[CCCĐ] Thăm đảo tiền tiêu Bạch Long Vĩ

paulsteigel

Xe buýt
Biển số
OF-347998
Ngày cấp bằng
24/12/14
Số km
965
Động cơ
4,488 Mã lực
Nơi ở
Hà nội, Hòa Bình, Nam Định
Website
www.sfdp.net
Hẳn cũng chưa có nhiều cụ trên này đi được ra đến nơi xa xôi nhỏ bé nằm giữa biển này... Nhân chuyến đi, em xin có vài nhời chia sẻ cảm nhận và kinh nghiệm với các cụ. Ảnh kèm theo chỉ để minh họa nên các cụ đừng chém ợ.

Nhà em lập kế hoạch đi khá đơn giản (nhà em vốn ưa kiểu ngẫu hứng này):
Cuối tháng 3 Xác định là đi đâu đó, 1 tuần trước khi đi chốt Bạch Long Vĩ. Cũng hơi lo lắng chút nhưng nghĩ đi xa, không có nhiều người đi nên không sợ tắc đường...

20-22/04: Lùng sục thông tin và cụ Gúc cũng cho được vài thứ hữu ích, bọn em tìm được số của anh Đạt từ trang phượt
https://www.phuot.vn/threads/thong-tin-them-ve-di-ra-dao-bach-long-vi-nam-2016.286943/
Nhấc điện thoại hỏi và được cụ này tư vấn khá chu đáo, cung cấp khá đủ thông tin, từ lịch tàu đến khách sạn, nhà hàng.
Em dặn bà xã chuẩn bị đầy đủ: lương khô, thuốc chống say sóng và một số đồ ăn nhẹ (xúc xích, bánh cho bọn trẻ con).
6:30 sáng 27/04 cả nhà lên đường (10 người, 8 nhớn, 3 nhỏ chui vào con 7 chỗ);
Googlemap hướng đến cảng cá Lập Lễ 129 km thẳng tiến
Qua cầu Thanh trì em rẽ vào Cao tốc Hải phòng mới, đường tương đối thoáng, nắng sáng mà đã chói chang, em bận lái nên chỉ tả mồm cho các cụ thôi ạ.



Xe hơi quá tải, thỉnh thoảng lốp sau chạm vỏ nghe xót xót là, em cứ tằng tằng 90 mà tiến.
Rẽ vào đường 10 đường có đông hơn, chủ yếu là xe tải. Đi gần 20 km là hết đường đôi, bắt đầu vào đường đơn và thấy cảnh sát nhiều hơn, có vài chú bị thổi chắc quá tốc độ.
Em cứ theo hướng dẫn của Googlemap chạy đến Thủy Nguyên, qua khu công nghiệp VSIP và rẽ vào xã Lập Lễ. Đường vào xã khá nhỏ mang tính chất đường quê. Vợ cằn nhằn sao không dừng lại mua gì sợ ra đảo không có gì ăn, thế là em tấp vô, ông Ngoại xuống làm ngay thùng bia (hơi ngại nhưng cũng kệ ông thôi vì biết rõ là đi đâu thì đi, món bia là món sẵn có và dễ kiếm nhất).
Suốt dọc đường đi anh Đạt nhiệt tình gọi liên tục và hướng dẫn. Đến trung tâm xã thì gặp cụ Đạt, cụ ý nhìn biển xe và đoán là đoàn em nên chủ động ra gặp. Sau đó cụ ý đi trước dẫn đường nhưng đi quá nhanh nên sau vài phút em lại phải tự đi với Googlemap.
Có vẻ với đường đồng bằng, Googlemap hoạt động tốt, em đi đường tắt qua cánh đồng còn đến trước cả ông Đạt.
8:45, cả đoàn đến cảng cá Lập Lễ (ở đây người dân địa phương gọi là cống Mắt rồng). Hạ đồ đạc xong, em theo anh Đạt nhiệt tình đi gửi xe tại một nhà hàng ở đầu cảng cách đó khoảng 300m. Nói chung nơi gửi khá rộng rãi, sạch sẽ, có bảo vệ, khá yên tâm. "Anh Đạt nhiệt tình" nói, ở đây hay ngoài đảo chỉ cần bảo em là khách quen của a Đạt là ai cũng tạo điều kiện.

Đường chính trong khu cảng


Nước triều xuống, trơ đáy bùn và rác rưởi, điều vẫn thường thấy ở ta




Và đây là anh Đạt nhiệt tình ạ, trên bàn là 10K em nhặt được biếu cụ ý để đánh đề...



Sau khi gửi xong, em với chú em cọc chèo tìm một quán nước ngồi và hút trộm thuốc (vợ em, vợ nó đều cấm phì phèo - hic). Tiện thể phỏng vấn thêm với cụ Đạt thì biết cụ trước là dân công tác Đoàn trên đảo, sinh năm 74 và là tác giả bài Bạch Long Vĩ quê tôi... Cụ này khá vui tính và công nghệ, cũng có kênh youtube riêng với vài ngàn lượt like.
Làm vài tuần trà xong, em mua một ít quẩy và bánh khô cho bọn trẻ con rồi lên tàu. Con tàu ra Bạch Long vĩ là tàu hàng của nhà tàu Tâm, trông khá ổn (đúng như anh Đạt nói, to gấp đôi tàu cá thường nên đi biển sẽ đỡ say sóng hơn, có giường ngủ đầy đủ ở sàn 1 và sàn 2).
Tàu đi ra đảo đây ợ, có 2 tầng với khoảng 40 chỗ ngủ ở tầng 1 và tầng 2. Tàu này là tàu hàng khoảng 200 tấn, máy 1000 mã lực (theo chủ tàu). Em cũng cơ bản yên tâm hơn rồi



Cầu cảng khá cao do nước triều xuống, nhà tàu thiết kế một cái cầu để trượt người và hàng xuống... lúc trượt, ông ngoại nhà em rơi mất quả kính lão... èo thôi của đi thay người


và hàng ra đảo đây, đủ cả, từ mì tôm, bia, ga và đặc biệt nhất phải là rau xanh, dê và gà vịt. những món này ngoài đảo có ít lắm.








