Thảm bại quá, buýt nhanh ơi!
Buýt nhanh thất bại ngay từ khi chưa khai trương, thất bại trong hôm nay và ẩn chứa vô số thất bại tiềm năng khác. Người dân nhìn thấy thất bại, người nước ngoài cũng thấy, chắc chỉ có "cha đẻ" của nó là không thấy.
Ngay cả bây giờ, khi dự án xe buýt nhanh Hà Nội gần như thất thủ, hay thất bại, có thể mạnh tay gắn thêm tính từ "thảm hại" nữa, song đó không phải là lỗi của BRT. Đó là lỗi của những người đã coi BRT như một "dự án hoa hồng"!
Ngàn tỉ đồng! Làn đường riêng (trong khi bên cạnh là ùn tắc chen chúc, là cá hộp khốn khổ). Và những chiến dịch rầm rộ. Thậm chí là cả free (miễn phí) nữa. Thêm chi tiết này nữa: Những kẻ trót đi vào "làn BRT" thì dù đó là anh xe chở rác, ông xế hộp hay "chị Ninja"... tất thảy đều nhận những ánh nhìn ghẻ lạnh, như thể phạm vào văn minh có nghĩa là rất ngu dốt. BRT, lại là tuyến đầu tiên nữa, quả nhiên đúng là một thứ "cậu ấm mạ vàng"!
Nhưng thật thảm hại cho "cậu ấm"!
Trung bình mỗi xe chỉ có 34 khách (thấp nhất) và cao nhất chưa đạt 48 khách. Và trong khi "một mình một đường" thì tốc độ xe chạy trung bình gần 20km/giờ, không nhanh hơn xe buýt thường là bao.
Thất bại cả trong thực tế, cả trên lý thuyết khi các chuyên gia tính được rằng "giả sử mỗi xe có 60 hành khách, thông lượng cao điểm của hệ thống BRT cũng chỉ đạt 1.200 hành khách trong một giờ trên một chiều. Một làn giao thông hỗn hợp với lượng xe máy cao có thể hơn 3.000 hành khách trong một giờ trên một chiều".
Thất bại ngay trong hiện tại và thất bại ở thì tương lai khi chỉ nay mai, tuyến tàu điện trên cao, gần như chạy song song.
Thất bại được nhìn thấy ngay cả khi tuyến BRT chưa khai trương và cả khi nó như một cái nút chai đóng chẹt một trong những cái yết hầu giao thông của thành phố.
Thất bại được nhìn thấy không chỉ từ người dân, mà ngay cả những người nước ngoài, như cái ông Karl Fjelstrom cũng thấy. Chẳng hạn cái nhà chờ BRT Hoàng Đạo Thúy, khoảng cách đoạn thẳng là 20m nhưng cự ly đi bộ là 250m.
Chỉ có một người không thấy, và đó lại chính là cha đẻ của BRT.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, sự thất bại của BRT hôm nay không phải là lý do để xoá bỏ một phương thức giao thông hiện đại, đáp án duy nhất ngõ hầu có thể giải rốt ráo bài toán giao thông đô thị không chỉ ở thủ đô. Tôi định viết nên xem nó là một bài học trong quản trị và thực hiện dự án giao thông, nhưng mà thôi, chắc các bạn sẽ cười khẩy.
Cái gì cũng thành bài học, cũng rút kinh nghiệm hết thì đến lúc chúng ta chẳng còn sức đóng thuế cho người khác rút kinh nghiệm mất thôi.
http://m.laodong.com.vn/dien-dan/tham-bai-qua-buyt-nhanh-oi-663491.bld#ref-http://m.laodong.com.vn/dien-dan/tien-thue-cua-dan-dau-phai-la-vo-hen-664627.bld
Buýt nhanh thất bại ngay từ khi chưa khai trương, thất bại trong hôm nay và ẩn chứa vô số thất bại tiềm năng khác. Người dân nhìn thấy thất bại, người nước ngoài cũng thấy, chắc chỉ có "cha đẻ" của nó là không thấy.
Ngay cả bây giờ, khi dự án xe buýt nhanh Hà Nội gần như thất thủ, hay thất bại, có thể mạnh tay gắn thêm tính từ "thảm hại" nữa, song đó không phải là lỗi của BRT. Đó là lỗi của những người đã coi BRT như một "dự án hoa hồng"!
Ngàn tỉ đồng! Làn đường riêng (trong khi bên cạnh là ùn tắc chen chúc, là cá hộp khốn khổ). Và những chiến dịch rầm rộ. Thậm chí là cả free (miễn phí) nữa. Thêm chi tiết này nữa: Những kẻ trót đi vào "làn BRT" thì dù đó là anh xe chở rác, ông xế hộp hay "chị Ninja"... tất thảy đều nhận những ánh nhìn ghẻ lạnh, như thể phạm vào văn minh có nghĩa là rất ngu dốt. BRT, lại là tuyến đầu tiên nữa, quả nhiên đúng là một thứ "cậu ấm mạ vàng"!
Nhưng thật thảm hại cho "cậu ấm"!
Trung bình mỗi xe chỉ có 34 khách (thấp nhất) và cao nhất chưa đạt 48 khách. Và trong khi "một mình một đường" thì tốc độ xe chạy trung bình gần 20km/giờ, không nhanh hơn xe buýt thường là bao.
Thất bại cả trong thực tế, cả trên lý thuyết khi các chuyên gia tính được rằng "giả sử mỗi xe có 60 hành khách, thông lượng cao điểm của hệ thống BRT cũng chỉ đạt 1.200 hành khách trong một giờ trên một chiều. Một làn giao thông hỗn hợp với lượng xe máy cao có thể hơn 3.000 hành khách trong một giờ trên một chiều".
Thất bại ngay trong hiện tại và thất bại ở thì tương lai khi chỉ nay mai, tuyến tàu điện trên cao, gần như chạy song song.
Thất bại được nhìn thấy ngay cả khi tuyến BRT chưa khai trương và cả khi nó như một cái nút chai đóng chẹt một trong những cái yết hầu giao thông của thành phố.
Thất bại được nhìn thấy không chỉ từ người dân, mà ngay cả những người nước ngoài, như cái ông Karl Fjelstrom cũng thấy. Chẳng hạn cái nhà chờ BRT Hoàng Đạo Thúy, khoảng cách đoạn thẳng là 20m nhưng cự ly đi bộ là 250m.
Chỉ có một người không thấy, và đó lại chính là cha đẻ của BRT.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, sự thất bại của BRT hôm nay không phải là lý do để xoá bỏ một phương thức giao thông hiện đại, đáp án duy nhất ngõ hầu có thể giải rốt ráo bài toán giao thông đô thị không chỉ ở thủ đô. Tôi định viết nên xem nó là một bài học trong quản trị và thực hiện dự án giao thông, nhưng mà thôi, chắc các bạn sẽ cười khẩy.
Cái gì cũng thành bài học, cũng rút kinh nghiệm hết thì đến lúc chúng ta chẳng còn sức đóng thuế cho người khác rút kinh nghiệm mất thôi.
http://m.laodong.com.vn/dien-dan/tham-bai-qua-buyt-nhanh-oi-663491.bld#ref-http://m.laodong.com.vn/dien-dan/tien-thue-cua-dan-dau-phai-la-vo-hen-664627.bld