- Biển số
- OF-82049
- Ngày cấp bằng
- 5/1/11
- Số km
- 1,695
- Động cơ
- 430,730 Mã lực
- Nơi ở
- Vỉa hè
- Website
- maithanhhaiddk.blogspot.com
Giới thiệu với các lão về quê nhà cháu: "Thành phố... hoa cải đỏ". Quên mất! Hoa phượng đỏ. Mới đi và mới về ngày hôm qua ợ...
----------------------------------------------
Cuối tuần lại chạy về quê. Cữ cuối tháng 5 này, nắng đến há mồm nên vòng phát qua nhà, dồn hết lốc nhốc lít nhít lên xe, phi thẳng ra Đồ Sơn, cách nhà mình tròn 24 km, theo đường chim đi... ôtô.
Thằng bạn thân, sau khi biết mình nằng nặc ra Đồ Sơn ngủ, không chịu về uống bia với nó, đợi lúc mình khìn khịt ngủ trưa, gọi 1 cú điện thoại kêu chuông reng reng khiến mình phải chồm dậy, vơ lấy máy: "Alô". Thằng bạn đầu dây bên kia ráo hoảnh: "Tặng mày câu thơ nhé!" và ngắn gọn: "Đi Đồ Sơn mang... đồ nhà/ Suy đi tính lại đúng là... đồ ngu!" rồi dập máy, tắt nguồn khiến mình tức điên gọi lại, toàn thấy: "Thuê bao quý khách vừa gọi...".
Bật cười: "Trong suy nghĩ của nhiều người, Đồ Sơn chỉ là nơi... đóng gạch, còn Hải Phòng chỉ toàn... hoa cải đỏ" và cứ vẩn vơ: Sao không nhìn thấy cái tốt, cái đẹp để chơi với nhau. Sống trên đời mà nhìn cái xấu, cái chưa được để đánh giá, xét nét thì chẳng bao giờ chơi được với ai, thật đấy!...
Mình thì yêu "thành phố tháng Năm" như lời của cố Nhạc sĩ Lương Vĩnh (thân sinh Nhạc sĩ Lương Minh, Trưởng Ban Văn nghệ của VTV, hôm rồi tặng mình 1 cây đàn ghi ta, để mang ra Trường Sa, tặng lính đảo), bởi tháng 5 này, về Hải Phòng, đến đâu cũng gặp màu đỏ bừng, cháy hết mình trên những thân cây, tán lá...
Hồi nhỏ, hoa phượng cũng rực rỡ thị trấn nhỏ của mình, mỗi khi hè về.
Cái hồi ấy, lũ trẻ con mặc quần thủng ***, tuột cúc, thòi hết cả chim ra ngoài bọn mình, toàn tìm bẻ những bông phượng mới bung hoa, ngắt lấy những thân nhụy vêu vao, xoăn tít đầu để chơi chọi gà. Ngoắc những đầu nhụy vào nhau và giật mạnh, nhụy của đứa nào gãy đầu, là đứa ấy thua và hò dô ầm ĩ cả buổi trưa đầu ngõ.
Những khi đói, lại vặt những quả phượng chín, sắp nở bung và ăn cả hoa trong lẫn vỏ ngoài, nuốt cái thứ chua chua - đăng đắng ấy vào bụng, để tạm quê đi cơn đói thường trực, quặn lên mỗi ngày bao cấp...
Bây giờ về Hải Phòng, hoa phượng không còn ngập tràn mọi con đường, góc phố, hàng cây của thành phố nữa, để nhường cho những loài cây - quả được nhập về, theo phong trào, tùy theo hứng của các thời kỳ lãnh đạo, từ khắp đâu đâu.
Thế nhưng cái đỏ của phượng thì không hề mất, vẫn bền bỉ bám từng đoạn phố, cuối con đường hay ngõ vắng, nơi ngoại thành xa xôi...để khẳng định: Hải Phòng vẫn còn, người Đất Cảng vẫn còn và tính cách ăn sóng nói gió, vẫn mộc mạc, lẩn quất trong mỗi con người xa xứ.
