- Biển số
- OF-29
- Ngày cấp bằng
- 22/5/06
- Số km
- 15,743
- Động cơ
- 842,889 Mã lực
- Nơi ở
- Đông dược Phú Hà
- Website
- www.duocphuha.com
Hôm qua em được bác tvdung gửi giấy mời tham quan nhà máy của BKAV, đúng như đã hứa trong thớt về Bphone lần trước. Sau khi đi về thì bận cả ngày nên không kịp vào cập nhật trên OF, không ngờ thớt này dài nhanh thế, chứng tỏ độ hot của Bphone vẫn rất cao. Hôm qua không biết bác nào ở OF tham gia, em tưởng XO đến nhưng không thấy nên đoán là có 2 member tham dự.
Các cảm nhận cá nhân như sau:
1. Khâm phục quyết tâm của BKAV trong việc nghiên cứu và phát triển một sản phẩm như smartphone. Hiếm có đơn vị nào dám nghĩ dám làm đi từ A-Z trong quy trình sản xuất và phân phối sản phẩm như đơn vị này. Nếu bác nào từng nghiên cứu kỹ về ngành điện tử và thiết bị thông minh ở VN sẽ thấy.
2. Em đánh giá cao BKAV trong việc thiết kế (kiểu dáng công nghiệp, thiết kế main PCB và các phần mềm) chứ việc sản xuất và lắp ráp thì bình thường. Về việc này họ có thể làm cho biết, chứ nếu thuê được một nhà máy chuyên nghiệp gia công thuê (kiểu Foxconn chẳng hạn) thì giá thành có thể còn rẻ hơn nhiều mà chi phí sản xuất cũng ít hơn do họ tự động hóa nhiều.
3. Việc đầu tư của BKAV theo thông tin ngoài lề em có đoán được một số, tuy nhiên các đấu tư quan trọng nhất là đầu tư vào con người, sau đó đầu tư mua license & royalty của các hãng công nghệ lõi (vd Qualcomm hoặc Google). Tiền bản quyền trả cho các hãng công nghệ không nhỏ, kể cả phần mềm thiết kế chuyên nghiệp vì nếu sản phẩm thiết kế ra mà không dùng phần mềm có bản quyền thì sản phẩm không hợp lệ, có bán cũng không được. Bác nào đã mua license của Autocad thì biết, vài chục K$ là chuyện thường, trong khi mình toàn đi copy. Các hệ thống máy móc của BKAV trong nhà máy cơ khí thì chắc mua máy đã qua sử dụng để giảm chi phí đầu tư, nhưng như vậy cũng tốt vì đầu tư vào sản xuất thì không phải là ý tưởng tốt vì giá trị gia tăng không cao, chi phí sản xuất của mình so với các nhà máy chuyên nghiệp của TQ, Đài Loan không cạnh tranh nổi. Thông thường chi phí sản xuất điện thoại chỉ vài đô một cái mà quan trọng nhất là việc đảm bảo chất lượng và quy trình kiểm soát nghiêm ngặt. BKAV đã phải đem máy mẫu sang phòng LAB của Qualcomm để test, những chi tiết này đáng nhẽ cần phải nói để người tiêu dùng biết, tuy nhiên không hiểu sao họ lại không nói ra.
4. Ảnh chụp thì cũng kha khá, ảnh của BKAV chụp sẵn và đưa cũng nhiều (do trong nhà máy phải để máy ảnh và điện thoại ở ngoài) nhưng do hơi bận nên em sẽ post lên sau.
5. Nói thêm về việc sản xuất điện thoại, có nhiều mô hình sản xuất trong đó có thể kể đến 2 loại là OEM và ODM. OEM là các đơn vị sản xuất thiêt bị gốc như Xiaomi, Lenovo. Những đơn vị này nghiên cứu và tự sản xuất luôn sản phẩm của mình. ODM là những đơn vị làm thuê, họ có thể nghiên cứu và phát triển ra một số sản phẩm mẫu, sau đó các đơn vị kinh doanh smartphone có thể đến shopping lựa chọn từ các mẫu sẵn có rồi thay đổi đôi chút, gắn mác của mình lên và thuê sản xuất là đem về bán. Đơn vị nào phát triển về công nghệ có thể làm trung gian là xây dưng design house, thiết kế ra sản phẩm rồi mang sang ODM để thuê sản xuất hàng loạt. Trong thiết kế sản phẩm cũng có nhiều thứ, nhưng một trong những thứ quan trọng là thiết kế kiểu dáng công nghiệp (smartphone giờ cạnh tranh đầu tiên về kiểu dáng, sau đó mới là cấu hình) và thiết kế mainboard. Thiết kế mainboard thì khó nhất chí là phần liên quan tới RF, phần này phải được Qualcomm đào tạo chuyển giao công nghệ mới làm được, vì nếu không ngay cả Apple thì cũng bị trục trặc phần anten bắt sóng.
