- Biển số
- OF-741701
- Ngày cấp bằng
- 3/9/20
- Số km
- 12
- Động cơ
- 61,020 Mã lực
- Tuổi
- 36
Mấy ứng dụng ví điện tử, thương mại điện tử của Việt Nam toàn là của Trung Quốc với Hàn Quốc hoặc sao chép của bọn họ. Hài.
Chuẩn rồi bác, cu nhà em vừa vào lớp 1 lập hội phụ huynh trên gruop zalo có việc gì cứ chuyển khoản bằng điện thoại là xong.Thanh toán online tiện mừ, bọn em nộp quỹ lớp còn chuyển khoản cho nhanh.
Bên châu Âu thì từ giao dịch nhỏ như mua thuốc lá, đi taxi, trả tiền Park, mua vé, lấy xe đẩy, đi siêu thị, đồ điện tử, đến giao dịch lớn như mua nhà, mua xe đều toàn tiêu thẻ, chuyển khoản. Mua online hay thanh toán tiền nhà, điện nước cũng vậy. Lương tháng có 2000 thì tiêu tiền mặt chắc khoảng 100 là cùngGửi cụ ví dụ cho thấy thanh toán không tiền mặt tại VN hiện tại thế nào nhé. Tỷ lệ điều biết so với không biết nó nhỏ lắm nên đừng chắc nịch vội. VN sẽ tiến tới hạn chế dùng tiền mặt như mô hình của TQ
Thế cụ không biết rồi, những ngân hàng có liên kết như Sparkasse với Deutsche Bank hay Commerzbank nó chuyển Echtzeit luôn. Nhưng đúng là khoản này Đức không nhanh bằng VN, có lẽ họ mượn vốn qua đêm của mình. Cháu cách đây đến gần 30 năm đã online Banking, dùng ví điện tử Paypal khoảng 20 năm rồi.thưa với cụ là em nói 1 tiếng là thời gian em check message. Còn tiền thì chắc nó vô trong hai phút như cụ nói rồi. Thế em mới nói là chuyển tiền nhanh như nhắn tin mà lị.
Em nói ví dụ là ở bên Đức. Cụ có muốn chuyển tiền dạng cực nhanh thì phải chuyển trước 16h và nhanh thì cũng trong 2 tiếng mới nhận nhé. Ngoài ra là phải trả thêm phí cho loại hình chuyển tiền này nhé.
Thực ra dễ hiểu vì giao dịch chỉ cần khớp lệnh để hệ thống so sánh và xử lý thôi. Ngân hàng lớn có hệ thống khủng - tốc độ xử lý nhanh - chuyển tiền nhanh.Em dùng tính năng Chuyển tiền nhanh 247 toàn thấy tiền đi / đến trong khoảng 30 giây thôi, bất kể giờ nào, ngày nào
Dùng IBAN trong hai mấy nước châu Âu là cụ chuyển khoản như trong một quốc gia, phí cũng không đắt hơnTheo em được biết, hiện tại chỉ có châu âu và vùng trung đông là dùng IBAN. Còn Á Úc Mỹ vẫn dùng account number như thường. Khi chuyển online thì các bác đánh số IBAN nó có thể hiện ra tên luôn để check, nhưng khi chuyển từ á úc mỹ đến âu bằng IBAN thì mình vẫn phải nhập cả iban lẫn tên tk & mã swift bank như các lệnh chuyển = account number thôi. Em ghét bọn Anh vì nó có cái rule chả giống ai, cứ đúng số iban là nó cho tiền vào, bất kể só iban là tên ko khớp. Lỡ đánh nhầm 1 số iban là toi. Trong khi bọn e chuyển sang các nước châu âu khác thì số iban và tên bị lệch thông tin là nó bắt tra soát ngay.
Trên kênh hiện đại (modern trade) tại siêu thị, CVS đều có thể dùng app trên mobile để trả bên cạnh quẹt thẻ như thông thường (các ngân hàng đang phát sốt vì bị ví mobile cạnh tranh nên phải tung liên tục khuyến mại dạng cashback).Bên châu Âu thì từ giao dịch nhỏ như mua thuốc lá, đi taxi, trả tiền Park, mua vé, lấy xe đẩy, đi siêu thị, đồ điện tử, đến giao dịch lớn như mua nhà, mua xe đều toàn tiêu thẻ, chuyển khoản. Mua online hay thanh toán tiền nhà, điện nước cũng vậy. Lương tháng có 2000 thì tiêu tiền mặt chắc khoảng 100 là cùng
Ở nước ngoài, lòng tự trọng cao nên checque có đất sống.Cheque em thấy nó low tech kiểu gì ấy. Ví dụ vào thứ 7, chủ nhật có thằng viết cheque mua hàng thì có cách nào kiểm tra được thằng đó có tiền thật không? Hoặc đang cần tiền mặt mà lại viết cheque thì mất công đi đổi nữa. Chưa nói đến việc cheque giả.
