muốn con mình phải giỏi, k mong muốn uyên thâm, đưa con cái học vào đó để chơi.......?? :D
View attachment 7151077
Căn cứ vào những người xung quanh mình thôi. Bạn bè mình đa số cho con học trường quốc tế, cả Tây lẫn ta, cả ở VN hay ở nước ngoài. Hội bạn Tây ở Việt Nam đa số chúng nó không quan tâm & không có cái sức ép, và cũng ko biết cái sức ép con mình phải giỏi, hay có cái hội trẻ con khác rất giỏi ở xung quanh. Thêm nữa nếu hội bạn Tây ở VN chúng nó cũng ko có lựa chọn nào khác ngoài trường quốc tế.

Bạn bè Việt ở VN đa số cho học trường Tây hầu như ai cũng có mục đích như trên. Còn ở VN, bạn mình ai muốn con mình giỏi thì cho học trường ta, và chăm sóc, chuẩn bị rất là sớm, rất là sâu sát. Với các gia đình Việt ở nước ngoài, bố mẹ nào muốn con giỏi, sau này lớn lên phải vào Elite, Ivy Colleages đều phải chuẩn bị như thế cả (kiểu chọn trường cấp 1,2,3 phải tốt, phải là trường top của bang, của vùng nơi mình sống, và muốn vào dc đó thì đương nhiên rồi cũng phải học nâng cao, phải chuẩn bị các hoạt động xã hội, thể thao, phải gọi là cày như trâu, ko khác gì bọn trẻ trường chuyên lớp chọn ở VN đâu, thạm chí còn vất vả hơn nhiều).

Hay nhìn cách tiếp cận ở một đất nước mà 90% dân số là Expats, nơi các trường học đa số là trường quốc tế. Có những gia đình Việt Nam cho con sang học từ lúc 2-3 tuổi, 100% là vì muốn con hoà nhập quốc tế, ko phải vì giỏi, vì sau này vào trường đh tốt. Nhà nào muốn con vào ĐH tốt, lại phải cày, phải học thêm, phải ôn luyệ & chuẩn bị.

Ở đó, các ông bố bà mẹ, gia đình Nhật, Hàn, TQ cũng vậy. Nhà nào mà họ trọng vào việc học & sau này thì họ phải tìm cách tự chuẩn bị thêm cho con. Nhiều ông bố bà mẹ Ấn thì cho vào hệ thống trường học Ấn để đc học nhiều hơn. Đa số họ rất rõ trường QT cung cấp, trang bị được gì và cần bổ sung thêm gì.

Còn mình chưa thấy một ai (xunh quanh mình, cả Tây lẫn Việt) nghĩ rằng hay tin rằng cho vào trường quốc tế để giỏi, để có nhiều kiến thức, để có thể vào các trường ĐH top trên TG. etc. Còn các ông bố bà mẹ nà, hay các bạn nhỏ nào muốn vào trường top - thì đều phải chuẩn bị từ rất sớm, cày cuốc cật lực. Cho dù học hành ở trường quốc tế hay trường thường, ở VN hay ở nước ngoài.
 

burjkhalifa

Xe hơi
Biển số
OF-811005
Ngày cấp bằng
17/4/22
Số km
182
Động cơ
8,414 Mã lực
Nơi ở
Abu Dhabi
Phải khẳng định luôn là "khẳng định" ở trên là sai, võ đoán, ngông cuồng.
"Phải khẳng định kiến thức phổ thông của chương trình giáo dục VN rất tốt, rất chuẩn (vì rất nặng, nặng quá mức cần thiết)."

Nhẹ nhàng đánh giá thì chương trình hơi mất cân đối, chắp vá, lan man. Điểm yếu nhất là thiên hướng "HỌC CHAY", học sinh học gạo, học thuộc SGK nhưng không hiểu, cũng không biết ứng dụng vào đâu. Lãng phí nhiều thời gian để luyện giải một số dạng bài tập mẫu.

Giáo viên cấp 1- cấp 2 trường công có thu nhập chính thức trung bình 5 triệu/tháng ở các tỉnh, và ngay ở huyện ngoại thành HN, HCM, chất lượng chỉ trung bình, không có động lực học tập suốt đời và cũng không có thời gian dành cho học sinh. Giáo viên dạy tiếng Anh ở trường công cấp 1 cấp 2 thì rất tệ.

Do học sinh trường công học vẹt SGK, nhưng bản chất là học nhưng không không hiểu, không biến được tri thức phổ thông của nhân loại thành của mình, cũng không áp dụng được, nên thực sự thì cũng chỉ ngang bằng hoặc kém hơn đám học sinh "chơi là chính" ở trường QT học theo những chương trình "nhẹ nhàng" hơn.
Ở đây mình đang nói chương trình giáo dục của Vn (curriculum), chứ ko bàn đến chất lượng giảng dạy. Nếu chương trình này được dạy dỗ và tiếp thu tốt, thì ko thua kém gì các 'curiculum' trên thế giới (america, british, cambridge, IB, India, China...). Chính vì thế những bạn nào nghiêm túc học và tiếp nhận được lượng kiến thức này, hoàn toàn có thể theo học ĐH bất cứ đâu trên TG.

Vấn đề của VN là do chương trình phổ thông quá khó, quá nặng (đến mức không cần thiết), giáo viên đạt chuẩn ít & thiếu, lại thêm bệnh thành tích nữa tạo ra một nền giáo dục giả dối, phản khoa học. Vì để đánh giá khách quan thì rất ít học sinh đạt chuẩn của VN. Và cũng chính vì thế, những học sinh đạt chuẩn (thật sự chứ ko phải do đối phó, do thành tích) thì hoàn toàn có thể theo học bất cứ đâu trên TG.

Vấn đề nhức nhối hơn của VN trong giáo dục là ở giáo dục ĐH và trên ĐH. Phần này với mặt bằng chung thì lại kém xa thế giới. Về cả trang thiết bị và trình độ của giảng viên, kinh nghiệm thực tế, etc. Khiến cho đầu ra sau ĐH lại ko hiệu quả (đang nói mặt bằng chung, còn tất nhiên với hội sinh viên có khả năng, chủ động, thì học ở Vn hay ở đâu - trong cái thế giới phẳng + dễ dàng tiếp cận thông tin, kiến thức này - đều có thể giỏi cả).
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top