Nhìn đống gạch thế này, em đoán kiểu gì tí nữa dê cũng bị gạch đè (quả đúng, vừa ra đến biển Cát Bà, đống gạch đã bị đổ). Dưới hầm này là chỗ đựng các đồ như gạo, thực phẩm cần trữ lạnh


Cây xăng di động đây ạ

Nếu các cụ đi kèm trẻ con thì phải áp dụng món cầu trượt hồi mẫu giáo nhé



Theo gợi ý của a Đạt, bọn em chọn giường tầng 2 ở sàn 1, phía bên trái vì sẽ không gần phòng máy và không bị nóng). Kinh nghiệm đi rồi mới thấy đó là lựa chọn phù hợp (* ít nhất là khi đi ra ngược sóng, nhưng khi về thì nên đổi bên vì sẽ bị sóng tạt ướt hết nếu ngồi/ nằm bên này);
Đây là lúc uống thuốc chống say sóng vì tàu sẽ đi tầm 1.5h trong sông, lạch rồi mới ra biển.


11:00 tàu chạy. Từ bến ra đến cửa biển Bạch Đằng mất gần 1 tiếng, bọn em đi qua nhiều điểm quen thuộc.
Nhánh sông chảy ra Lạch huyện đây ạ, 2 bên bờ là tràm, đước, có nhiều chim cò kiếm ăn lắm. Đầm cụ Vươn (Tiên Lãng) ngày trước hình như cũng giông giống khung cảnh dư lày! (cảm ơn cụ hailuatn đã sửa giúp).


Giời hơi âm u, em hơi lo lo tẹo


Vinfast bên Cát Hải đây ạ


Gần cửa Bạch Đằng họ đang xây 2 cái tháp bê tông to dư lày, em chả biết là cái gì (kiểu cột điện vượt sông thì phải). Nhờ các cụ Khai sáng!

Còn cầu Bạch Đằng đây ợ (trước cứ nghĩ cầu Kiền, nhưng cụ MinhNam_1805 đã sửa giúp rùi)

 
Chỉnh sửa cuối:

paulsteigel

Xe buýt
Biển số
OF-347998
Ngày cấp bằng
24/12/14
Số km
965
Động cơ
4,488 Mã lực
Nơi ở
Hà nội, Hòa Bình, Nam Định
Website
www.sfdp.net
Hành trình say Sóng...
Em đi biển nhiều nên sẽ không sao nhưng Ông bà và bọn trẻ con chắc sẽ say lắm. Lúc tàu đi trong lạch thì tương đối yên, mọi người còn trèo tầng nóc tự sướng, ra đến cửa Bạch Đằng, không ai còn dám lên mái nữa. Tàu bắt đầu dềnh lên chúi xuống, chỉ còn em và một bác Thợ ảnh (thấy máy móc ngon nghẻ, quần áo nhiều túi) ngồi trên nóc. Đi ra đến Cát Bà, bác ấy bẩu, tí nữa ra biển tôi chụp cho ông, ông chụp cho tôi nhé! ở đây mọi thứ chưa đẹp lắm. Em nghĩ sẽ không có khoảnh khắc ý đâu ợ.

Ông cụ nhà em còn tươi tỉnh lắm đây ạ, ra hóng gió gần buồng lái tầng 2.

Ra đến ngang quần Đảo Long Châu, cụ kia phải bò xuống, lúc này sóng đã mạnh lên hơn nhiều (tầm cấp 6). Xuống kiểm tra, thấy mọi người ngủ yên cả. Có cặp vợ chồng trẻ bắt đầu nôn, cả bố cả mẹ và con đều vừa nôn vừa khóc (nước mắt cứ chảy ra khi nôn thôi ợ), đầu óc xõa xượi trông thật tội.

Qua khỏi quần đảo Long Châu, trời tối sầm, tôi bắt đầu lo dông đến, nhưng xem hướng mây và gió thì chắc ra khơi sẽ không sao.







Cát Bà xa xa đây ợ


Vài thuyền đánh cá










Tàu container vào cảng Hải Phòng


Ông cụ nhà em ( sóng to quá không đứng yên chụp được ợ)


Bà con say hết cả, nằm đờ đẫn


Say sóng

và cả những thanh niên khỏe nhất trong đoàn cũng nôn mửa - trải nghiệm say sóng thật kinh khủng - các cụ chốt - "ác hơn say rượu con ạ"
Đi thêm 4 tiếng nữa, đến 8:00 ánh đèn điện âu tàu hiện ra, không ai đủ khỏe để nhìn và xem được nữa! còn mỗi em cô đơn ngắm nhưng không tác nghiệp được.
Cảm giác duy nhất nhận được đó là: vui vì được trải nghiệm cảm giác cũ hơn 15 năm trước, hồi làm Hướng dẫn đi tour cát bà...
Tay lái thuyền khá khéo, cắt sóng cả rất tốt nên cảm giác lo lắng cũng đỡ hơn.
Tàu tiến về Âu phía Nam đảo, chúng tôi lên bờ, phờ phạc song vui sướng! Lần đầu tiên trong đời với các thành viên (em thì không), được đến một vùng đất tiền tiêu xa xôi giữa biển khơi.




Quần đảo Long Châu, từ đây ra còn 80 km nữa, tàu hành trình ở tốc độ 10 hải lý/h

Bỏ lại Cát Bà ở phía sau. Ngày trước ra Cát Bà, Cô Tô thây sóng to đã ngại, giờ còn được hưởng thụ sóng cấp 5 theo gió Nam vào



Đằng sau em giờ mờ xa, mờ xa, tiếng hành trình thứ 4

Giời xanh giở lại, sóng cứ nối nhau tới







Đến nơi rồi ạ


Mệt mỏi, thở phào, chú em này trông thế mà 2 lần cho cá ăn chè...



