Em năm nay 31 tuổi, có vợ và 2 con, có nhà riêng 65m2 ở quận nội thành HN, có xe oto riêng, tạm gọi là thành công, tuy rằng khó có thể định lượng được như thế nào gọi là thành công được, nhưng so với bạn bè đồng trang lứa (không so với xã hội) thì em có phần may mắn hơn, ít nhất là đến thời điểm này, không bàn tiếp cuộc sống về sau. Em đắn đo nhiều lần mới quyết định viết bài này tâm sự cùng các cụ mợ, một cách nghiêm túc, không mang tính chất câu view, chém gió. Và vì một vài lý do cá nhân nên em sẽ sử dụng nick mới lập để đăng bài.
Thành công đến sớm, được hay mất??
Tốt nghiệp đại học loại khá, em bắt đầu đi làm ở một cơ quan nhà nước chuyên về mảng nghiên cứu. Em viết bài khoa học cũng tương đối tốt, lại có kỹ năng thu thập tài liệu phong phú nên nhanh chóng được lòng cấp trên. Thật lòng mà nói thì em không thích sự cứng nhắc, khô khan, khuôn mẫu của ngạch viên chức làm khoa học lắm, nhưng mà được thử sức ở môi trường làm việc thay cho thời đi học là thích lắm rồi. 2 năm sau đó em là P. Giám đốc một công ty ở bên ngoài nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan cũ, năm 28 tuổi em là Giám đốc. Cũng có nhiều lý do khiến em thay đổi vị trí liên tục như vậy nhưng quy về bản chất cuối cùng là do em gặp đúng thiên thời, phần nhiều là may mắn cộng thêm bản thân cũng có chút tố chất năng động nữa.
So sánh với bạn bè, em cho rằng mình là một trong số những người thành công sớm. Nhưng sẽ cái em mất là:
+ Không có tuổi thanh xuân, ít có thời gian dành cho gia đình, con cái
Vừa ra trường, đáng ra tuổi của em thay vì được đi ăn, đi chơi, tụ tập bạn bè bù khú.... thì em suốt ngày chìm trong công việc. Thời đầu thì suốt ngày sách sách vở vở, tài liệu, đề tài nghiên cứu, vân vân. Sau này thì họp hành, tiệc tùng, tiếp khách. Thường xuyên về nhà trong tình trạng đầy hơi men, về nhà khi con cái đã lên giường ngủ mất rồi
+ Già hơn tuổi:
Em phải học cách ăn nói, quan hệ ngoại giao, ăn mặc công sở. Mấy bộ quần bò áo phông em đã dọn vào kho từ lâu rồi. Mà kể cũng lạ, mặt em trông già hơn tuổi rõ nhiều, nếu ai gặp mặt lần đầu thường đoán em già hơn tuổi thật của em ...10 tuổi.
+ Có nhiều bạn hơn tuổi:
Từ ngày tập trung cho công việc, em có ít thời gian dành cho bạn bè cũ hơn. Dần dần thay vào đó là các mối quan hệ với nhiều người lớn tuổi hơn. Ngay cả bạn bè không phải tính chất công việc thì em vẫn có nhiều bạn là anh chị hơn.
+ Danh hão:
Thực sự nhiều lúc chỉ muốn tranh nhau 1 món ăn với bạn bè, thấy thích 1 cái áo rẻ tiền chẳng hạn nhưng tự trong lòng lại không cho phép. Đó là sĩ diện. Hoặc là đã làm cái gì cũng phải hoàng tráng hơn bình thường mới thấy vừa lòng
+ Phiền hà từ xã hội:
Nào là báo chí này, thuế này, an ninh này....mỗi ngày gọi lừa đảo cỡ cũng phải dăm cuộc.
Em note bài mợ Mei Mei này nữa:
Meimei13, post: 40363998, member: 560676"]Mình cũng 28t đạt được nhiều đỉnh cao của xã hội. Hiện tại cũng 31t bằng tuổi bạn. Mình nghĩ có một số cái mất như thế này:
1. Sự cô đơn, mất đi một vài mối quan hệ thân tình. Khi bạn bè rủ nhau tụ tập thì mình không thể tham gia do phải tập trung vào công việc. Dần dần bạn bè tụ tập sẽ không rủ mình nữa. Hiện tại mình đang cố gia nhập lại đám bạn, may sao tụi nó vẫn warmly welcome. Vì có những mối quan hệ thân tình sẽ đi theo ta suốt cuộc đời. Rất đáng quý và đáng giữ.
