TTO - Ngày 28-6, Thanh tra Bộ Thông tin và truyền thông đã công bố kết luận thanh tra đối với báo Pháp Luật Việt Nam.
Thanh tra Bộ Thông tin và truyền thông đã công bố kết luận thanh tra số 723/KL-TTra về việc thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về báo chí tại báo Pháp Luật Việt Nam và báo Pháp Luật Việt Nam điện tử. Báo này là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Thanh tra Bộ Thông tin và truyền thông đánh giá việc báo Pháp Luật Việt Nam để xảy ra nhiều hành vi vi phạm trong hoạt động báo chí (về nội dung, về hoạt động tác nghiệp báo chí, về giấy phép, về quảng cáo…), đặc biệt là các bài viết sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng, rất nghiêm trọng nhưng trong thời gian dài không chấn chỉnh, khắc phục.
Thanh tra Bộ Thông tin và truyền thông đã đề nghị cơ quan chủ quản của báo chỉ đạo, giám sát báo này chấp hành nghiêm nội dung kết luận thanh tra và quyết định xử phạt vi phạm hành chính, có biện pháp chấn chỉnh hoạt động, khắc phục những tồn tại, hạn chế; rà soát, sắp xếp lại các sản phẩm báo chí đảm bảo khoa học, hợp lý nhằm nâng cao chất lượng và tránh trùng lặp nội dung, chấn chỉnh các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú…
Đặc biệt, Thanh tra bộ đề nghị cơ quan chủ quản căn cứ tính chất, mức độ, nguyên nhân sai phạm, chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm, xem xét làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các thiếu sót của tập thể, cá nhân có liên quan, nhất là trách nhiệm của ban biên tập, người đứng đầu cơ quan báo chí.
Đối với báo Pháp Luật Việt Nam, Thanh tra bộ yêu cầu báo chấm dứt ngay các hành vi vi phạm đã được chỉ ra tại kết luận thanh tra; cải chính, xin lỗi, gỡ bỏ thông tin sai sự thật, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam, quy kết tội danh khi chưa có bản án của tòa án, đặt tiêu đề bài viết, sử dụng hình ảnh minh họa không phù hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin đã nêu tại kết luận thanh tra.
Thanh tra đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với báo Pháp Luật Việt Nam về một số vấn đề như đăng, phát thông tin sai sự thật trên báo Pháp Luật Việt Nam điện tử; thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép chuyên trang Pháp luật Sao; thực hiện không đúng nội dung ghi trong các giấy phép hoạt động báo chí...
Thanh tra Bộ Thông tin và truyền thông đã công bố kết luận thanh tra số 723/KL-TTra về việc thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về báo chí tại báo Pháp Luật Việt Nam và báo Pháp Luật Việt Nam điện tử. Báo này là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Thanh tra Bộ Thông tin và truyền thông đánh giá việc báo Pháp Luật Việt Nam để xảy ra nhiều hành vi vi phạm trong hoạt động báo chí (về nội dung, về hoạt động tác nghiệp báo chí, về giấy phép, về quảng cáo…), đặc biệt là các bài viết sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng, rất nghiêm trọng nhưng trong thời gian dài không chấn chỉnh, khắc phục.
Thanh tra Bộ Thông tin và truyền thông đã đề nghị cơ quan chủ quản của báo chỉ đạo, giám sát báo này chấp hành nghiêm nội dung kết luận thanh tra và quyết định xử phạt vi phạm hành chính, có biện pháp chấn chỉnh hoạt động, khắc phục những tồn tại, hạn chế; rà soát, sắp xếp lại các sản phẩm báo chí đảm bảo khoa học, hợp lý nhằm nâng cao chất lượng và tránh trùng lặp nội dung, chấn chỉnh các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú…
Đặc biệt, Thanh tra bộ đề nghị cơ quan chủ quản căn cứ tính chất, mức độ, nguyên nhân sai phạm, chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm, xem xét làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các thiếu sót của tập thể, cá nhân có liên quan, nhất là trách nhiệm của ban biên tập, người đứng đầu cơ quan báo chí.
Đối với báo Pháp Luật Việt Nam, Thanh tra bộ yêu cầu báo chấm dứt ngay các hành vi vi phạm đã được chỉ ra tại kết luận thanh tra; cải chính, xin lỗi, gỡ bỏ thông tin sai sự thật, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam, quy kết tội danh khi chưa có bản án của tòa án, đặt tiêu đề bài viết, sử dụng hình ảnh minh họa không phù hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin đã nêu tại kết luận thanh tra.
Thanh tra đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với báo Pháp Luật Việt Nam về một số vấn đề như đăng, phát thông tin sai sự thật trên báo Pháp Luật Việt Nam điện tử; thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép chuyên trang Pháp luật Sao; thực hiện không đúng nội dung ghi trong các giấy phép hoạt động báo chí...