[Thảo luận] Airblade thiếu an toàn ?

gameover1107

Xe tăng
Biển số
OF-9679
Ngày cấp bằng
16/9/07
Số km
1,635
Động cơ
550,960 Mã lực
chồng em đấy!
em mới cưới đấy, hoàn toàn mãn nguyện!

Lúc nào em cũng kéo cả 2 phanh liền 1 lúc :)
cực an toàn mà phanh k hề giật tẹo nào
Honda đc cái phanh rất an toàn, e thấy thế
nhầm
e đi con wave 110 cái phanh tay nó xa tít mù tắp -- ngón út k với tới dc - thế mà bọn honda nó bảo lúc bóp phanh fải chơi cả 4 ngón :77:
bóp phanh thì cứng k nhạy như YA --
 

Chi Chi

Xe điện
Biển số
OF-22545
Ngày cấp bằng
16/10/08
Số km
3,647
Động cơ
529,528 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
nơi có Biển và Anh :x...................
nhầm
e đi con wave 110 cái phanh tay nó xa tít mù tắp -- ngón út k với tới dc - thế mà bọn honda nó bảo lúc bóp phanh fải chơi cả 4 ngón :77:
bóp phanh thì cứng k nhạy như YA --
Nhầm thía nào?
Xe của em đi mà lại nhầm? :77:
Quả Wave RS của em đi gần 4 năm nay, phanh chẳng giống như a tả tẹo nào :)
nói chung là e thấy các cụ cứ chửi xe Honda lởm nhưng mà e thấy quả Wave alpha đời đầu của nó thì bền chả có xe nào đuổi kịp cả! :)

Đấy là mợ cảm thấy thế thôi, AB thì nó có hệ thống combi brake - chỉ cần phanh phanh sau sẽ tự động bóp phanh trước.

Tuy nhiên em đi nhiều hãng xe rồi, em thấy phanh trước (phanh đĩa) của Honda là lởm nhất, phanh quá cứng, khó điều khiển.
vầng, thì nó cũng khá mới, đợi khi nào nó cũ e confirm sau ạ :D
Lần sau chỉ cần bóp phanh sau thôi nhá, mí lại đi chậm chậm thôi, phóng nhanh thì thằng đằng sau đuổi kịp thế nào được :ohmy:
ơ sao hnay mợ cứ ám em thế nhở (y)
 

hoangyenF430

Xe tăng
Biển số
OF-32904
Ngày cấp bằng
3/4/09
Số km
1,519
Động cơ
492,990 Mã lực
Nơi ở
ở trên giường
xe đổ do người lái nữa . 4B còn đổ huống chi 2B :21::21::21:
 

Pilot4W

Xe buýt
Biển số
OF-18318
Ngày cấp bằng
7/7/08
Số km
643
Động cơ
511,114 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
313 Giảng Võ - Hà Nội
Website
www.facebook.com
Nói thật với các cụ, em mới ty toe chạy AB Vịt được 1 tuần nay thấy độ an toàn cũng kha khá. Có thể một vài điểm nhỏ có người không để ý:

Chuyển động của xe ga (AB) và xe số có khác nhau

Bộ chuyền động đai chữ V ở xe ga dùng rất nhiều ứng dụng ly tâm: côn văng, bàn ép đai chữ V trước sau do đòn bẩy ly tâm... Do bộ chuyền động văng có quán tính quay lớn hơn so với bộ nhông xích thông thường, nên khi đang chạy trả ga về để giảm tốc độ máy ghìm chuyển động trễ hơn so với xe có số.

Điểm này đòi hỏi người lái phải xử lý tốc độ chạy xe sớm hơn so với chạy xe số và sau khi trả ga về máy bắt đầu ghìm chuyển động của xe mới nên phanh gấp. Nếu không, phanh ngay là xoè. Với AB đường kính bánh xe lớn hơn so với Lead, Spacy, Atila... nên xe "trôi" hơn khi trả về ga. Cần chú ý điểm này.

Cái bộ phanh tiếng tây là Combi-Brakes

Thực sự không phải giống như cái cần kéo sợi dây phanh 3 chạc thông thường. Khi bóp phanh tay bên trái đến đúng tầm ăn của phanh sau (bất kể tay phanh đặt nông sâu thế nào) thì phanh trước mới ăn theo. Giữ nguyên tay bóp phanh trong vòng 5-7 giây sau thì phanh trước từ từ nhả ra.

