[Funland] (Thẩm du?) Dường như Việt Nam đang rất năng động, nhanh chóng thử nghiệm, thực hiện các xu thế mới?

202

Xe lăn
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
11,140
Động cơ
2,089,143 Mã lực
Cứ làm đi, thấy sai thì các cụ chém nhiều vào là sẽ tốt.
 

ok.

Xe tăng
Biển số
OF-396393
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
1,299
Động cơ
247,955 Mã lực
Tuổi
34
Đúng thế bác ạ:

Thập kỷ 90 dân ta đã nắm bắt xu thế xây dựng và phát triển đất nước & khu vực "xây dựng ấp nựng bao đời", và đón đầu công nghiệp xây dựng-bds với các tập đoàn xây dựng-bds hùng mạnh.....đến nay các thành phố của ta nhìn choáng ngợp dư Nĩu Ước.

Đầu thập kỷ 20 dân ta nắm bắt xu thế kinh tế biển "không biển mãi lùi khó tiến", và đón đầu công nghiệp đóng tầu hùng mạnh với các tổ hợp kinh tế biển đầy đủ.....đến nay về cơ bản ta đã xuất khẩu tầu biển đi châu Âu.


Cuối thập kỷ 20 dân ta bắt đầu nắm bắt xu thế công nghệ lõi "không lõi chỉ tòi gia công", và đón đầu công nghiệp luyện kim đỉnh cao với các tổ hợp thép, luyện kim tầm thế giới..... đến nay về cơ bản ta xuất khẩu thép vào Âu - Mỹ.

Đầu thập kỉ 21 dân ta bắt đầu nắm bắt xu thế công nghệ cao, năng lượng sạch "không cao, chực cào đất đau lắm"....với sự bùng nổ các tập đoàn công nghệ, năng lượng.....đến nay về cơ bản năng lượng sạch của chúng ta đã vượt sản lượng của Úc châu, ô tô - xe máy làm ra chất lượng đã ngang Đức và sắp được thị trường Mỹ chấp nhận......phần mềm AI của chúng ta đã tung tăng khắp thế giới.

Các thiết bị công nghệ cao chỉ cần thai nghén dưới 30 ngày là ra sản phẩm.....tốc độ thai nghén ra sản phẩm trí tuệ cao của ta giờ đã ngang và hơn cả NASA....
Ví dư NASA thai nghén cái máy thở áp lực cao phải trong 37 ngày mới trình được tt Chum bản đề mô ngày hôm qua và cũng chưa biết bao giờ ra đời hàng loạt được.

Dân ta hay lắm, bắt chen thì thôi cmnr....:))
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,174
Động cơ
82,811 Mã lực
Dù cố tỏ ra mình là dân tộc Thượng đẳng hơn các nước khác nhưng đa số dân kỹ thuật của Mỹ Nhật Hàn hay khối EU đều đánh giá sự tiếp thu nắm bắt công việc cực nhanh của các Kỹ thuật viên người Việt. Sinh viên các trg đại học ở Bển cũng ngạc nhiẻn với việc các SV người Việt ko thu kém họ về học lực.
Nếu CP mạnh dạn cải tạo hệ thống đào tạo đại học, mở rộng đầu vào siết chặt đầu ra thì ko mấy chúng ta sẽ chạy kịp thế giới trên hầu hết các lĩnh vực. Tận dụng tốt lợi thế người đi sau, đi nhanh hơn, chăm chỉ hơn chứ bỏ cái thói đòi đi tắt đón đầu của mấy ông bộ đội trong rừng ra thì chúng ta sẽ hóa rồng trong 1-2 thập niên tới
 

TPS

Xe điện
Biển số
OF-138152
Ngày cấp bằng
11/4/12
Số km
2,272
Động cơ
391,380 Mã lực
cho SV lập trình thì phải.
Thế này thì cứ dùng mã nguồn mở cho minh bạch, giải pháp mở người ta làm sẵn rồi không dùng. Bkav khi xưa cũng trộm core mã nguồn mở thành sản phẩm thương mại sao giờ không dùng mã mở?
IMG_20200425_094330.jpg
IMG_20200425_094351.jpg
IMG_20200425_094414.jpg

Này thì toàn ông lớn, nhưng để cho SV lập trình thì phải.
IMG_20200425_094330.jpg
IMG_20200425_094351.jpg
IMG_20200425_094414.jpg
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
9,788
Động cơ
236,519 Mã lực
Papa e xem tivi về chương trình truy vết và chẹp miệng nhắc tới quyền bí mật thông tin cá nhân.
Có 1 bài dài nhưng đáng đọc gửi các cụ mợ
Truy vết người nhiễm bệnh

Sếp mới nhắn tin hỏi tôi có muốn đánh giá an ninh cho một nhóm đang thiết kế công nghệ "truy vết tiếp xúc người nhiễm Covid" hay không.

"Nhóm thiết kế đang quan tâm yếu tố đảm bảo riêng tư của ứng dụng. Họ đang cần người. Nếu anh muốn giúp tôi sẽ gửi anh xem". Tôi đọc tin mà thấy mở cờ trong bụng. Mấy tuần rồi, đóng góp lớn nhất của tôi, nếu có thể xem là đóng góp, là ở nhà. Dự án là cơ hội tuyệt vời để một kỹ sư như tôi làm gì đó hữu ích hơn.