Cuối tuần về với quê hương, mướt mải mồ hôi dỡ xe đạp buộc trên giá nóc, cùng con gái yêu, cũng lũn cũn trên chiếc xe đạp xinh xinh, chầm chậm đạp xe thả dài con dốc, dưới những tán phượng nở bừng chào đón, cháy như đến cùng kiệt - hết mình, mỗi cơn gió thổi qua, lá nhỏ li ti lại rụng như mưa, cùng với những cánh hoa mỏng mảnh, vừa rơi vừa chầm chậm xoay tròn, rắc đầy trên tóc trên vai.
Cuối tuần, đắm mình trong mặn mòi Đồ Sơn, dắt con đi trên vỉa hè thâm quầng màu xưa cũ, phía dưới là biển ngàu vị phù sa, lấp lánh hoa nắng trên đầu những con sóng bé thơ, vụng dại, kể cho con nghe về hoa phượng, nụ bằng lăng và hạnh phúc cười, khi con mướt mải mồ hôi, ầu ơ với chị, chơi chọi gà bằng nhụy hoa phượng, như ngày xưa mình còn thơ bé.
Đêm. Sóng rúc rích dụi đầu vào bãi cát, chen nhau nằm trên mặt cát ấm và thi thoảng đẩy nhau, thành quầng sáng lân tinh.
Những cành phượng cũng thôi thở dài, cựa mình than thở chuyện đã qua, im lặng xếp cành cho những cánh hoa cuộn mình thiu ngủ, màu đỏ cờ cũng nguội lại bởi sương đêm.
Lảnh lót từ chiếc xe nào đó, mở hết cửa kính chầm chậm chạy qua là lời hát "Tháng Năm rợp trời hoa phượng đỏ/ Ôi Hải Phòng thành phố yêu thương/ Ta yêu thành phố quê hương, như yêu chính người thân yêu nhất/ Những hẹn hò bên bờ sông Lấp/ Những con đường tấp nập áo thợ vào ca...".
Hình như lâu lắm rồi, nhiều người Hải Phòng không hát được trọn vẹn bài này, bởi từ khóa "Hoa phượng đỏ" được biến thể thành "Hoa cải đỏ", như như nhắc đến những gì rất thực và tồi tệ, đang xảy ra ở thành phố "Trung dũng - quyết thằng" hồi xưa.
Thế nhưng vẫn còn nhiều người thuộc bài hát đó, giống như những thân phượng, bị người ta chặt hạ để trồng vào đó những hoa sữa, bằng lăng, bàng... nhưng vẫn gan góc lớn lên từ gốc rỉ máu, ướt nhựa bằng những cành khẳng khiu - tua tủa và chỉ vài năm, đã hiên ngang thành cây phượng nhỏ, móp lại thân gày cho nở bùng chùm hoa đỏ tinh khôi...
Mình rời quê, lên Hà Nội. Ông bạn đón, ngồi với nhau uống mấy cốc bia cỏ vỉa hè. Nghe chuyện hoa phượng, ông bạn bảo: "Cả Hải Phòng, chỉ Đồ Sơn là còn nhiều hoa phượng, nở rừng rực từ Cầu Rào đến dinh thự Bảo Đại xưa" và ngậm ngùi: "Hình như, người ta lại có dự án chặt cây khác, để trồng lại hoa phượng, trên hè phố, như ngày xưa!"...
Ừ! Chuyện 1 loài hoa chả có nhiều thứ để nói. Thế nhưng loài hoa làm nên cốt cách vùng đất, cũng như khí chất con người dựng thành đặc trưng miền cửa biển, thì đâu phải chuyện bình thường, để sáng lắc - chiều không, trong phương cách an dân?..
Cứ tự tẩn mẩn nghĩ thế, nhìn xuống đã thấy dăm cánh phượng nhỏ li ti như khẽ khàng nằm trong cốc bia vàng sóng sáng. Thêm nụ hoa cong veo, thắm lửa chống tay trên đĩa lạc luộc, nhụy trắng như mắt lá xoe tròn, dò hỏi: "Là ai mà quan tâm đến cây phượng thế?". Lại thầm thì tiếc nuối trong lao xao gió chiều, đung đưa còi tàu, u u ngoài cảng: "Bây giờ, chỉ hoa phượng còn nhiều ở Đồ Sơn!"...