Ghẹ 50kg trên đảo đây ợ (sẵn lắm)



Ông bố say sóng, khóc giờ đã ngồi nghiêm chỉnh thế này


Check in Nhà khách Minh Hoan kiêm nhà hàng. Đây là Khách sạn to nhất đảo với 12 phòng/ 3 tầng, không có điều hòa. Ở đảo gió to lắm, mở cửa sổ là mát rượi, đến đêm thâm chí còn lạnh

Một nồi cháo Bào ngư là đủ cho một bữa tối, kinh nghiệm của cụ Đạt nhiệt tình cho thấy đây là lựa chọn đúng, chỉ cần đặt nồi cháo 1 triệu/ 5 suất là đủ cho 10 người sau một chuyến đi dài, mệt mỏi.



Ông cụ nhà em trông tươi tỉnh hẳn

 
Chỉnh sửa cuối:

xulu

Xe tăng
Biển số
OF-8407
Ngày cấp bằng
17/8/07
Số km
1,533
Động cơ
550,847 Mã lực
Website
vn.360plus.yahoo.com
Hay đây. Em xin căn tầng 1 để hóng. Chúc Cụ có chuyến đi thành công và vui vẻ.
 

paulsteigel

Xe buýt
Biển số
OF-347998
Ngày cấp bằng
24/12/14
Số km
965
Động cơ
4,488 Mã lực
Nơi ở
Hà nội, Hòa Bình, Nam Định
Website
www.sfdp.net
Ngày 2 - 28/04 - Khám phá đảo tiền tiêu
Đêm 27, ăn xong, về khách sạn, ai cũng mệt nên chìm vào giấc ngủ rất nhanh. 5h mở mắt đã thấy ánh mặt trời vàng ruộm chiếu lên bức tường đối diện trong phòng. Các cụ nhà em đã dậy từ lúc nào, xuống đi thăm âu tầu và nói chuyện với dân địa phương.
Bạch Long Vĩ là đảo xa nhất trong vịnh Bắc Bộ của chúng ta, trước 1992 chỉ có Bộ đội đóng quân. Xa hơn về quá khứ, đảo này từng bị quân đội Tưởng chiếm đóng từ tay Nhật, Pháp sau đó Tàu Mao chiếm lại và "giữ hộ" cho ta rồi trao trả lại vào năm 1955 và trợ giúp xây dựng trạm ra đa cảnh giới không lưu.
Người tàu trước khi ra đi cũng để lại hệ thống hầm ngầm, giao thông hào và các vị trí phòng thủ bờ biển 3 cấp dày đặc từ sát mép nướ đến đỉnh đồi. Toàn bộ các ụ pháo phòng ngự đều kết nối trực tiếp được với nhau qua hệ thống giao thông hào và đường hầm. Hiện tại hệ thống phòng ngự lớp 2 cách mép nước tầm 100m, hệ thống hầm hào bị xuống cấp nhiều.
Nằm 1992, Chính phủ chuyển đảo thành đảo Thanh niên và đưa thanh niên xung phong ra lập nghiệp, nhiều hộ dân ở xã Lập Lễ, Thủy Nguyên Hải Phòng cũng được di ra ngoài đảo lập vùng kinh tế mới. Từ lúc này, đảo được chính thức chuyển theo hướng xây dựng thành căn cứ hậu cần dịch vụ biển cho ngư dân. Âu tàu phía Nam được khảo sát và xây dựng đến anwm 1997 hoàn thành. Ở ngoài đảo, không có chế độ cấp quyền sử dụng đất, nhà nước cho dân mượn đất dài hạn. Quỹ đất hạn chế, đảo khá nhỏ chỉ khoảng hơn 3km vuông (lúc triều thấp và 1,78 km2 lúc triều cao nên cũng không có quỹ đất canh tác.
Toàn bộ thực phẩm, rau xanh phải mang ra từ đất liền thông qua hệ thống tàu vận tải không định kỳ của quân đội, tàu khách Bạch Long (mới đóng được vài năm) của Thanh niên xung phong và đội tàu vận tải hàng hóa của ngư dân chạy từ các bến trong xã Lập Lễ, Thủy Nguyên.
Đáng nể là đội tàu của ông Tâm với 4 tàu vận tải dịch vụ cỡ lớn 200-250 tấn có thể đi lại được trong hầu hết hoàn cảnh (sóng cấp 9 đổ lại, ngoại trừ khi có bão). Hầu như ngày nào cũng có chuyến ra, vào, giờ thay đổi tùy theo tiến độ bốc hàng.
Trên đảo trước đây không có nước (trước đây được đặt tên là đảo Vô Thủy) nhưng từ năm 1992, các đoàn nghiên cứu đã tìm được vài điểm có mạch nước ngầm và có thể cung cấp được cho nhu cầu sinh hoạt hạn chế. Hiện tại, nhà nước đang đầu tư hồ chứa nước mưa khá lớn ở trung tâm đảo, dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 5/2019. Khi có hồ, nước sinh hoạt và dịch vụ không còn là vấn đề lớn nữa.
Đến tận bây giờ, các hoạt động dân sự trên đảo vẫn chỉ chủ yếu là phục vụ cho ngư dân các tỉnh ra đánh bắt và vào trú ngụ. Cư dân trên đảo có khoảng 600 khẩu, là bộ đội ở lại, ngư dân định cưa từ nhiều tỉnh (Quảng Ngãi, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng, Nam Đinh, Quảng Ninh...). Cũng chính vì lẽ đó mà nét đặc trưng thấy rõ trên đảo là cảm giác về sự an toàn, thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau của bà con.
Trên đảo không có gì mang tính thu hút đối với khách du lịch phổ thông, có Bãi cát dài nối từ âu tàu phía Nam sang phía Bắc nhưng ít cát, nhiều đá sắc nhọn, rác trôi vào rất nhiều.
Nếu có nhu cầu tham quan, khách chỉ có thể đi bộ/ đi xe máy (thuê, tự đổ xăng) theo đường quanh đảo (khoảng 6km/ vòng), thăm các ụ pháo phòng thủ bờ biển, thăm hồ chứa nước ngọt, bãi đá phía đông, nhặt ốc nón, bào ngư (khi triều xuống), ngắm chụp ảnh đài ra đa không lưu, tháp Hải Đăng, thăm bãi tập bắn phía Bắc đảo, đi bộ qua rừng phi lao, thăm khu chăn nuôi vịt nước mặn của Thanh niên xung phong và cuối cùng về trung tâm huyện thăm chùa Bạch Long và Đền thờ Trần Hưng Đạo. Buổi chiều, nắng hạ có thể ra đường bờ biển uống bia, xem thả diều sáo. Buổi tối, có thể đi thuyền nhỏ thăm âu tàu và nhìn thành phố đèn ban đêm hoặc cắm trại, đốt lửa cũng như các hoạt động cùng nhân dân địa phương.
Trong 1 ngày, nếu không chịu khó đi bộ, khám phá, bạn sẽ thấy chán ngay. Mình sẽ viết một bài hướng dẫn cách đi cụ tỉ sau. giờ là một vài bức ảnh làm tin.
Đà tàu thời XHCN, đây là khu vực sửa chữa tàu cá ngày xưa, bây giờ không còn ai sử dụng, thảng hoặc lắm vào lúc bão thì được sử dụng để kéo tàu cá cỡ nhỏ lên bờ. Gần như toàn bộ khu vực sửa tàu cá giờ được chuyển sang xây khách sạn, kios bán hàng, karaoke. Khách sạn Minh Hoan ngay cạnh khu vực này.
Đoàn nhà em đi 3 ngày 27 đi 30/4 về, thời gian này là khá hợp lý và đỡ mệt mỏi