2. Sự tự mãn. Cái tự mãn này rất vi diệu. Dù mình vẫn sống chan hòa cùng mọi người, nhưng những thành tích và thành công trong cuộc sống tạo cho mình một góc nhìn hơi kẻ cả. Nó không biểu hiện rõ nét đâu, nhưng sự tự mãn thường mang đến nhiều rắc rối nếu mình nhận ra được.
3. Sự xa cách. Đồng nghiệp, bạn bè, thậm chí người thân (anh chị em họ) thường không muốn gần gũi mình, vì ở gần mình thì họ cảm thấy tự ti. Họ ít khi chân thành, vì không coi mình là đồng cảnh/ đồng trang lứa.
4. Sự bất tôn trọng. Cấp dưới nhiều người lớn tuổi hơn, có khi hơn mình cả 10 tuổi. Nên họ thường để lộ sự bất tôn trọng (một cách vô ý - nhưng mình cảm nhận được). Dù thể hiện hết ân - uy của người làm sếp thì cũng không cảm hóa được những người này vì định kiến của họ luôn không thích nghe lời người trẻ hơn.
5. Tính sĩ diện. Vì đã lỡ thành công rồi, mình cứ phải luôn đóng vai là người thành công. Còn thiên hạ thì luôn soi mói, nhìn chằm chằm xem khi nào mình "ngã ngựa". Mình biết chắc chắn có 90% những người biết mình sẽ rất hả hê nếu mình gặp thất bại gì đó.
Còn rất nhiều cái thiệt thòi của những người out-standing, mình tạm thời chưa kể hết được. Mình đi nấu cơm chờ ông xã về đã, có thời gian sẽ viết tiếp.
Đấy, nhưng thứ em kể trên là sự đánh đổi cho cv hiện tại của em bây giờ. Nhìn đi thì thấy sướng, nhìn lại thì thấy thèm được sống một cuộc sống vô tư quá. Nhưng mà có cho em chọn lại thì em vẫn chọn cuộc sống của em như bây giờ. Đây chỉ là một chút trải lòng của bản thân em thôi, hết sức nghiêm túc, có gì các cụ đừng gạch đá kẻo tội nghiệp em ạ.
Theo các cụ mợ thì sao?[/QUOTE]
Chung quy cũng là do về tài chính thôi,
Cụ chủ đang cấp độ 2, lên được cấp độ 3 về cơ bản các mâu thuẫn trên sẽ được giải quyết.
Cấp độ 3.8 đến 3.99 tôi với 2.3 đ.c tầm 40 thôi cũng tự do tự tại tự tại lắm nhưng đội này lại hướng tới cấp 4.
Cấp 4 tại việt nam có như kiểu anh Long Hoà phát
http://cafebiz.vn/co-4-muc-do-giau-co-ban-dang-o-muc-do-nao-20170206223128442.chn
Mức độ 1: Vững vàng tài chính
Mức độ giàu có đầu tiên là vững vàng tài chính. Đây là mức độ đơn giản nhất mà bạn cần đạt được.
Bạn chỉ vững vàng tài chính khi:
1. Có tài sản thanh khoản đủ để trang trải mức chi phí hiện tại của bạn trong vòng ít nhất 6 tháng.
2. Có bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế để bảo vệ bản thân và/ hoặc gia đình nếu chẳng may bị thương tật vĩnh viễn, mất khả năng lao động hoặc đột ngột qua đời.
Khi đạt được mức độ này, bạn sẽ cảm thấy an tâm rằng nếu có tai nan xảy ra (thất nghiệp, kinh doanh thua lỗ, giảm lương, bị thương tật hay qua đời), cuộc sống của bạn và gia đình không bị ảnh hưởng nhiều.