----------------------------------------------
Cuối tuần lại chạy về quê. Cữ cuối tháng 5 này, nắng đến há mồm nên vòng phát qua nhà, dồn hết lốc nhốc lít nhít lên xe, phi thẳng ra Đồ Sơn, cách nhà mình tròn 24 km, theo đường chim đi... ôtô.
Thằng bạn thân, sau khi biết mình nằng nặc ra Đồ Sơn ngủ, không chịu về uống bia với nó, đợi lúc mình khìn khịt ngủ trưa, gọi 1 cú điện thoại kêu chuông reng reng khiến mình phải chồm dậy, vơ lấy máy: "Alô". Thằng bạn đầu dây bên kia ráo hoảnh: "Tặng mày câu thơ nhé!" và ngắn gọn: "Đi Đồ Sơn mang... đồ nhà/ Suy đi tính lại đúng là... đồ ngu!" rồi dập máy, tắt nguồn khiến mình tức điên gọi lại, toàn thấy: "Thuê bao quý khách vừa gọi...".
Bật cười: "Trong suy nghĩ của nhiều người, Đồ Sơn chỉ là nơi... đóng gạch, còn Hải Phòng chỉ toàn... hoa cải đỏ" và cứ vẩn vơ: Sao không nhìn thấy cái tốt, cái đẹp để chơi với nhau. Sống trên đời mà nhìn cái xấu, cái chưa được để đánh giá, xét nét thì chẳng bao giờ chơi được với ai, thật đấy!...
Mình thì yêu "thành phố tháng Năm" như lời của cố Nhạc sĩ Lương Vĩnh (thân sinh Nhạc sĩ Lương Minh, Trưởng Ban Văn nghệ của VTV, hôm rồi tặng mình 1 cây đàn ghi ta, để mang ra Trường Sa, tặng lính đảo), bởi tháng 5 này, về Hải Phòng, đến đâu cũng gặp màu đỏ bừng, cháy hết mình trên những thân cây, tán lá...
Hồi nhỏ, hoa phượng cũng rực rỡ thị trấn nhỏ của mình, mỗi khi hè về.
Cái hồi ấy, lũ trẻ con mặc quần thủng ***, tuột cúc, thòi hết cả chim ra ngoài bọn mình, toàn tìm bẻ những bông phượng mới bung hoa, ngắt lấy những thân nhụy vêu vao, xoăn tít đầu để chơi chọi gà. Ngoắc những đầu nhụy vào nhau và giật mạnh, nhụy của đứa nào gãy đầu, là đứa ấy thua và hò dô ầm ĩ cả buổi trưa đầu ngõ.
Những khi đói, lại vặt những quả phượng chín, sắp nở bung và ăn cả hoa trong lẫn vỏ ngoài, nuốt cái thứ chua chua - đăng đắng ấy vào bụng, để tạm quê đi cơn đói thường trực, quặn lên mỗi ngày bao cấp...
Bây giờ về Hải Phòng, hoa phượng không còn ngập tràn mọi con đường, góc phố, hàng cây của thành phố nữa, để nhường cho những loài cây - quả được nhập về, theo phong trào, tùy theo hứng của các thời kỳ lãnh đạo, từ khắp đâu đâu.
Thế nhưng cái đỏ của phượng thì không hề mất, vẫn bền bỉ bám từng đoạn phố, cuối con đường hay ngõ vắng, nơi ngoại thành xa xôi...để khẳng định: Hải Phòng vẫn còn, người Đất Cảng vẫn còn và tính cách ăn sóng nói gió, vẫn mộc mạc, lẩn quất trong mỗi con người xa xứ.