Các cụ có thể kiểm nghiệm khi dựng chống đứng xe lên 1 tay bóp phanh trái 1 tay quay thử bánh trước sẽ thấy ngay và luôn. Thế nên nói để phanh trái sâu quá dễ bó phanh bánh trước là không đúng so với thực tế.

Về bố trí trọng tâm xe

do vị trí tương đối giữa người ngồi, vị trí máy so với trục trước, trục sau xe AB khá hợp lý (gần đúng giữa chiều dài cơ sở của xe) khiến sự chuyển hướng lái được nhẹ nhàng, linh hoạt.

Và 1 chuyện nhỏ như con thỏ nữa là áp suất bơm lốp.

Nếu quá căng, lốp trước nảy, xóc, bám đường kém do diện tích tiếp xúc mặt đường nhỏ -> phanh dễ trượt; lốp sau căng cũng xóc (đương nhiên) và quan trọng là xe đề-pa bị ỳ hơn, tuy nhiên chạy nhanh cũng tít hơn.

Nếu bơm non quá, êm nhưng vưỡn dễ trượt khi phanh do áp lực tiếp xúc mặt đường kém; lốp sau mềm quá máy chạy "gào" hơn vào xóc dễ lắc đuôi.

Chủ quan em thấy lốp đủ hơi là khi chạm đường 2 phần bản lốp và mỗi 1 phần vênh khỏi mặt đường chia đều cho 2 bên. Còn đo bằng đồng hồ, 3-4 cái thì mỗi cái báo 1 chỉ số áp suất lốp khác nhau, chẳng biết đường nào mà lần.

Tạm thế đã, goi là hầu chuyện các cụ đang cưỡi AB cùng chém gió :21:

(b)
 

VX_180

Xe buýt
Biển số
OF-58751
Ngày cấp bằng
13/9/09
Số km
801
Động cơ
469,531 Mã lực
Nơi ở
Nơi có sự bình yên .........
chả hiểu các cụ chạy xe thế nào ,em chạy xe AB đánh võng thoải mái mà chẳng đổ ,em ủng hộ các bác đi Hon Da mỗi tội Hon Da hơi chuối, mợ chi chi nhể :)):)):))
 

Chi Chi

Xe điện
Biển số
OF-22545
Ngày cấp bằng
16/10/08
Số km
3,647
Động cơ
529,528 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
nơi có Biển và Anh :x...................
chả hiểu các cụ chạy xe thế nào ,em chạy xe AB đánh võng thoải mái mà chẳng đổ ,em ủng hộ các bác đi Hon Da mỗi tội Hon Da hơi chuối, mợ chi chi nhể :)):)):))
công nhận chuối! :D
à, em đổ xe 1 lần rồi :))
dắt ra khỏi cửa bị mất đà, ngã dúi dụi :D
còn đi xe thì trộm vía............... :D
 

rgvmen

Xe container
Biển số
OF-310
Ngày cấp bằng
14/6/06
Số km
6,216
Động cơ
640,957 Mã lực
Phân tích cũng chỉ là phân tích, khi nào ngã biết liền :21:
 

mr.pop

Xe hơi
Biển số
OF-22529
Ngày cấp bằng
16/10/08
Số km
168
Động cơ
496,580 Mã lực
Giờ bít đi xe nào:102:...Honda việt thì chặt chém người tiêu dùng...Thôi thì ủng hộ Honda thái vậy...
 