Ở mức đầu tiên này, bạn và gia đình sẽ có đủ thời gian để tìm nguồn thu nhập khác và trở về nếp sống cũ. Đồng thời, bạn có năng lực tài chính để bỏ công việc hiện tại nếu không thích và đầu tư thời gian để lập công ty riêng nếu cần.
Mức độ 2: An toàn tài chính
Bạn có thể đạt được mức độ an toàn tài chính sai một khoảng thời gian đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc và tích lũy được một khoản Tài sản gia tăng đủ lớn. Lượng tài sản này cần tạo ra thu nhập thụ động đủ để trang trải những chi phí cơ bản nhất. Nói cách khác, ở mức độ này, bạn có thể ngừng làm việc mà vẫn giữ được mức sống tối thiểu. Điều đó cũng có nghĩa nếu tiếp tục làm việc, nguồn thu nhập ấy có thể dùng để đầu tư và tiếp tục tích lũy để gia tăng giá trị tài sản của bạn.
Vậy, những hạng mục chi phí cơ bản nhất của bạn là gì? Giữa người này và người kia có khác nhau một chút, nhưng nhìn chung chi phí cơ bản của bạn bao gồm:
1. Trả góp nhà và các chi phí liên quan như điện, nước, ga
2. Phương tiện đi lại
3. Ăn uống cho bạn và gia đình
4. Trả lãi suất cho các khoản nợ
5. Bảo hiểm nhân thọ và nhà cửa
Mức độ 3: Tự do tài chính
Nhiều người đã nghe nói đến ước mơ được tự do tài chính, nhưng điều đó thật sự nghĩa là gì? Tự do tài chính là khi bạn tích lũy được nhiều tài sản gia tăng, tạo ra thu nhập thụ động đủ để trang trải cho mức sống hiện tại của bạn.
Đạt được mức này, bạn có thể "rửa tay gác kiếm" mà vẫn sống phong lưu... cho tới già. Thực tế, nhiều người dù đạt được mức độ này nhưng vẫn tiếp tục đi làm, không phải vì mưu sinh mà vì niềm vui họ có được trong nỗi đam mê dành cho công việc.
Cảm giác không bị áp lực tài chính, không bị o ép về thời gian, không bị câu thúc bởi những nhu cầu lớn nhỏ, hoàn toàn được giải phóng khỏi cảm giác âu lo, bất an để toàn tâm toàn ý cho niềm đam mê của mình là một “cảnh giới” trên cả tuyệt vời.
Mức độ 4: Dư dả tài chính
Đây là mức độ mà hầu hêt người đời muốn nhắm tới và khi đạt được có thể tự coi mình là "tiểu thần tiên". Kark Mark trong khi nghiên cứu về các hình thái kinh tế xã hội đã dựng lên mô hình về Chủ Nghĩa Cộng Sản tức là một xã hội dư thừa của cảu, trong đó con người ta có thể làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu. Vì thế, có thể nói ở mức độ này, bạn đã tích lũy được một lượng Tài sản gia tăng đủ lớn để tạo ra nguồn thu nhập thụ động giúp bạn có thể sống một cuộc đời mà mình hằng ao ước.
Bạn sẽ có đủ tài lực để mua bất cứ thứ gì, làm bất cứ việc gì (tất nhiên phải hợp pháp) nhằm mang lại niềm vui, hạnh phúc cho bản thân, gia đình và những người khác. Vì mỗi người có trong đầu hình ảnh về một cuộc sống ao ước khác nhau nên tôi không thể vẽ ra cho bạn được.
Ở mức độ này, bạn có thể ngừng làm việc ngay và sống cuộc sống "thần tiên" cho đến hết đời. Tuy vậy, trong thực tế, phần lớn mọi người khi đạt được cảnh giới này vẫn tiếp tục làm việc, dùng 100% số tiền kiếm được để chia sẻ cho những người kém may mắn và tiếp tục tích lũy. Với chiến lược làm giàu đúng đắn và kế hoạch cụ thể, bạn cũng có thể đạt được mức độ cao nhất này.
* Trích nội dung cuốn "Bí quyết tay trắng thành triệu phú", tác giả Adam Khoo.