Cuối tuần về với quê hương, mướt mải mồ hôi dỡ xe đạp buộc trên giá nóc, cùng con gái yêu, cũng lũn cũn trên chiếc xe đạp xinh xinh, chầm chậm đạp xe thả dài con dốc, dưới những tán phượng nở bừng chào đón, cháy như đến cùng kiệt - hết mình, mỗi cơn gió thổi qua, lá nhỏ li ti lại rụng như mưa, cùng với những cánh hoa mỏng mảnh, vừa rơi vừa chầm chậm xoay tròn, rắc đầy trên tóc trên vai.
Cuối tuần, đắm mình trong mặn mòi Đồ Sơn, dắt con đi trên vỉa hè thâm quầng màu xưa cũ, phía dưới là biển ngàu vị phù sa, lấp lánh hoa nắng trên đầu những con sóng bé thơ, vụng dại, kể cho con nghe về hoa phượng, nụ bằng lăng và hạnh phúc cười, khi con mướt mải mồ hôi, ầu ơ với chị, chơi chọi gà bằng nhụy hoa phượng, như ngày xưa mình còn thơ bé.
Đêm. Sóng rúc rích dụi đầu vào bãi cát, chen nhau nằm trên mặt cát ấm và thi thoảng đẩy nhau, thành quầng sáng lân tinh.
Những cành phượng cũng thôi thở dài, cựa mình than thở chuyện đã qua, im lặng xếp cành cho những cánh hoa cuộn mình thiu ngủ, màu đỏ cờ cũng nguội lại bởi sương đêm.
Lảnh lót từ chiếc xe nào đó, mở hết cửa kính chầm chậm chạy qua là lời hát "Tháng Năm rợp trời hoa phượng đỏ/ Ôi Hải Phòng thành phố yêu thương/ Ta yêu thành phố quê hương, như yêu chính người thân yêu nhất/ Những hẹn hò bên bờ sông Lấp/ Những con đường tấp nập áo thợ vào ca...".
Hình như lâu lắm rồi, nhiều người Hải Phòng không hát được trọn vẹn bài này, bởi từ khóa "Hoa phượng đỏ" được biến thể thành "Hoa cải đỏ", như như nhắc đến những gì rất thực và tồi tệ, đang xảy ra ở thành phố "Trung dũng - quyết thằng" hồi xưa.
Thế nhưng vẫn còn nhiều người thuộc bài hát đó, giống như những thân phượng, bị người ta chặt hạ để trồng vào đó những hoa sữa, bằng lăng, bàng... nhưng vẫn gan góc lớn lên từ gốc rỉ máu, ướt nhựa bằng những cành khẳng khiu - tua tủa và chỉ vài năm, đã hiên ngang thành cây phượng nhỏ, móp lại thân gày cho nở bùng chùm hoa đỏ tinh khôi...
Mình rời quê, lên Hà Nội. Ông bạn đón, ngồi với nhau uống mấy cốc bia cỏ vỉa hè. Nghe chuyện hoa phượng, ông bạn bảo: "Cả Hải Phòng, chỉ Đồ Sơn là còn nhiều hoa phượng, nở rừng rực từ Cầu Rào đến dinh thự Bảo Đại xưa" và ngậm ngùi: "Hình như, người ta lại có dự án chặt cây khác, để trồng lại hoa phượng, trên hè phố, như ngày xưa!"...
Ừ! Chuyện 1 loài hoa chả có nhiều thứ để nói. Thế nhưng loài hoa làm nên cốt cách vùng đất, cũng như khí chất con người dựng thành đặc trưng miền cửa biển, thì đâu phải chuyện bình thường, để sáng lắc - chiều không, trong phương cách an dân?..
Cứ tự tẩn mẩn nghĩ thế, nhìn xuống đã thấy dăm cánh phượng nhỏ li ti như khẽ khàng nằm trong cốc bia vàng sóng sáng. Thêm nụ hoa cong veo, thắm lửa chống tay trên đĩa lạc luộc, nhụy trắng như mắt lá xoe tròn, dò hỏi: "Là ai mà quan tâm đến cây phượng thế?". Lại thầm thì tiếc nuối trong lao xao gió chiều, đung đưa còi tàu, u u ngoài cảng: "Bây giờ, chỉ hoa phượng còn nhiều ở Đồ Sơn!"...