Sau khi qua đỉnh dịch, xã hội sẽ dần trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng không có nghĩa Covid-19 sẽ không trở lại. Cho đến khi có vaccine, các chuyên gia dự báo sẽ còn nhiều đợt bùng phát. Mỗi khi có người nhiễm mới, chúng ta lại phải thực hiện truy vết tiếp xúc, tức là xác định họ đã từng ở đâu, tiếp xúc những ai để cách ly. Khi số người nhiễm bệnh bùng nổ hoặc khi có những ca "siêu lây nhiễm", tiếp xúc hàng trăm người, truy vết thủ công sẽ mất nhiều thời gian và nhân lực. Công nghệ truy vết tự động hứa hẹn giảm tải cho lực lượng chuyên trách.

Các công nghệ truy vết thường dựa vào vị trí của điện thoại di động để suy ra vị trí người sở hữu, rồi quét xem trong bán kính vài mét có xuất hiện điện thoại của ai khác không. Có nhiều cách xác định vị trí của điện thoại, với độ chính xác khác nhau, như dùng sóng viễn thông, GPS, wifi hay bluetooth. Khó có thể đạt được độ chính xác tuyệt đối, nhưng nếu sai lệch quá lớn sẽ dẫn đến nhiều báo động giả, gây hao tổn sức lực cho đội ngũ chống dịch và hoang mang không cần thiết cho người dân. Cho đến nay, bluetooth được cho là trả lại kết quả chính xác nhất.

Xây dựng một giải pháp truy vết dựa trên bluetooth không quá khó. Thử thách đến từ việc đảm bảo riêng tư (privacy-preserving). Để truy vết hiệu quả, ta phải liên tục theo dõi tất cả mọi người. Nhưng các chi tiết về tình trạng sức khỏe, việc họ đã ở đâu, làm gì, gặp ai, vào lúc nào là những thông tin cá nhân thuộc dạng tối mật, nhạy cảm nhất của mỗi người, không thể tùy tiện chia sẻ cho ai khác hay công khai trên mạng.

TraceTogether là công nghệ truy vết đầu tiên do chính phủ Singapore công bố. Công nghệ này đơn giản và hiệu quả, nhưng có nhược điểm là người sử dụng phải chấp nhận bị theo dõi, bất kể có bệnh hay không. Khi Covid-19 bắt đầu lan đến Mỹ và châu Âu, các chuyên gia phương Tây bắt tay vào nghiên cứu và phát triển giải pháp an toàn hơn. Chỉ trong vòng vài tuần, đã có hơn 60 nhóm dự án ra đời, đa số là mã nguồn mở, trong đó có những nhóm đến từ các đại học danh tiếng như ETH ở Thụy Sĩ - nơi Einstein từng thi rớt, MIT và Stanford ở Mỹ hay Waterloo ở Canada.

Công ty của tôi, Google, cũng đã tuyên bố hợp tác với Apple để phát triển một công nghệ truy vết đảm bảo riêng tư. Mặc dù là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường điện thoại, hai bên đã bắt tay để giải quyết các khác biệt trong công nghệ bluetooth giữa iOS và Android, cùng nhau tạo ra một nền tảng truy vết hợp nhất. Đây là dự án tôi may mắn được tham gia.

Ý tưởng của công nghệ truy vết đảm bảo riêng tư khá thông minh. Điện thoại của A sẽ liên tục phát ra mã số ngẫu nhiên. Khi A ngồi cạnh B, điện thoại của cả hai sẽ trao đổi mã số. Chúng cũng nhớ mã số chúng đã gửi đi và đã nhận được trong vòng 14 ngày. Nếu A nhiễm ‘Cô-vy’, mã số của A sẽ được đánh dấu đã nhiễm. Vì mã số là ngẫu nhiên, danh tính và thông tin cá nhân của A theo đó được giữ kín, nhưng điện thoại của B vẫn có thể kiểm tra xem nó đã từng nhận được mã số bị nhiễm nào không. Nếu đã nhận được quá nhiều mã số bị nhiễm, tức là B đã tiếp xúc với người bệnh đủ lâu. B sẽ được cảnh báo.

Ý tưởng cơ bản là vậy, nhưng để xây dựng được giải pháp tối ưu, chúng tôi sẽ phải thử nghiệm, tính toán chi li từng phần triệu giây và từng byte bộ nhớ. Mục tiêu là tìm được điểm cân bằng giữa nhiều yếu tố đối nghịch nhau, như an toàn, riêng tư, chi phí và sự tiện lợi cho người dùng. Một bài toán vừa khó vừa hết sức thú vị. Tin vui là có rất nhiều người thông minh ở Google, Apple và nhiều đại học trên thế giới cũng đang ngày đêm suy nghĩ về việc này. Sản phẩm chưa hoàn thành, tôi không thể chia sẻ thêm gì nữa, nhưng ở đây tôi còn muốn bàn đến một khía cạnh khác: quyền riêng tư.