Rác, vẫn là rác ở khắp nơi...




Buổi sáng của đoàn, đi bộ vòng quanh đảo, điểm đầu tiên, công viên Tuổi trẻ Sông Hồng với khu Nhà nghỉ TNXP và cột mốc.

Biển cảnh báo khu bảo tồn...



Một gia đình (nhà giống kiểu miền trung - Huế)


Và trong vườn là rau xanh nhưng do đất cát, thiếu nước nên sức sống kém lắm


Đường phố chính trong đảo đây, yên bình lắm ợ! Cà phê, tẩm quất, karaoke chạy suốt con phố này.


Con gái chụp ảnh trong công viên. Sáng ra cũng có người ra tập thể dục nhưng là cac chú Bộ đội chạy vòng quanh công viên ợ!


Đây là nơi ghi dấu ấn 62 thanh niên xung phong ra đảo năm 1992, chỗ này có nhà nghỉ, phòng điều hòa các cụ ạ và có sân khấu khi có tour của TNXP tổ chức.


Dấu vết của ngày xưa!



Còn đây là con đường leo lên tháp Hải Đăng từ Công viên Tuổi trẻ


Nhà hàng thanh niên, hầu như chỉ mở một hai ngày trong tháng!




Trên đường ra bãi Đông, đi qua ụ pháo phòng thủ lớp 2...Chả biết là khẩu gì, em vào chụp mà không có ai kiểm tra


Trên đỉnh đồi là 2 quả ra đa kiểm soát bầu giời và phía xa bên phải là cổng vào đền Trần Hưng Đạo


Khoảng màu xanh hẹp bên rìa mép ra bãi Đông đây ạ, toàn sú vẹt và người ta đang trồng thêm phi lao và cây Phong Ba


Nhà khách của trâu bò do các anh chị TNXP quản lý. Ở đây có khá nhiều trâu bỏ, con nào cũng béo và khá lạ người. Trên đường đi phải cẩn thận không dẫm mìn như chơi



Nhìn ra bãi Đông, xa xa có vài bà con, anh em đang đi lật từng viên đá để nhặt ốc nón, đào ngao, con bồm bộp


Khu nuôi vịt nước mặn của TNXP

Đường lên công trường xây Hồ nước mưa






Bãi Đông, toàn là rác trôi từ biển vào... từ bãi này ra khoảng 3km là đến khu lặn ngắm san hôn (khi muốn lặn phải thuê ngư dân chở ra và may thì được hôm sóng bé các cụ ợ)





Công trường hồ chứa nước mưa



Đang đổ đáy sắp xong rồi ạ, nay ngày lễ, anh em công nhân không làm gì.


Bãi đỗ xe của bà con đi đào ngao, đào ốc, chìa khóa vẫn cắm nhưng chả sợ bị mất!


Đàn vịt nước mặn


Bãi Đông rộng khoảng 500m khi triều thấp và dài suốt dọc phía Đông của đảo, nhiều ốc, tôm tít, ngao.. và cá ở lại khi nước rút.


Xe máy kéo rơ móc - công cụ vận tải chính của bà con trên đảo, từ người đến cá, hàng hóa...vv

Một cái giếng bỏ hoang từ thời Trung quốc thì phải
 
Chỉnh sửa cuối:

paulsteigel

Xe buýt
Biển số
OF-347998
Ngày cấp bằng
24/12/14
Số km
965
Động cơ
4,488 Mã lực
Nơi ở
Hà nội, Hòa Bình, Nam Định
Website
www.sfdp.net
Tiếp tục khám phá đảo tiền tiêu - Bạch Long Vĩ
Mới sáng ra đã nằng chang chang, được cái mát, gió cấp 5-6 lồng lộng, cả nhà vừa đi bộ vừa nghỉ, dọc đường thấy vài 4-5 ụ pháo nữa thì đến phía Bắc đảo.
Mọi người ngại đi nắng nên đi ngang qua bãi thao trường. Ở đây đảo được sinh ra do quá trình phong hóa nền đá gốc nên nhiều nơi lớp đất mặt rất mỏng, công sự phòng thủ chống đổ bộ ở bắc đảo có chỗ chỉ đủ che người nằm, ngồi là hở sọ ngay...