encyburberry

Xe container
Biển số
OF-9088
Ngày cấp bằng
31/8/07
Số km
5,141
Động cơ
587,497 Mã lực
Nơi ở
trái đất
Ngày trước em đi Click cũng toàn xòe, nhưng là khi vào cua, còn đi bt vẫn ko sao, chả hiểu tại sao nữa :102:
Nhầm thía nào?
Xe của em đi mà lại nhầm? :77:
Quả Wave RS của em đi gần 4 năm nay, phanh chẳng giống như a tả tẹo nào :)
nói chung là e thấy các cụ cứ chửi xe Honda lởm nhưng mà e thấy quả Wave alpha đời đầu của nó thì bền chả có xe nào đuổi kịp cả! :)
</p>Cái này chuẩn, trên hồ wave alpha vẫn đua đều đều, sau đến ZX đẹp hơn (b)
 

repsol

Xe container
Biển số
OF-23089
Ngày cấp bằng
28/10/08
Số km
6,227
Động cơ
555,240 Mã lực
Nơi ở
Bụi chuối
Ngày trước em đi Click cũng toàn xòe, nhưng là khi vào cua, còn đi bt vẫn ko sao, chả hiểu tại sao nữa :102: </p>Cái này chuẩn, trên hồ wave alpha vẫn đua đều đều, sau đến ZX đẹp hơn (b)
Cơ bản là cái máy,nhiều khi ruột alpha nhưng vỏ ZX:102:
Hnay chán ô tô rồi sang xe máy chém à:21:
 

LoideGinji

Xe điện
Biển số
OF-26421
Ngày cấp bằng
26/12/08
Số km
3,026
Động cơ
518,080 Mã lực
Nói thật với các cụ, em mới ty toe chạy AB Vịt được 1 tuần nay thấy độ an toàn cũng kha khá. Có thể một vài điểm nhỏ có người không để ý:

Chuyển động của xe ga (AB) và xe số có khác nhau

Bộ chuyền động đai chữ V ở xe ga dùng rất nhiều ứng dụng ly tâm: côn văng, bàn ép đai chữ V trước sau do đòn bẩy ly tâm... Do bộ chuyền động văng có quán tính quay lớn hơn so với bộ nhông xích thông thường, nên khi đang chạy trả ga về để giảm tốc độ máy ghìm chuyển động trễ hơn so với xe có số.

Điểm này đòi hỏi người lái phải xử lý tốc độ chạy xe sớm hơn so với chạy xe số và sau khi trả ga về máy bắt đầu ghìm chuyển động của xe mới nên phanh gấp. Nếu không, phanh ngay là xoè. Với AB đường kính bánh xe lớn hơn so với Lead, Spacy, Atila... nên xe "trôi" hơn khi trả về ga. Cần chú ý điểm này.

Cái bộ phanh tiếng tây là Combi-Brakes

Thực sự không phải giống như cái cần kéo sợi dây phanh 3 chạc thông thường. Khi bóp phanh tay bên trái đến đúng tầm ăn của phanh sau (bất kể tay phanh đặt nông sâu thế nào) thì phanh trước mới ăn theo. Giữ nguyên tay bóp phanh trong vòng 5-7 giây sau thì phanh trước từ từ nhả ra.

Các cụ có thể kiểm nghiệm khi dựng chống đứng xe lên 1 tay bóp phanh trái 1 tay quay thử bánh trước sẽ thấy ngay và luôn. Thế nên nói để phanh trái sâu quá dễ bó phanh bánh trước là không đúng so với thực tế.

Về bố trí trọng tâm xe

do vị trí tương đối giữa người ngồi, vị trí máy so với trục trước, trục sau xe AB khá hợp lý (gần đúng giữa chiều dài cơ sở của xe) khiến sự chuyển hướng lái được nhẹ nhàng, linh hoạt.

Và 1 chuyện nhỏ như con thỏ nữa là áp suất bơm lốp.

Nếu quá căng, lốp trước nảy, xóc, bám đường kém do diện tích tiếp xúc mặt đường nhỏ -> phanh dễ trượt; lốp sau căng cũng xóc (đương nhiên) và quan trọng là xe đề-pa bị ỳ hơn, tuy nhiên chạy nhanh cũng tít hơn.

Nếu bơm non quá, êm nhưng vưỡn dễ trượt khi phanh do áp lực tiếp xúc mặt đường kém; lốp sau mềm quá máy chạy "gào" hơn vào xóc dễ lắc đuôi.

Chủ quan em thấy lốp đủ hơi là khi chạm đường 2 phần bản lốp và mỗi 1 phần vênh khỏi mặt đường chia đều cho 2 bên. Còn đo bằng đồng hồ, 3-4 cái thì mỗi cái báo 1 chỉ số áp suất lốp khác nhau, chẳng biết đường nào mà lần.

