Em nghĩ xu thế mới bây giờ là cần có kiến thức và tiền để học tiếp sau PTTH là xu thế hợp thời đại. Bỏ qua cái kỳ thi TN PTTH đi bởi các trường ĐH sang năm sẽ tự tuyển hết. PTTH sẽ trở về đúng mục tiêu phổ cập của nó nên cái mức điểm đó không phản ánh đúng đâu ạ.
Từ sang năm các trường ĐH top trên sẽ tự tuyển dựa vào kết quả đánh giá năng lực (tổng hợp kiến thức phồ thông) và đánh giá tư duy của ĐH QG và Bách khoa, kết hợp chứng chỉ NN quốc tế để ưu tiên ngoại ngữ chất lượng đầu vào. Vì vậy, cái điểm TN THPT kia chỉ cần đạt là ok.
Với nhu cầu họ ĐH thì chỉ cần 3 hướng.
- Giỏi - giàu thì nên hướng du học bởi chắc chắn những nền giáo dục tiên tiến kia ưu việt hơn hẳn ở ta về chương trình và hiệu quả đào tạo.
- Giỏi - kinh tế chưa sẵn sàng thì vượt qua những kỳ thi tuyển của các trường trong nước.
- Không giỏi-giàu có thì có đủ các hình thức liên kết-chất lượng cao-tiên tiến của các trường trong nước để phục vụ quí khách.
Với 3 hình thức trên em cho rằng bất cứ học sinh nào có nhu cầu học tiếp cũng đều có cơ hội.
Điều nhức nhối của toàn XH không phải là thi mấy kỳ? kết quả kỳ thi có phản ánh đúng chất lượng đào tạo hay không? có phản ánh đúng năng lực hay không? có nhiều gian lận hay không?....bởi tiêu cực và sự thiếu hoàn hảo thì ở đâu và khi nào cũng có.
Điều nhức nhối nhất là nằm ở chỗ Bộ này đã không thực hiện được chức năng của mình ở chỗ khi cần định hướng cho bản thân thì toàn bộ học sinh (là đối tượng chính của Bộ) đều không biết muốn làm gì, học gì để bước vào cuộc sống tự lập trong tương lại. Em cho đây là thất bại cay đắng nhất của cái gọi là công tác giáo dục mà họ luôn lảng tránh và dùng những chủ đề ngoài chuyên môn để bao biện và lảng tránh như giá sách, soạn thảo, thi cử, học phí, nhân lực ngành......
Tây không phải cái gì cũng hay nhưng điều không thể phủ nhận được là sự tiên tiến trong công tác giáo dục của họ là hơn hẳn. Ví dụ, khi học hết cấp 2 là hầu hết các học sinh đã biết rõ mình muốn gì như tiếp tục theo đuổi con đường tri thức, hay nghệ thuật, hay thể chất, hay thực hành.....Từ việc xác định sớm, có mục tiêu theo đuổi rõ ràng đã đẫn đến hàng loạt những định hướng đúng đắn cho gia đình và xh để có được nguồn nhân lực chất lượng cao và ổn định trong nhiều lĩnh vực.
Hãy nhìn lại việc tư vấn hướng nghiệp của cha mẹ cho các con thì rõ bởi vì không có ai giúp được, mà cha mẹ thì không thể nói là người có chuyên môn về hướng nghiệp được mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và cảm tính mà thôi......
Từ sang năm các trường ĐH top trên sẽ tự tuyển dựa vào kết quả đánh giá năng lực (tổng hợp kiến thức phồ thông) và đánh giá tư duy của ĐH QG và Bách khoa, kết hợp chứng chỉ NN quốc tế để ưu tiên ngoại ngữ chất lượng đầu vào. Vì vậy, cái điểm TN THPT kia chỉ cần đạt là ok.
Với nhu cầu họ ĐH thì chỉ cần 3 hướng.
- Giỏi - giàu thì nên hướng du học bởi chắc chắn những nền giáo dục tiên tiến kia ưu việt hơn hẳn ở ta về chương trình và hiệu quả đào tạo.
- Giỏi - kinh tế chưa sẵn sàng thì vượt qua những kỳ thi tuyển của các trường trong nước.
- Không giỏi-giàu có thì có đủ các hình thức liên kết-chất lượng cao-tiên tiến của các trường trong nước để phục vụ quí khách.
Với 3 hình thức trên em cho rằng bất cứ học sinh nào có nhu cầu học tiếp cũng đều có cơ hội.
Điều nhức nhối của toàn XH không phải là thi mấy kỳ? kết quả kỳ thi có phản ánh đúng chất lượng đào tạo hay không? có phản ánh đúng năng lực hay không? có nhiều gian lận hay không?....bởi tiêu cực và sự thiếu hoàn hảo thì ở đâu và khi nào cũng có.
Điều nhức nhối nhất là nằm ở chỗ Bộ này đã không thực hiện được chức năng của mình ở chỗ khi cần định hướng cho bản thân thì toàn bộ học sinh (là đối tượng chính của Bộ) đều không biết muốn làm gì, học gì để bước vào cuộc sống tự lập trong tương lại. Em cho đây là thất bại cay đắng nhất của cái gọi là công tác giáo dục mà họ luôn lảng tránh và dùng những chủ đề ngoài chuyên môn để bao biện và lảng tránh như giá sách, soạn thảo, thi cử, học phí, nhân lực ngành......
Tây không phải cái gì cũng hay nhưng điều không thể phủ nhận được là sự tiên tiến trong công tác giáo dục của họ là hơn hẳn. Ví dụ, khi học hết cấp 2 là hầu hết các học sinh đã biết rõ mình muốn gì như tiếp tục theo đuổi con đường tri thức, hay nghệ thuật, hay thể chất, hay thực hành.....Từ việc xác định sớm, có mục tiêu theo đuổi rõ ràng đã đẫn đến hàng loạt những định hướng đúng đắn cho gia đình và xh để có được nguồn nhân lực chất lượng cao và ổn định trong nhiều lĩnh vực.
Hãy nhìn lại việc tư vấn hướng nghiệp của cha mẹ cho các con thì rõ bởi vì không có ai giúp được, mà cha mẹ thì không thể nói là người có chuyên môn về hướng nghiệp được mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và cảm tính mà thôi......