Công cụ vận chuyển chính trên đảo, các anh lái xe công mi ni này giỏi lắm lượn lách khắp nơi với rơ mooc mà không gây tai nạn



Một anh DPM thời Hồ Cẩm Đào hằn nguyên dấu vết của biển!


Ngang qua một ụ pháo ở phía Bắc đảo, cây cối chính trên đảo là cỏ sắc cạnh phi lao và xương rồng gai.



Một ụ pháo hỏng (các anh bộ đội gọi là phương tiện nghi binh trận địa pháo)


Hoa xương rồng gai

Còn đây là mấy chị Trâu đang nuôi con, hóng động vật lạ




Thao trường, trận địa chống đổ bộ phía Bắc đảo



Nóng quá, bọn em đi bộ xuyên qua rừng phi lao, lôi đi toàn phân trâu bò và có nhẽ mọi người đều làm như bọn em, đi tắt qua đây nên lối dù mòn nhưng dấu hiệu người đi lại khá rõ ạ, vào rừng phi lao mát hơn hẳn - bọn em đã sang hẳn phía Tây đảo mát vì có bóng mát nhưng ít gió hơn


mấy tên nhóc hóa ra lại khỏe hơn người lớn, đi lại băng băng, chỉ khi gặp sâu róm mới kêu ầm ỹ... hic trẻ con thành phố


Cắt ngang qua trang trại bò có chú bộ đội đang dọn phân thì tới đường công vụ của Quân đội

Đoàn binh nhà em đây ợ



Vét nốt thùng bia mang từ đất liền ra


Chặng đi bộ của bọn em dừng ở đây, sau khi đi một hồi mệt nhoài, cô em gặp mấy chú bộ đội quản kho quân dụng, gạ thuê xe máy, các chú bộ đội mời cả đoàn lên giao lưu uống nước và nói chuyện. Vì các chú không cho chụp choẹt nên em chỉ kể mồm thôi.
Các chú ở đây đa phần đều tuổi quân 15-20 năm đóng quân ở đảo, mấy tháng về đất liền 1 lần, nói chung cuộc sống thiếu thốn về tinh thần.
Trước đây khi còn đông bộ đội thì vui hơn, từ 1993 có thêm dân các chú có thêm thú vui đi ăn ghẹ và trà đá buổi tối ở cảng phía nam.
Bọn em được các chú xe ôm về khách sạn, 50K/ chuyển, nhưng các cụ nhất trí bồi dưỡng thêm đủ 100K/ xe; 3 chú bộ đội trong 30 phút có thêm mỗi chú 200K thu nhập...

Đây là một phần bãi cát cạnh âu tầu phía nam ạ




Còn đây là đường đi bộ phía Nam đảo nằm giưa Âu tàu phía Nam và phía Bắc. Âu phía Nam tàu vào trú nhiều nhất vì hoàn thành đã lâu và mới được mở rộng thêm, tuy vào mùa gió Chướng - gió Nam, sóng đánh trực diện nên khi giời bão, thuyền bè cũng phải đuổi về đất liền hết. Âu phía Bắc đang nâng cấp.


Một chú chó của BQL cảng!
 
Chỉnh sửa cuối:

paulsteigel

Xe buýt
Biển số
OF-347998
Ngày cấp bằng
24/12/14
Số km
965
Động cơ
4,488 Mã lực
Nơi ở
Hà nội, Hòa Bình, Nam Định
Website
www.sfdp.net
Cuối ngày 2 và Ngày 3 - kết thúc chuyển đi đáng nhớ:
Buổi chiều, tối:
Ngủ tránh nắng, đợi chờ tắm biển đi lên tháp đèn và thăm làng đánh cá quốc gia ban đêm
Nắng trên đảo khá gắt, ra được 1 hôm em đã chuyển sang dân ngoại quốc đến từ Liberia...
3:30 cả nhà mò ra bãi biển tắm, sợ đi bộ nên thuê xe máy đi liền mấy cuốc.
Ra đến bãi, bọn trẻ khao khát tắm nhưng khi xuống đến bãi thì thấy thất vọng toàn tập, phần có cát thì triều chưa lên, phần để tắm toàn đá, không cẩn thận đứt tay đứt chân như chơi.
May có một vũng nhỏ nền đá hơi trũng, bọn trẻ cuối cùng cũng được tắm, độ sâu trung bình của vũng là 50cm, nước ấm, gió Nam rất mạnh nên ngâm mình là điều hợp lý nhất.
Cả bãi biển chỉ có mình đoàn nhà em. Chắc do nhà em đi hơi sớm vì khi chuẩn bị về thì có vài người lác đác ra tắm nhưng họ cũng có vẻ không thích lắm.

Trên đường ra bãi tắm là quảng trường kèm sân bay trực thăng. Nhiều lãnh đạo cuốc gia đa ra đây và đến chỗ này...


Bãi cát nhìn về âu tàu phía Nam đây ạ. lúc này triều đã lên hẳn, bọn em đã thôi tắm và về...


Trước khi triều lên, phần lớn bãi tắm giống thế này (bên bãi Đông)


Dành cho tắm táp thì là thứ yếu, đào hà, bắt ốc là thứ mạnh...


Còn đây là cảnh ghi lại chuyến đi ban đêm trong cầu cảng ợ


Buổi tối chỗ này thường khá đông vui, trẻ con nô đùa, người nhớn uống bia, nhắm Hướng dương, các anh Bộ đội xuống chơi, thủy thủ tàu cá lên bờ đợi lượt ăn Ghẹ.... Nhưng nay gió to quá nên cũng ít người muốn nán lại.