1 người có nhiều tài khoản ngân hàng, do thời gian vừa qua các nhtm đẩy mạnh việc mở thẻ atm, tín dụng để đạt chỉ tiêu. đó cũng hiểu vì sao có nhiều tài khoản như vậy. Quan điểm của e việc này là lãng phí vì 1 người chỉ cần 1 tk, có nhiều tài khoản số dư chỉ có 50k đủ để duy trì, cả năm ko phát sinh giao dịch. Thậm chí người lđ mở thẻ ngân hàng chỉ để lĩnh lương. Hàng tháng tk chỉ 1 lần rút hết tiền để chi tiêu. Có người ở khu cn phải đi rất xa mới có ngân hàng, máy atm, hoặc có máy nhưng luôn trong tình trạng hết, thiếu tiền mỗi khi đến kỳ lương, lễ, tết.Do là nước đang phát triển nên việc dùng đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tài chính là còn xa vời. Tuy nhiên với việc phổ cập smartphone thì người dân chỉ cần mở TK ngân hàng là dùng được các dịch vụ trung gian thanh toán (khỏi cần mở thẻ credit hay debit như Tây lông), đây cũng là cách triển khai của TQ
Theo số liệu mới nhất của NH Nhà nước, VN hiện có 88,5 triệu tài khoản NH. 63,7% người trưởng thành VN có tài khoản ở NH, khác rất xa so với con số mà các chuyên gia đưa ra trước đó là 31%.
Thanh toán không tiền mặt cũng gia tăng rất mạnh. Riêng hệ thống thanh toán của NH Nhà nước xử lý 1 ngày 17 tỉ USD. Đến cuối năm 2019, giao dịch qua kênh Internet tăng 64% về số lượng giao dịch và tăng 37% về giá trị giao dịch. Giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 198% và 210% về số lượng và giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2018.
https://tuoitre.vn/dua-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-den-tung-nguoi-dan-2020052707582276.htm
Năm nay bão ít, cụ chém vừa thôi.Cháu cách đây đến gần 30 năm đã online Banking, dùng ví điện tử Paypal khoảng 20 năm rồi.
Cụ nói đúng, thanh toán ko dùng tiền mặt ở vn còn quá ít phổ biến. Chả hiểu sao lại có thống kê của chủ thớt.Mình kém nhất. A Tàu đang mạnh nhất về khoản này.
Rất tiếc dân mình trẻ, 80% thanh niên sống và làm việc tại các thành phố lớn mà tt ko dùng tiền mặt quá chậm
Có một dạo ầm ĩ tour du lịch 0 đồng của tàu sang Việt Nam mà báo chí, ban bộ ngành dek hiểu tại sao, như thế nào. Mãi sau mới phát hiện ra bọn toàn thanh toán qua QR, wechat...Không có đâu bác. VN mình thanh toán không dùng tiền mặt ít lắm, hình như mới chiếm hơn 3% tổng giao dịch mua bán.
Còn bọn Tây nói chung, hầu hết người dân đều có tài khoản và dùng thẻ tín dụng, nhiều người không bao giờ có tiền mặt trong người.
Nói về vượt Âu - Mỹ thì Trung Quốc vượt về thanh toán không dùng tiền mặt. Dân ăn mày ở TQ xin tiền cũng dùng mã QR, dân đi chùa cũng bắn tiền vào tài khoản nhà chùa bằng mã QR, dân TQ sang VN du lịch cũng trả tiền qua Alipay, Wechatpay...
80% đại gia ở Việt Nam giàu lên từ buôn hàng tàu cụ ạ.Mấy ứng dụng ví điện tử, thương mại điện tử của Việt Nam toàn là của Trung Quốc với Hàn Quốc hoặc sao chép của bọn họ. Hài.
Đấy là do thói quen từ xưa thôi các cụ ạ, tây nó viết checks cả trăm năm rồi nên nó vẫn thích viết khi cần trả tiền cho ai đó
Mà em chả tin VN vượt được sing với mấy nước âu mỹ nhé, mấy bố nhà báo lại đánh tráo khái niệm gì rồi, chắc hơn dc cái chuyển khoản online mà các bố vơ chung lại dc là thanh toán không dùng tiền mặt, chưa cần sang mỹ, sang sing thôi đã thấy dân tình chỉ quẹt thẻ và quẹt điện thoại thôi nhé
Thanh toán bằng thẻ tín dụng thì em không nói vì cái đó chắc chắn tụi nó ngon, nhưng các hình thức thanh toán kiểu online banking, quét mã QR, ví điện tử thì sao ạ?
Vâng, em đang nói về online banking, qr, ví điện tử thôi. Còn thẻ tín dụng thì mình chưa đủ tuổi so với tụi nó.
Cái đó ở Hàn thì tốt, thậm chí điện thoại Hàn có gắn 1 con chíp dùng để thanh toán đt luôn, có thể chỉ cầm mỗi đtdđ, không cần cầm ví cầm thẻ ATM ra đường. Thấy Naver pay khá nổi tiếng.