Tại sao người phương Tây lại rất quan tâm đến quyền riêng tư? Sẽ có người nghĩ, phải chăng họ có tật mới giật mình, chứ quang minh chính đại thì có gì phải giấu. Không phải vậy. Trước nhất, quan tâm và bảo vệ riêng tư không có nghĩa là giấu giếm sai trái. Có rất nhiều chuyện ở đời ta không muốn người khác biết, đơn giản vì đó là chuyện cá nhân. Từ việc thường ngày gặp ai, làm gì, ở đâu đến xu hướng tình dục, tôn giáo, quan điểm chính trị... Chẳng có gì sai trái, nhưng không phải ai cũng muốn khoe với thiên hạ. Chẳng ai muốn bị đặt camera theo dõi trong nhà, kể cả những người trong sạch nhất.

Suốt thế kỷ 20, người phương Tây đã trải qua nhiều cuộc bể dâu, phần lớn do các chính phủ gây ra. Lịch sử đau thương đã tạo dựng văn hóa và nền tảng pháp lý không cho phép các chính phủ ngang nhiên xâm phạm đời sống riêng tư của mỗi người. Người phương Tây hiểu rằng, nhà cầm quyền có thể bỏ tù hoặc thậm chí tử hình công dân, cho nên hạn chế chia sẻ thông tin với chính phủ là một cách tự vệ. Vì một khi thông tin cá nhân lọt vào tay người có quyền, không ai đoán được nó có thể bị sử dụng hay diễn dịch như thế nào. Cùng một dữ liệu, thông số, khi diễn dịch trong những ngữ cảnh khác nhau sẽ dẫn đến những kết luận rất khác nhau.

Có người lý lẽ rằng, lúc bình thường ta cần phải bảo vệ thông tin cá nhân, nhưng giữa đại dịch, việc chia sẻ tên tuổi, đã ở đâu, làm gì, với ai của người nhiễm hoặc nghi nhiễm sẽ giúp giảm lây lan cho cộng đồng. Đó là việc nên làm, không có gì phải suy nghĩ. Họ lập luận rằng từng người phải hy sinh lợi ích cá nhân để bảo vệ lợi ích cộng đồng. Sau này hết dịch, mọi thứ sẽ quay về như cũ.

Khủng hoảng nào rồi cũng sẽ qua, nhưng kỳ thực những thay đổi về chính sách tưởng là tạm thời thường sẽ ở lại rất lâu. Sau vụ 11/9, nước Mỹ gấp rút thông qua Đạo luật Yêu nước, trong đó có những điều khoản xâm phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền Hiến định của người dân Mỹ. Năm sau là 20 năm xảy ra vụ 11/9, nhưng đa số các chính sách trong Đạo luật này vẫn còn hiệu lực sau khi được gia hạn nhiều lần.

Người dân phương Tây đang chật vật chống đỡ dịch bệnh, đang mất mát quá nhiều, nhưng đa số vẫn không chấp nhận từ bỏ riêng tư của mình hay xâm phạm riêng tư của người khác trên danh nghĩa chống dịch. Tôi không dám khẳng định họ đúng hay không, bởi mỗi lựa chọn đều có giá của nó. Trong những ngày này, khi cùng với nhiều đồng nghiệp Âu, Mỹ tìm giải pháp ưu việt bảo vệ riêng tư cho người dùng sản phẩm, tôi nhận ra rằng, nếu không quan tâm đến quyền lợi của người khác, người ta có thể dễ dàng triển khai ngay một giải pháp truy vết hiệu quả.

Nhưng, cuộc đời thường đưa ra hai lựa chọn: dễ hoặc đúng. Chọn điều đúng luôn khó hơn việc dễ gấp nhiều lần, không chỉ với mỗi người và cả với mỗi chính phủ.

Dương Ngọc Thái
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
9,788
Động cơ
236,519 Mã lực
Sao lại hai lưỡi, không chính xác ạ
Hị dạ :D mấy lưỡi cụ ơi?
Ý em chúng ta nên cẩn trọng với những gì ta trao đi, hoặc bị buộc phải trao đi, còn rất nhiều năm phía trước, mỗi quyết định hiện tại ảnh hưởng lớn tới tương lai sau khi dịch bệnh qua đi.
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
33,661
Động cơ
972,957 Mã lực
Cứ để thời gian trả lời thôi :D
 

meodenminh

Xe điện
Biển số
OF-723782
Ngày cấp bằng
4/4/20
Số km
4,140
Động cơ
241,939 Mã lực
Hị dạ :D mấy lưỡi cụ ơi?
Ý em chúng ta nên cẩn trọng với những gì ta trao đi, hoặc bị buộc phải trao đi, còn rất nhiều năm phía trước, mỗi quyết định hiện tại ảnh hưởng lớn tới tương lai sau khi dịch bệnh qua đi.
Em lại thấy ứng dụng này làm sao mà chính xác được, vì
+ có phải máy nào cũng bật BT đâu
+ mà nghe đâu cự ly truyền BT đến 15m

còn Chuyện bảo mật thông tin cá nhân chưa nói đến
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top