Tạm thế đã, goi là hầu chuyện các cụ đang cưỡi AB cùng chém gió :21:

(b)
CỤ này nói chuẩn này, khi vào cua tầm 60-70km/h, em toàn làm y như cụ ý nói (ko ai dạy em và em cũng chửa có bằng lái)

Quan trọng khi vào cua là phải có cảm giác chuẩn, tỉnh táo và phán đoán tình huống tốt. Nhiều khi mới ngủ dậy lấy xe đi học, em toàn đá lửa mấy phát:)):)):))
 

nsh

Xe tăng
Biển số
OF-41527
Ngày cấp bằng
25/7/09
Số km
1,595
Động cơ
502,603 Mã lực
Vụ phanh Combi-BrakeS của AirBlade này hình như cũng có thớt nói đến rồi các bác ạ. bản chất của CBS là khi người lái bóp phanh sau thì đồng thời nó có 1 cáp nối sang phanh trước và kéo cả phanh trước phanh theo.lúc đầu mới mua xe thì hệ thống này rất an toàn,khi phanh xe dừng lại rất nhanh.nhưng sau 1 thời gian sử dụng thì phanh sau(phanh cơ-tang trống)mòn nhanh hơn phanh trước(phanh đĩa) làm cho độ "sâu" của tay phanh sau tăng lên đáng kể so với phanh trước,vì thế khi người lái bóp phanh sau đạt đến độ "ăn" thì phanh trước đã bị phanh sau kéo rất "ăn" rồi,và vì là phanh đĩa nên phanh trước sẽ dừng lại đột ngột gây mất lái cho người điều khiển xe.
Theo em nghĩ thì cái hệ thống này ko nguy hiểm mà còn rất tốt an toàn nữa.nhưng trong quá trình sử dụng xe các bác nên thường xuyên để í đến độ nông ,sâu của tay phanh sau mà căn chỉnh lại cho phù hợp với phanh trước ợ.
Đây là vị trí chỉnh độ nông sâu cho phanh sau ạ.

(hình xe này em lấy bên biker,tại tối rồi ngại chạy đi chụp ảnh xe nhà lắm ạ:21:)

Đây là 1 bài viết về CBS mà em tìm được trên mạng ạ:
Hệ thống phanh(thằng) kết hợp (Combi Brake)

Hệ thống phanh kết hợp phân bổ lực phanh giữa bánh trước và bánh sau mà chỉ cần dùng phanh trái. Hệ thống này giúp cả người mới lái xe và người đã có kinh nghiệm có thể sử dụng rất dễ dàng và cực kỳ yên tâm với khả năng kiểm soát của phanh. (Lưu ý: Combi Brake là hệ thống tăng khả năng kiểm soát phanh nhưng thông thường khách hàng nên sử dụng cả cần phanh trái và phải một cách hợp lý.) Cơ chế hoạt động của phanh (thắng) kết hợp Khi cần phanh trái (1) hoạt động sẽ tạo lực lên phanh sau (2) và kết hợp dây truyền lực (3), truyền đến phanh trước thông qua chốt hãm và kích hoạt pít-tông (4) hoạt động. Quá trình này phân chia lực phanh thích hợp cho bánh trước và sau.

Mịe,ghét Honda thế mà lại cứ viết bài bênh nó mới đểu chứ nị:))
Các bác vuốt em thật lực nha!:21:.Hi vọng sau khi đọc xong bài này thì các mợ cũng có thể tự chỉnh được để an toàn khi tham gia giao thông ạ!
Cám ơn bác đã cung cấp thông tin cho anh em. Bác cho em hỏi "khí không phải" cái chữ ký của bác sao lại nhắc đến tên em vậy :^). Em đắc tội ji với bác àh
 

Chi Chi

Xe điện
Biển số
OF-22545
Ngày cấp bằng
16/10/08
Số km
3,647
Động cơ
529,528 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
nơi có Biển và Anh :x...................
Cứ có thói quen bóp cả 2 phanh cùng 1 lúc thì chẳng có chuyện giật với ngã với trượt :)
 

