Ra ngoài đường bắt Taxi, đưa địa chỉ cho lái xe thì 2 người đầu từ chối chắc vì lo tắc đường (người nhà em ở ngoại ô cách trung tâm Bangkok khoảng gần 20km), đến người thứ 3 thì đồng ý đi nhưng nói trước giá trọn gói cả tắc đường là 400 bath (tính ra gần 280k vnd) em đồng ý (mình nghĩ nó đòi 1000 bath cũng gật, vì sắp hết thời gian rồi). Nếu muốn em chỉ cần gọi điện thoại là sẽ có người nhà ra đón, nhưng như thế rất mất thời gian vì Bangkok hay tắc đường nên em báo trước là em đi tuor và sẽ tự đến (vì mình cũng muốn chủ động thời gian nữa).
Nói đến người nhà bên này, em kể chút về cộng đồng người Việt ở Thái, có thể nhiều cụ đã biết nhưng nhiều người chưa biết. Việt kiều ở Thái hiện nay có khoảng 100k người đa phần là những người dư cư trước và sau năm 1945 và con cháu của họ. Nếu nói là Việt kiều ở đâu bị o ép nhiều nhất trên thế giới thì có lẽ là Việt kiều ở Thái (bây giờ có đỡ hơn). Trước khi Việt Nam ra nhập Asean năm 1997, Việt kiều ở Thái chịu các quy định rất chặt chẽ của chính phủ Thái như : [FONT="]«Quy định bắt buộc người Việt đăng ký ở một tỉnh nhất định và không được đi đến các vùng khác của vương quốc. Người Việt không được có vị trí chính thức, không được học trường công và không được nói tiếng Việt». Người Việt dù sống ở đất Thái từ những năm 30 nhưng không được cấp quốc tịch Thái, do vậy cuộc sống vô cùng vất vả [/FONT][FONT="]«[/FONT][FONT="]Không được làm ăn bình thường, đi đâu cũng phải xin phép rất vất vả. Con cái không được học lên cao». Nói đến chuyện đi đâu cũng phải xin phép, em nhớ lại chuyện cụ nhà em kể (cụ từng sinh ra và sống ở đất Thái 24 năm đến năm 1961 thì về nước): có lần nhà Vua Thái vào thăm trại tù, hỏi 1 phạm nhân bị giam bao lâu rồi, phạm nhân nói là 3 năm rồi, Vua hỏi là bao giờ được tha, phạm nhân nói là không biết, Vua hỏi tội gì mà bắt giam vào đây, phạm nhân nói con là người Việt bị bắt giam vì tội đi sang tỉnh khác mà không xin phép (tức là không được sự cho phép của chính quyền), cuối cùng Vua lệnh cho tha và nói lần sau đi đâu nhớ xin phép. Hiện nay còn khoảng 10% người Việt ở bên đó đa phần là thế hệ thứ nhất (sang Thái từ những năm 30-40) chưa được cấp quốc tịch Thái (do không có giấy tờ chứng minh), những người này (kể cả 2 Bác em đã mất) nếu về thăm Việt Nam thì thường phải làm giấy tờ là người Lào, chứ không thể đi chính thống được. Vì không có quốc tịch, đồng nghĩa với không có hộ chiếu.[/FONT]