Cầu cảng đây ạ. một bên là âu tàu, một bên là biển rộng thực sự, sóng nhớn đánh sang cả bên này đường đi, người đi bên dưới ướt hết ạ



Con tàu cũ của bọn em đới


Toàn cảnh âu tàu nhìn từ cầu cảng đây


Kỷ niệm chuyến đi đọng lại ở bức ảnh mất nét này đây ạ




Cảnh một con tàu của ngư dân đánh cá đi vào âu tàu




Bằng chứng về xe Công mini đây ạ


Một vài cảnh đường về của nhà em đây ạ

Sau 2 tiếng đợi từ 12h đến 2h để tàu hàng bốc thêm ít cá, mực, 2h bọn em lên đường và sau 8 tiếng lênh đênh trong sóng cấp 6 xuôi chiều, bọn em đã về đến Lập Lễ và 11:30 bọn em khởi hành về Hà nội, dọc đường gặp mưa giông liên tục, rửa sạch mọi bụi bẩn trên xe đã lâu không rửa. Bọn em kết thúc chuyến đi thăm Bạch Long Vĩ 3 này vào hồi 1:10 sáng ngày 30/4 ạ.
Em có quay một số cảnh ban đêm nhưng chất lượng hình ảnh tệ, chưa biên tập được, sợ các cụ chê nên thôi. Giờ xin chuyển sang phần cảm nhận
 
Chỉnh sửa cuối:

paulsteigel

Xe buýt
Biển số
OF-347998
Ngày cấp bằng
24/12/14
Số km
965
Động cơ
4,488 Mã lực
Nơi ở
Hà nội, Hòa Bình, Nam Định
Website
www.sfdp.net
Một chuyến đi đáng nhớ, nhiều điều trăn trở - Hãy trở lại nếu có thể và nếu bạn có một mục đích thật rõ ràng
Cảm nhận chung của cả đoàn và cá nhân em: Chuyến đi thành công ở mục đích trải nghiệm, biết được những điều mới mà hầu hết mọi người trong đoàn đều chưa biết.
+ Say sóng: biết được giới hạn của mình, biết được cảm giác hẫng hụt khi bị sóng nhồi là thế nào?. Bố em 71 tuổi vẫn rất khỏe, mặc dù cụ đang có trọng bệnh nhưng cụ vui vẻ và chỉ bị nôn 2 lần trong lúc đi. Lúc về cả đoàn không ai bị sao ạ. Mọi người đều được nhìn thấy những cơn sóng cao 5-6 m là thế nào? sóng bạc đầu là thế nào? bị xô từ bên này sang bên kia ra sao. Cảm giác mà ít người có thể biết. Say rượu say bia không thể bằng.
+ Đi bộ quanh đảo dưới nắng: Đây là trải nghiệm khác biệt mà không phải ở đâu cũng có, gió mát rười rượi, bên trái là rừng phi lao, bên phải là bãi đá với những con sóng bạc đuổi nhau vào bờ mang theo nào ốc, nào cá, bào ngư...vv. Quãng đường đi bộ không quá dài, đủ để mọi người cảm nhận được sự vất vả của cuộc sống nơi xa xôi này.
+ Trải nghiệm du lịch: Không có gì thực sự để lại ấn tượng lớn ngoài cảnh khó khăn của bà con, thiếu điện thiếu nước và ý nghĩa của vùng biển đảo tiền tiêu. Các giá trị về du lịch như tắm biển, hải sản, đi chợ mua sắm, tham quan, hầu như không thể có trên một hòn đảo chỉ không đầy 4km lúc nổi như ở đây. Dịch vụ du lịch ở đây hầu như chưa có gì (giống khung cảnh Cát Bà 20 năm trước). Các điều kiện để đảm bảo cho du lịch phổ thông không có, bãi tắm không đảm bảo chất lượng so với Cô tô, Quan lạn hay Cát Bà. Các điểm tham quan cũng không hấp dẫn đối với khách phổ thông.
Không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận phải vượt qua cảm giác say sóng khủng khiếp cả trên đường ra đảo và lúc về. Bạn có thể sẽ rất thất vọng khi ra đảo và thấy cuối cùng cũng chả có gì...
Nhưng nếu bạn muốn được hãnh diện nói về một cơ hội được có mặt ở đây với bạn bè, muốn kể cho con cháu mình về cuộc sống ở đây thì hãy đi đi và chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để bạn không phải quá ngạc nhiên.
Còn nếu bạn muốn trở lại, thì hãy chọn một cái gì đó có thể làm được cho đảo và quay lại ghi dấu của mình ở đó.

