Sáng nay em thấy cái này được chia sẻ trên FB, cũng chỉ biết cười thôi. Có lẽ họ đến các trung tâm chỉ được 1, 2 lần là cùng, và tình trạng câu view, câu like thì quả là quá nhiều, và làm quá hoành tráng. Chụp những hình ảnh nhưng đưa lên sai sự thật, sai bối cảnh!
Em đã có hơn 2 năm cứ mỗi tháng lại xuống nấu những bữa cơm cải thiện cho các cụ ở trung tâm bảo trợ xã hội, tổ chức các chương trình tết, tặng quà, chuyện trò, cso những khoảng thời gian bất ngờ đến bó thuốc, hoặc chuyện trò với các cụ vào buổi tối, tìm hiểu và thậm chí là tò mò về cách các nhân viên, cán bộ ở trung tâm bảo trợ xã hội đối với các cụ nơi đây.
Em xin khẳng định là cho dù có ăn chặn tiền hay gì đó như người ta nói thì không bao giờ có chuyện trung tâm lại để cho những người đến làm từ thiện có thể chụp những tấm ảnh như thế một cách bình thường được! Kể cả các cụ có đến phường xã hay trung tâm bảo trợ hay bất cứ cơ quan nào cũng vậy, họ đều muốn đưa hình ảnh đẹp của mình lên chứ chẳng thể có chuyện cho mọi người muốn chụp những hình ảnh được cho là phản cảm hay để làm giảm uy tín của người ta đâu ạ.
Hơn 2 năm, em đã chứng kiến đủ để thấy ở trung tâm họ làm những gì để tạo con mắt thiện cảm với khách đến thăm, và những gì là thật, đời sống của các cụ ở đó thế nào là thật.
Có những cụ nằm liệt giường, mất tri thức 15 năm, 10 năm...vài năm...ăn, ngủ, vệ sinh, tất cả ở cùng một căn phòng, trên 1 cái giường, có nhiều lúc có khách đến thăm đúng lúc các cụ đi vệ sinh, có người còn nhăn mũi quay ra... thử hỏi, những người nằm lâu thế mà bị bỏ mặc, liệu có còn sống? liệu có không thối thịt, thối da? Vậy ai là người chăm sóc họ, cho họ ăn, vệ sinh, tắm rửa cho họ để họ có thể nằm được bằng đấy năm?
Hơn 2 năm để thấy được những người tâm thần, người già neo đơn, bệnh tật ( được gọi là các đối tượng ) họ sống thế nào. Có bao nhiêu lượt người vào, người mất, nhưng cũng có thể thấy được sự thay đổi của họ qua thời gian, em vẫn còn giữ rất nhiều hình ảnh từ ngày em bắt đầu đến trung tâm đến giờ, hầu hết họ béo ra, và hơn tất cả là có người trước đây lập bập mồm cũng không nói được, giờ họ có thể hỏi chuyện được chúng em. Lúc mới được vào trung tâm, có người còn không bao giờ ngẩng đầu lên, ăn cũng để sát miệng vào cái bát cơm trên bàn nhưng giờ họ có thể tự làm việc ( quét dọn, tự giặt quần áo và nói chuyện với người khác dù chỉ vài từ).
Nhà em ở gần bệnh viện, thi thoảng lại gặp 1 người chào hỏi, nghĩ mãi không ra, người ta bảo " chị (em) ở trung tâm đây mà, em lên chăm cụ x..." theo họ để thấy họ phải chia người ra trông 3 ca và chăm sóc các đối tượng nằm viện như chăm sóc người thân của họ vây.
Và rất rất nhiều chuyện khác nữa.
Vậy những thứ đó từ đâu ra? Những người bệnh, người tâm thần có thể tự làm được hay sao?
Nhiều hôm đến nấu cơm, chúng em tò mò về những bữa cơm hàng ngày các cụ ăn, còn lục tủ lạnh của trung tâm, lén giở sổ mua thực phẩm của họ ra để xem họ mua những gì, có hôm còn đến vào giờ cơm chiều để xem họ ăn những gì ( chúng em quá quen thuộc với trung tâm, với các cụ nên được thoải mái, tự do ra vào trung tâm mặc dù đến giờ em cũng chẳng nhớ mặt nhân viên, cán bộ ở đấy mấy)
Mỗi tháng, mỗi cụ được trợ cấp 1.050k, mỗi bữa ăn 10k*3/ ngày, 50k tiền tiêu vặt 1 tháng, cụ nào không thể tiêu được thì phải quy ra sữa, bánh để cho các cụ, chứ không hề nhiều như nhiều người tưởng tượng, số còn lại là xà phòng, dầu gội cho các cụ.
Lúc nãy em nhìn thấy hình ảnh 1 chị chụp ảnh, tạo dáng cùng với những người ngồi ăn cơm, có cả những người trần truồng, em chỉ có thể nói được 1 từ " tởm"! Họ lấy đó làm nền, để đánh bóng bản thân? Họ lấy đó làm cái để mua nước mắt của thiên hạ, hay để lấy những câu chửi rủa của cộng đồng đối với những người có trách nhiệm nơi đó? Nếu là người có lương tâm, họ đã phải yêu cầu trung tâm mặc quần áo cho những người bệnh đó, dù họ không biết gì, hoặc có thể xé áo ngay khi được mặc. Những tấm ảnh đó cũng phần nào nói lên được tấm lòng của mấy người đến đó gọi là làm từ thiện.
Người tâm thần họ không có tri thức, không kiểm soát được hành vi của mình, nhưng quan trọng là họ được quan tâm thế nào, đối xử ra sao. Cũng có nhiều cụ cởi truồng, có nhiều cụ đánh nhau sứt da, chảy máu lắm chứ, nhưng họ không hề bị bỏ mặc.
Có thể có những trung tâm quá đông đối tượng, các nhân viên không thể bao quát được hết, chăm sóc tận tình được hết, vậy tại sao những bạn hảo tâm chụp những tấm ảnh kia, theo dõi quá trình sống của các bệnh nhân kia không thành lập một hội tình nguyện viên, không thường xuyên đến giúp đỡ trung tâm, không đến chăm sóc các cụ, mà chỉ biết đến tặng quà và chụp ảnh tự sướng, câu view, câu like?
Ở trung tâm chúng em hoạt động có nhóm em chuyên nấu cơm, 1 nhóm nữa chuyên cắt tóc cho các cụ, chúng em hoạt động rất hiệu quả, các nhà hảo tâm thích ca thán, chửi rủa có thể đến để tham khảo mô hình cùa trung tâm, hoạt động của chúng em để về góp ý và hoạt động với trung tâm trên địa phương mình mà. Nói thì dễ hơn làm, và đặc biệt là chửi, auto chửi lại càng dễ.