Bá cáo các cụ...Em vừa tìm thêm được 1 số thành tựu về Khoa học công nghệ của Việt Nam, xin chia sẻ cùng cccm:
Việt Nam có nhiều thành tựu khoa học ngang tầm thế giới
Lĩnh vực khoa học công nghệ có nhiều đóng góp tới sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta, dưới đây là một số thành tựu tiêu biểu.
Khoa học công nghệ Việt Nam đã có nhiều thành tựu, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam có nhiều thành tựu và sản phẩm khoa học có vị trí xứng đáng trong khu vực và thế giới.
Việt Nam là nước sản xuất vaccine hàng đầu khu vực, một trong mười quốc gia trên thế giới đóng được dàn khoan tự nâng, là quốc gia dẫn đầu về thiết kế thi công nhà máy thủy điện cỡ lớn, làm chủ được công nghệ điều khiển mặt đất và phân tích ảnh vệ tinh; là quốc gia đầu tiên chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân an toàn nhất.
Trong nông nghiệp, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hàng đầu về gạo, hạt tiêu, hạt điều, thủy hải sản... Trong công nghiệp điện tử đã tự sản xuất các vi mạch điện tử, công nghiệp quốc phòng có vị trí xứng đáng từ các tàu hộ vệ tên lừa, thông tin, ra đa.
Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xin điểm lại một số thành tựu nổi bật trong lĩnh vực khoa học công nghệ của Việt Nam năm 2015.
1.Dàn khoan tự nâng 90M nước
Đây là giàn khoan đầu tiên của Việt Nam có thể đạt tơi độ sâu 90m nước, thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ở Việt Nam, dự án cơ khí này được tài trợ nhiều nhất. Sau khi dự án được lắp đặt thành công trên biển, Việt Nam có thể tự hào là quốc gia sở hữu giàn khoan có chất lượng nằm trong top 3 khu vực châu Á và top 10 trên thế giới.
2.Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt tái hoạt động
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã hoạt động 3 lần trong nửa thế kỷ vừa qua, một lần vào năm 1963, một lần vào năm 1984, và lần gần đây nhất là vào năm 2011. Lần hoạt động thứ ba này diễn ra vào ngày 30/10/2011, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Điều này một lần nữa đã chứng minh rằng Việt Nam có khả năng cung cấp một nguồn năng lượng nguyên tử ổn định; nó cũng đánh dấu một bước phát triển trong việc sản xuất năng lượng trong nước nói chung.
3.máy soi cắt lớp điện toán trong công nghiệp
Cũng là một loại máy chụp X quang, nhưng thay vì chỉ phát ra một tín hiệu của tia X đến với vật thể được chụp, máy soi cắt lớp điện toán sẽ phát ra nhiều tia X cùng một lúc từ những góc độ khác nhau. Máy được các nhà khoa học của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Vietnam Atomic Energy Commission, VAEC) thiết kế và sản xuất. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (The International Atomic Energy Agency, IAEA) đã đặt mua 6 chiếc máy nói trên.
4. Dây truyền sản xuất điện tử viễn thông
Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông tân tiến nhất ở khu vực Đông Nam Á được xây dựng và đưa vào hoạt động bởi Trung tâm sản xuất thiết bị điện tử Viettel (một công ty con thuộc tập đoàn viễn thông Viettel).
Dây chuyền có công xuất thiết kế đạt tới 5 triệu USB 3G/năm, hoặc 3 triệu máy điện thoại di động/năm hoặc 900.000 máy tính/năm, phục vụ cho nhu cầu thị trường của Viettel - bao gồm cả những thị trường nước ngoài mà Viettel đầu tư.
Hiện nay, toàn bộ quy trình quản lý sản xuât, quản lý chất lượng sản phẩm (từ đầu vào đến đầu ra) của dây chuyển đều được tin học hóa bởi các phần mềm quản lý do Viettel tự phát triển, đáp đó, Việt Nc ứng những tiêu chuẩn quốc tế cao nhất.
Đây là bưóc đi đầu tiên, tạo tiền đề xây dựng các dây chuyền tiếp theo trong chiến lược sản xuất thiết bị điện tử viễn thông của Viettel.
5.Phương pháp phẫu thuật nội soi cắt các khối u tuyến tụy
Khoa Phẫu thuật bụng - Bệnh viện 103, Hà Nội đã thành công trong việc xây dựng và hoàn thiện một phương pháp phẫu thuật nội soi có thể loại bỏ các khối u ở tuyến tụy. Đây là loại phẫu thuật cực kỳ phức tạp và liên quan đến các thiết bị kỹ thuật cao. Sự thành công của phương pháp này đánh dấu một cột mốc và Quy mới về phẫu thuật nội soi ổ bụng tại Việt Nam./.
Theo Viết Cường - Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng số: 1,2,3,4 (tháng 1+2/2016) tr13-14