+ Những điều cần biết cho chuyến đi:
>>Thời điểm:
Tốt nhất là tháng 2,3,4 trong năm thì lập kế hoạch lúc nào có thể đi được lúc đó, có phương tiện ra được. Trong các tháng khác thì hãy chuẩn bị tinh thần là chuyến đi/về có thể bị hủy bất kỳ khi nào thời tiết không thuận lợi;
>>Hậu cần: Đồ ăn khô, hoa quả, ô che, bạt nhỏ để dùng trong thời gian di chuyển hoặc đi bộ trên đảo, cắm trại, sinh hoạt chung, điện thoại Viettel dùng khá ổn nếu bạn chỉ muốn chat chit, nhắn tin. Tốc đô mạng không nhanh nên tốt nhất là hãy lưu lại trên thiết bị sau đó đăng tải sau. Chuẩn bị thuốc say sóng và uống ngay khi lên tàu ra, khi đi tàu về thì uống trước 1h khi lên tàu. Có thể cài thêm ứng dụng định vị trên biển để theo dõi đường đi một cách khá thú vị;
>>Gửi phương tiện: Nếu đi đến cảng Lập Lễ bằng ô tô, bà con có thể gửi ô tô tại nhà hàng Mắt rồng, giá khá rẻ 50K/ngày đêm, chỗ đỗ xe rộng rãi, có mái che.
>>Đặt vé tàu xe: Bạn có thể liên hệ trực tiếp anh Đạt nhiệt tình(038 923 1161 - người có nhiều kinh nghiệm tổ chức tour) hoặc gọi điện trực tiếp cho nhà tàu Tâm (098 288 3788) để đặt vé và nắm được lịch tàu đi. Thông thường, tàu sẽ đi từ cảng cá Lập Lễ lúc 9-11h giờ mùa tháng 3-6 và muộn hơn vào mùa gió Đông Bắc. Giá vé hiện tại là 300K/ người lớn và 150K cho trẻ em từ 15 tuổi đến 18. Nhưng bé nhớn quá có khi họ cũng thu đủ 300K đấy ạ.
Nhà tàu này được đánh giá là lái tàu khá tốt và phương tiện mạnh mẽ (thậm chí còn hơn cả tàu khách của huyện).
Trước khi 6-8 h đi cần hỏi xác nhận lại để xem tình hình.
>>Ăn uống: Gia đình mình thực sự không đặt nặng vấn đề ăn uống nhưng mọi người có thể liên hệ nhà hàng Tần Phượng (097 623 1466). Đồ ăn ở đảo khá rẻ, ngon, cần đặt trước để nhà hàng nấu. Trong ngày đi ra thì chỉ cần đặt 1 nồi cháo Bào ngư là ổn. 1,5 người/ suất 200K vì mệt mỏi cũng chả ăn được gì cả. Mặc dù nhà hàng không trách cứ khi mang đồ theo nhưng bà con cũng chả cần thiết phải mang đồ uống theo làm gì cho nặng ngoại trừ bà con có đồ hiểm.
>>Khách sạn, nhà nghỉ: Có thể ở Nhà nghỉ TNXP (khá xa khu dân cư) hoặc đặt nghỉ tại Khách sạn Minh Hoan (có nhiều phòng) - 038 426 8941 giá từ 300-400K/P/đêm
>>Mua đồ Hải sản: Mực khô, cá khô, các loại thủy sản khác, nên mua của cửa hàng trên đảo (có thể đắt chút ít) nhưng họ biết chọn loại ngon và có biện pháp bảo quản, đóng gói phù hợp.
>>Dịch vụ trên đảo: Ngoài các dịch vụ ăn uống, ngủ nghỉ, karaoke..vv khá dễ kiếm, bà con có thể nghiên cứu: thuê thuyền đi đêm trong âu tàu (ra liên hệ trực tiếp ngoài cảng) hoặc thuê thuyền đi ngắm san hô, bắn cá - liên hệ ông chủ nhà hàng Tân Phượng hoặc anh Đạt nhiệt tình. Nếu thời tiết, mùa vụ cho phép họ cũng có thể sắp xếp để anh em đi tham gia câu mực nữa

Cảm nhận muốn nhận được chia sẻ từ các bạn: Nguồn điện ở đây rất thiếu, hiện tại cả đảo dùng chung nguồn phát diesel công suất thấp. Nguồn điện gió trước đây đã có nhưng do bão nên bị hỏng. Nguồn gió ở đảo rất mạnh, gió thương từ cấp 3 trở lên, tuy nhiên, có rất nhiều bão.
Tôi dự tính tìm kiếm anh chị em nào làm cơ khí quan tâm cùng làm một dự án thiết kế tourbin trục đứng loại nhỏ từ 15Kw đổ xuống và sẽ làm mẫu 1 cái ở ngoài đảo trong tương lai gần để bà con học và làm theo. Nếu anh/chị nào quan tâm hãy cùng nhau thực hiện dự án này.
Xin chân thành cảm ơn!
 

Bố cu Hổ

Xe đạp
Biển số
OF-564346
Ngày cấp bằng
14/4/18
Số km
31
Động cơ
148,493 Mã lực
cô đọng , súc tích, cảm ơn cụ chủ đã cho e du lịch qua ảnh
 

MinhNam_1805

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-123850
Ngày cấp bằng
12/12/11
Số km
177
Động cơ
381,596 Mã lực
Website
www.kyvatkhangchien.com
Gần cửa Bạch Đằng họ đang xây 2 cái tháp bê tông to dư lày, em chả biết là cái gì (kiểu cột điện vượt sông thì phải). Nhờ các cụ Khai sáng!

Còn cầu Kiền đây ợ

1. Đó có lẽ là trụ tháp của hệ thống cáp treo từ đảo Cát Hải sang đảo Cát Bà, do Sun group đầu tư.

2. Đây là cầu Bạch Đằng, not cầu Kiền cụ ạ
 

hailuatn

Xe container
Biển số
OF-13656
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
8,044
Động cơ
574,131 Mã lực
Tuyêt vời cụ ạ! Rất, rất ít người đến được những chỗ như này.
Ở còm #1, cụ nhầm chút là đầm cụ Vươn phía Tiên Lãng (gần cực Nam Hải Phòng) còn cụ xuất phát ở Lập Lễ, Thủy Nguyên (gần cực Bắc Hải Phòng rồi). Còn cầu mà cụ tưởng cầu Kiền thì là cầu Bạch Đằng ạ.
 

paulsteigel

Xe buýt
Biển số
OF-347998
Ngày cấp bằng
24/12/14
Số km
965
Động cơ
4,488 Mã lực
Nơi ở
Hà nội, Hòa Bình, Nam Định
Website
www.sfdp.net
1. Đó có lẽ là trụ tháp của hệ thống cáp treo từ đảo Cát Hải sang đảo Cát Bà, do Sun group đầu tư.

