Tác giả Tam quốc không hiểu mấy về quân sự, ngoài đời thật ko có chuyện đấu tướng.
Chính xác, La Quán Trung đọc Tam Quốc Chí của Trần Thọ và “diễn nghĩa” bằng trí tưởng tượng của mình. Chiến trường mà ông tận mắt thấy chỉ là các vở kịch, mô tả cuộc chiến hơi vụng, khá giống đánh nhau trên sân khấu.
Kiểu: Khương Duy nghe thấy tên bay nghiêng đầu tránh, thuận tay bắt lấy mũi tên lắp vào cung bắn tin giữa trán Quách Hoài. Quan Vũ ra chiến trường chém chết Hoa Hùng quay về chén rượu vẫn còn nóng.
Điển hình nhất là Khổng Minh dùng thuyền cỏ mượn tên. Bắn tên ban đêm bao giờ cũng bắn tên có tẩm lửa ở đầu để định hướng các mũi tên, cũng như uy hiếp kẻ địch. Nếu Khổng Minh dùng kế kiểu đó chắc đã chết cháy trên thuyền...
Do đó, đời sau nhận xét La Quán Trung giỏi viết kịch nhưng không có kinh nghiệm chiến trường.
—————
Em xin đưa một số điểm để chứng minh La Quán Trung bị ảnh hưởng của kịch sân khấu:
- nhân vật Lã Bố đội 2 cái râu ra chiến trường (không hiểu có tác dụng gì?) là đặc trưng của các vai tuồng.
- Lã Bố, Mã Siêu, Triệu Vân được tả rất đẹp trai, ăn mặc cũng rất diện khi ra chiến trường, dường như mặc đẹp để được vỗ tay hơn là lấy đầu kẻ thù.
- Đoạn Lưu Bị ném con làm Triệu Vân khóc, cực kỳ sến, đoạn trước Triệu Vân oai hùng bao nhiêu thì đoạn sau yếu đuối bấy nhiêu, đây là diễn viên kịch 100%.
- La Quán Trung mang cả đống đạo cụ tuồng phân cho các nhân vật, ví dụ: mỗi ông chơi một vũ khí khác nhau, chả ai giống ai (vũ khí khác nhau để phân biệt nhân vật trên sân khấu, chứ không phải đánh nhau hiệu quả hơn, thực tế bát xà mâu, phương thiên hoạ kích chỉ tác dụng như ngọn giáo) Mỗi ông chơi 1 bộ quần áo, Quan Vũ chơi nguyên bộ xanh từ đầu đến cuối truyện, Trương phi thì áo đen, Gia Cát thì ôm quạt suốt 30 năm.