Các cảm nhận cá nhân như sau:
1. Khâm phục quyết tâm của BKAV trong việc nghiên cứu và phát triển một sản phẩm như smartphone. Hiếm có đơn vị nào dám nghĩ dám làm đi từ A-Z trong quy trình sản xuất và phân phối sản phẩm như đơn vị này. Nếu bác nào từng nghiên cứu kỹ về ngành điện tử và thiết bị thông minh ở VN sẽ thấy.
2. Em đánh giá cao BKAV trong việc thiết kế (kiểu dáng công nghiệp, thiết kế main PCB và các phần mềm) chứ việc sản xuất và lắp ráp thì bình thường. Về việc này họ có thể làm cho biết, chứ nếu thuê được một nhà máy chuyên nghiệp gia công thuê (kiểu Foxconn chẳng hạn) thì giá thành có thể còn rẻ hơn nhiều mà chi phí sản xuất cũng ít hơn do họ tự động hóa nhiều.
3. Việc đầu tư của BKAV theo thông tin ngoài lề em có đoán được một số, tuy nhiên các đấu tư quan trọng nhất là đầu tư vào con người, sau đó đầu tư mua license & royalty của các hãng công nghệ lõi (vd Qualcomm hoặc Google). Tiền bản quyền trả cho các hãng công nghệ không nhỏ, kể cả phần mềm thiết kế chuyên nghiệp vì nếu sản phẩm thiết kế ra mà không dùng phần mềm có bản quyền thì sản phẩm không hợp lệ, có bán cũng không được. Bác nào đã mua license của Autocad thì biết, vài chục K$ là chuyện thường, trong khi mình toàn đi copy. Các hệ thống máy móc của BKAV trong nhà máy cơ khí thì chắc mua máy đã qua sử dụng để giảm chi phí đầu tư, nhưng như vậy cũng tốt vì đầu tư vào sản xuất thì không phải là ý tưởng tốt vì giá trị gia tăng không cao, chi phí sản xuất của mình so với các nhà máy chuyên nghiệp của TQ, Đài Loan không cạnh tranh nổi. Thông thường chi phí sản xuất điện thoại chỉ vài đô một cái mà quan trọng nhất là việc đảm bảo chất lượng và quy trình kiểm soát nghiêm ngặt. BKAV đã phải đem máy mẫu sang phòng LAB của Qualcomm để test, những chi tiết này đáng nhẽ cần phải nói để người tiêu dùng biết, tuy nhiên không hiểu sao họ lại không nói ra.
4. Ảnh chụp thì cũng kha khá, ảnh của BKAV chụp sẵn và đưa cũng nhiều (do trong nhà máy phải để máy ảnh và điện thoại ở ngoài) nhưng do hơi bận nên em sẽ post lên sau.
5. Nói thêm về việc sản xuất điện thoại, có nhiều mô hình sản xuất trong đó có thể kể đến 2 loại là OEM và ODM. OEM là các đơn vị sản xuất thiêt bị gốc như Xiaomi, Lenovo. Những đơn vị này nghiên cứu và tự sản xuất luôn sản phẩm của mình. ODM là những đơn vị làm thuê, họ có thể nghiên cứu và phát triển ra một số sản phẩm mẫu, sau đó các đơn vị kinh doanh smartphone có thể đến shopping lựa chọn từ các mẫu sẵn có rồi thay đổi đôi chút, gắn mác của mình lên và thuê sản xuất là đem về bán. Đơn vị nào phát triển về công nghệ có thể làm trung gian là xây dưng design house, thiết kế ra sản phẩm rồi mang sang ODM để thuê sản xuất hàng loạt. Trong thiết kế sản phẩm cũng có nhiều thứ, nhưng một trong những thứ quan trọng là thiết kế kiểu dáng công nghiệp (smartphone giờ cạnh tranh đầu tiên về kiểu dáng, sau đó mới là cấu hình) và thiết kế mainboard. Thiết kế mainboard thì khó nhất chí là phần liên quan tới RF, phần này phải được Qualcomm đào tạo chuyển giao công nghệ mới làm được, vì nếu không ngay cả Apple thì cũng bị trục trặc phần anten bắt sóng.