Còn ở Mỹ thì không có, mọi người vẫn dùng thẻ và tiền mặt thôi.
Chả hiểu sao cụ chủ lại nghĩ thanh toán không dùng tiền mặt lại chỉ có chuyển khoản nhỉ? Nó đâu phải có mỗi nội dung đó. Em chỉ cần nói là bọn nó trong ví luôn ít tiền mặt là có lẽ cụ chủ cũng hiểu là nó hơn mình hay chưa rồi nhỉ?
Mình kém nhất. A Tàu đang mạnh nhất về khoản này.
Rất tiếc dân mình trẻ, 80% thanh niên sống và làm việc tại các thành phố lớn mà tt ko dùng tiền mặt quá chậm
Nó nói phét đấy, TT online banking trên toàn EU chỉ trong tíc tắc là tới nơi người nhận. Chứ đừng nói trong quốc nội. Trong phone, đồng hồ smart đều gần như đều cài app của bank mình sử dụng. hoặc dùng thẻ ATM quẹt là xong. Duy có mỹ thì đúng là vẫn còn lạc hậu trọng chuyện vẫn dùng Check . Em nhìn tờ Check này lần cuối cùng vào năm 97 tại EU. đấy là ở em nhé, ngoài ra không rõ và rất hiếm khi thấy.Hôm trước em có đọc 1 bài ở báo nào không nhớ, nội dung là Việt Nam đã vượt Singapore về khoản thanh toán không dùng tiền mặt. Em cũng có tham khảo vài người sống ở phương tây xem thực hư thế nào thì có vẻ khoản này ta đang tốt thật. So với tụi tây lông có phần tiện lợi hơn. Ví dụ như online banking thì mình ăn đứt chúng nó. Thấy bảo ở bển muốn chuyển tiền cho nhau qua bank thì còn khướt mới tới. Mà bên đó cheque vẫn rất phổ biến chứ cái trò bắn tiền tưng tưng như ở ta thì không có đâu.
Ở đây nhiều bác sinh sống ở nước ngoài nhất là Mỹ, Châu Âu khai sáng giúp em xem có thật như vậy không? Chả nhẽ tụi tây lông vẫn bảo thủ thế à?
Nó thực sự lạc hậu lắm rồi. 1 bấm là xong, cho dù ngồi ở bất kỳ nơi đâu. người nhận 1 vài s là nhìn thấy luôn tiền trong TK rồi. tiếc là ở Mỹ vẫn bám vào sự lạc hậu này trong vc TT. hàng tháng vẫn phải trả bill cho các loại dv gas điện nc tv....Cheque em thấy nó low tech kiểu gì ấy. Ví dụ vào thứ 7, chủ nhật có thằng viết cheque mua hàng thì có cách nào kiểm tra được thằng đó có tiền thật không? Hoặc đang cần tiền mặt mà lại viết cheque thì mất công đi đổi nữa. Chưa nói đến việc cheque giả.
Em ko hiểu ý cụ muốn truyền tải cái gì? Thanh toán bằng tiền mặt ở Việt nam vẫn chiếm tới 10% tổng lượng thanh toán thì mình vẫn ở vùng trũng của thế giới, đi bất kỳ con phố nào cũng thấy các phòng giao dịch của ngân hàng và thời gian bấm số chờ đợi vẫn là nỗi kinh hoàng của khách hàng thì mình lạc hậu hơn các nước vài thập kỷ. Lợi thế người đi sau gần như chưa hiệu quả ở Việt nam"Thanh toán không dùng tiền mặt" nó chỉ là một phần của "giao dịch không dùng tiền mặt".
(Ví dụ chuyển tiền cho nhau thì chính xác phải gọi là :" giao dịch" chứ không gọi là "thanh toán")
So sánh về "thanh toán hay giao dịch không dùng tiền mặt" thì nó hơi phức tạp vì bao hàm nhiều vấn đề như tỷ lệ số giao dịch, quy mô (tổng lượng giao dịch); phương thức thanh toán/giao dịch...
Xét một các khách quan thì so với thế giới nói chung, châu Âu nói riêng thì chúng ta thua hẳn về quy mô lẫn tỷ lệ của cả "giao dịch không dùng tiền mặt" lần " thanh toán không dùng tiền mặt"
Nhưng xét về "các hình thức/phương thức" của thanh toán/giao dịch không dùng tiền mặt thì có lẽ chúng ta, Hàn và nhất là Trung nhiều "công nghệ" và nhiều ứng dụng mobi hơn châu Âu đấy.
Có những phương thức "cổ điển" nhưng kiểu séc thì bên châu Âu còn dùng nhiều nhưng ở ta thì hầu như vắng bóng.
Kiểu nôm na là ta có hàng trăm giao dịch/thanh toán không dùng tiền mặt với tổng số mấy ngàn đồng nhưng thực hiện bằng cả vài chục cách khác nhau. Tây có hàng triệu giao dịch/thanh toán với hàng tỷ đồng nhưng được thực hiện bằng dăm bảy cách khác nhau.