2. Đây là cầu Bạch Đằng, not cầu Kiền cụ ạ
Tớ tưởng cầu Bạch Đằng - bị nhầm - vì cứ nghĩ cầu Bạch Đằng là cái cầu nối bê tông sau khi đi qua 2 cái trụ tháp này!
Tks cụ MinhNam_1805 nhé
 

paulsteigel

Xe buýt
Biển số
OF-347998
Ngày cấp bằng
24/12/14
Số km
965
Động cơ
4,488 Mã lực
Nơi ở
Hà nội, Hòa Bình, Nam Định
Website
www.sfdp.net
Tuyêt vời cụ ạ! Rất, rất ít người đến được những chỗ như này.
Ở còm #1, cụ nhầm chút là đầm cụ Vươn phía Tiên Lãng (gần cực Nam Hải Phòng) còn cụ xuất phát ở Lập Lễ, Thủy Nguyên (gần cực Bắc Hải Phòng rồi). Còn cầu mà cụ tưởng cầu Kiền thì là cầu Bạch Đằng ạ.
Cảm ơn cụ - cơ bản là cũng tâm niệm thế về cái đầm cụ Vươn dưng lúc ấy viết theo cảm xúc thôi cụ ợ! Cảm ơn cụ
 

Violet2013

Xe buýt
Biển số
OF-207611
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
850
Động cơ
324,955 Mã lực
Cám ơn cụ đã review chi tiết về chuyến đi tới 1 địa danh chỉ được nghe trong bài hát. Thật đáng nể. Riêng đoạn trên tàu 8 tiếng liền thì quả thực em đầu hàng, chỉ có thể ngắm như thế này được thôi.
 

paulsteigel

Xe buýt
Biển số
OF-347998
Ngày cấp bằng
24/12/14
Số km
965
Động cơ
4,488 Mã lực
Nơi ở
Hà nội, Hòa Bình, Nam Định
Website
www.sfdp.net
Tiếp nối chuyến đi, em đang thiết kế mô hình mẫu turbine (tuốc bin) gió để sau đó đi đặt hàng rồi thử nghiệm. Em kính mời các cụ quan tâm (có nhiệt tình, có kinh nghiệm về cơ khí và tính toán công suất) cùng tham gia. Dự định của em như sau ạ:
Tên dự án: Xây dựng mô hình điện gió cộng đồng quy mô nhỏ, tiện dụng, có thể thích nghi với điều kiện gió bão và có khả năng kết nối để tăng công suất;
Ngân sách: 15 triệu đổ lại bao gồm:
+ Thiết kế tuốc bin gió - kinh phí 8 triệu đổ lại;
+ Mua củ phát điện 3Kw của Trung quốc hoặc có lựa chọn khác: 7 triệu đổ lại;
Em sẽ trang trải chi phí thiết kế và tạo mẫu tuốc bin còn kinh phí củ phát thì có 2 lựa chọn:
+ Mang ra đảo sử dụng cục phát của bà con luôn;
+ Mượn tạm cụ nào có nhã ý cho mượn (em quan tâm nhiều đến tuốc bin hơn là máy phát).
Ý tưởng thiết kế tuốc bin:
+ Trục đứng, thấp (đặt ngay trên bờ biển) và có khung chống bão, có cơ chế bảo vệ, tắt hãm tuốc bin khi cần;
+ Công suất 15kw đổ lại 3kw.
Em đã có ý tưởng tuốc bin rồi và đang làm mẫu tuốc bin (áp dụng hiệu ứng magnus 3 cánh trụ xoay nhờ gió kèm thêm 3 cánh quạt để tận dụng lực gió)
Kính mong các cụ cùng tham gia. Nếu các cụ quan tâm xin gửi mail tới ngocdd@sfdp.net hoặc gọi em ở số này 091 322 0994
Tiềm năng dự án này không chỉ là cho đảo xa mà cả ven biển nữa ạ!
 
Chỉnh sửa cuối:

malucky

Xe máy
Biển số
OF-299948
Ngày cấp bằng
27/11/13
Số km
96
Động cơ
308,221 Mã lực
Tiếp nối chuyến đi, em đang thiết kế mô hình mẫu turbine (tuốc bin) gió để sau đó đi đặt hàng rồi thử nghiệm. Em kính mời các cụ quan tâm (có nhiệt tình, có kinh nghiệm về cơ khí và tính toán công suất) cùng tham gia. Dự định của em như sau ạ:
Tên dự án: Xây dựng mô hình điện gió cộng đồng quy mô nhỏ, tiện dụng, có thể thích nghi với điều kiện gió bão và có khả năng kết nối để tăng công suất;
Ngân sách: 15 triệu đổ lại bao gồm:
+ Thiết kế tuốc bin gió - kinh phí 8 triệu đổ lại;
+ Mua củ phát điện 3Kw của Trung quốc hoặc có lựa chọn khác: 7 triệu đổ lại;
Em sẽ trang trải chi phí thiết kế và tạo mẫu tuốc bin còn kinh phí củ phát thì có 2 lựa chọn:
+ Mang ra đảo sử dụng cục phát của bà con luôn;
+ Mượn tạm cụ nào có nhã ý cho mượn (em quan tâm nhiều đến tuốc bin hơn là máy phát).
Ý tưởng thiết kế tuốc bin:
+ Trục đứng, thấp (đặt ngay trên bờ biển) và có khung chống bão, có cơ chế bảo vệ, tắt hãm tuốc bin khi cần;
+ Công suất 15kw đổ lại 3kw.
Em đã có ý tưởng tuốc bin rồi và đang làm mẫu tuốc bin (áp dụng hiệu ứng magnus 3 cánh trụ xoay nhờ gió kèm thêm 3 cánh quạt để tận dụng lực gió)
Kính mong các cụ cùng tham gia. Nếu các cụ quan tâm xin gửi mail tới ngocdd@sfdp.net hoặc gọi em ở số này 091 322 0994
Tiềm năng dự án này không chỉ là cho đảo xa mà cả ven biển nữa ạ!
Đúng là anh Ngọc oxfam rồi. Em Dũng PORIS Nghệ An đây ạ. Rất ngưỡng mộ ý tưởng của anh
 

Race Dead

Xe điện
Biển số
OF-313983
Ngày cấp bằng
31/3/14
Số km
4,417
Động cơ
341,847 Mã lực
ấn tượng quá , bài của cụ chủ rất chi tiết .
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top