Pilot4W

Xe buýt
Biển số
OF-18318
Ngày cấp bằng
7/7/08
Số km
643
Động cơ
511,114 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
313 Giảng Võ - Hà Nội
Website
www.facebook.com
:'(em đi ab , ngã 1 phát rồi , nếu bác nào muốn ngã giống e thì phanh trước 1 phát nhé , đường hôm đó lại dính tí cát
úi... thế thì cụ nên mượn đâu con Bonus ý, chỉ cần chạy 1 tuần thôi là tay có cảm giác phanh chuẩn ngay. Cái xe đó, chỉ cần nhỡ tay phanh cái thôi là quay cu đơ, mà hay lắm ngã lần nào là nhớ lần ấy không sao quên được :21:


Cứ có thói quen bóp cả 2 phanh cùng 1 lúc thì chẳng có chuyện giật với ngã với trượt :)
Mợ thử bóp tay bên trái trước rồi nháy khẽ tay bên phải mấy cái, an toàn cực - kể cả đang cua vòng không quá hẹp - phanh kiểu đấy xe nó dừng phê ra phết :)

À mà không nhớ mợ chạy AB Thái hay Vịt nhể? Mà dù Thái hay Vịt thì máy nó vẫn có cái tỷ số nén 11:1 nên chỉ có chạy được bằng xăng A95 thì tiếng máy nó nghe mới ngọt ngào được thôi. Mợ đang chạy xăng A mấy?
 

buloonggi

Xe điện
Biển số
OF-2115
Ngày cấp bằng
24/10/06
Số km
3,849
Động cơ
605,615 Mã lực
Nơi ở
chỗ các cụ vẫn gọi em đi nhậu ấy (b)
Mịe khỉ... mấy ông lái dầm đổ tại cờ him...
Đi không nên, xòe thì lại đổ tại xe... nhảm vãi linh hồn
 

dajkachu0t

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-34588
Ngày cấp bằng
4/5/09
Số km
61
Động cơ
475,500 Mã lực
em đi xw AB hơn 1 năm nay co thấy gì đâu. Vẫn đibinhf thường chỉ có cái tội có lẽ là em hay đi trên đường phạm văn đồng bẩn quá nên phanh bánh trước hay bị trượt thôi. Chứ làm gì co chuyện đang đi tự đổ.hi
 

silkroadsc

Xe máy
Biển số
OF-42784
Ngày cấp bằng
9/8/09
Số km
51
Động cơ
465,710 Mã lực
Nơi ở
Sông Công, Thái Nguyên
...Mà dù Thái hay Vịt thì máy nó vẫn có cái tỷ số nén 11:1 nên chỉ có chạy được bằng xăng A95 thì tiếng máy nó nghe mới ngọt ngào được thôi. Mợ đang chạy xăng A mấy?
Em hơi gà, bác cho em hỏi 1 tí chỗ này với, dùng A92 có ảnh hưởng gì đến máy không ạ? AB nhà em gấu đi , theo báo cáo lại thì toàn đổ A92 :102:
 

bubibubi84

Xe đạp
Biển số
OF-13459
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
49
Động cơ
518,890 Mã lực
Nơi ở
hoàng mai - hn
e chạy AB 2 năm nay rồi ko đổ phát nào luôn! Theo e nghĩ dùng phanh cũng phải có kỹ năng nhất định chứ ko phải cứ bóp là nó dừng lại. Phanh CBS của AB cũng khá an toàn. Vụ tai nạn ở trên e nghĩ là do mượn xe, ko quen xe và bóp nhầm phanh trước nên xe bị đổ. Phanh trước là phanh đĩa đi nhanh chậm thì cũng rất dễ đổ vì phanh khá là ăn, mà phụ nữ tay lái yếu rất dễ bị mất lái -> đổ xe.
Nếu ai đi AB e xin đóng góp kinh nghiệm của riêng e đó là nên tập phanh bằng phanh sau (phanh sau của AB mới có CBS và nó nằm phía bên trái của tay lái) thường thường với tốc độ chậm thì chỉ cần dùng phanh sau thôi, nhưng với trường hợp tốc độ nhanh ta cần kết hợp bóp mớm phanh trước nữa thì xe sẽ giảm tốc độ nhanh hơn (tránh bóp phanh trước chết cứng vì rất nguy hiểm). E xin hết! Chúc các bác lái xe an toàn
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top