Triều Tiên phóng tên lửa trên tầm bắn của THAAD
(Bình luận quân sự) - Theo Yonhap, vào lúc 6h57 ngày 15/9, Triều Tiên tiếp tục phóng 1 quả tên lửa đạn đạo được xác định có trần bay trên cả khả năng đánh chặn của THAAD.
Tầm cao mới
Thông tin về vụ phóng được Yonhap dẫn thông tin từ Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết. "Triều Tiên phóng một tên lửa chưa xác định từ khu vực gần Sunan, Bình Nhưỡng, về phía Đông lúc 6h57 (giờ địa phương)".
Dù chưa xác định được Triều Tiên đã phóng loại tên lửa nào nhưng JCS ước tính quả tên lửa đã bay được 3.700km và rơi xuống khu vực cách Hokkaido của Nhật Bản khoảng 2.000 km về phía Dông. Vụ thử này khiến các nước trong khu vực đặc biệt lo lắng bởi quả tên lửa đã đạt tới trần bay 770km.
Triều Tiên phóng tên lửa.
Một đại diện của JCS cho biết, theo quỹ đạo và điểm cao nhất, có thể khẳng định rằng Triều Tiên vừa phóng tên lửa đạn đạo tầm trung - xa với góc bắn bình thường. Tuy nhiên, cơ quan này cũng không loại trừ khả năng nó là tên lửa đạn đạo tầm trung được nâng cấp hoặc là tên lửa mới thử nghiệm lần đầu.
Ngay khi diễn ra vụ phóng, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã triệu tập một cuộc họp khẩn với Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC), quy trình diễn ra sau khi Triều Tiên thử hạt nhân hoặc tên lửa. Ông nói phóng tên lửa chỉ khiến Triều Tiên bị cô lập hơn nữa và cảnh báo về các mối đe dọa mới, như tấn công sinh hóa học, từ Bình Nhưỡng.
Trong khi đó đài NHK cho biết, theo hệ thống J-Alert của Nhật Bản, tên lửa Triều Tiên bay qua Hokkaido, phía bắc Nhật Bản, "vào 7h06 (22h06 GMT ngày 14/9), hướng về Thái Bình Dương".
J-Alert là hệ thống khẩn cấp của Nhật Bản được thiết lập năm 2007. Hệ thống nhày sử dụng vệ tinh để phát cảnh báo qua truyền hình, đài và điện thoại thông minh, giúp tăng tốc sơ tán hoặc ứng phó trong trường hợp có nguy hiểm.
Toàn bộ vụ phóng tên lửa của Triều Tiên đã được Nhật Bảnh nắm rõ và cảnh báo cho người dân kịp thời trú ẩn trước khi quả tên lửa của Triều Tiên bay qua không phận đảo Hokkaido.
Trên tầm bắn của THAAD
Việc Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều phớt lờ khi quả tên lửa Triều Tiên bay cắt ngang lãnh thổ Nhật tại Hokkaido được coi là động thái không bình thường bởi trước đó tất cả những nước này đều tuyên bố lưới lửa phòng thủ của họ đã sẵn sàng bắn hạ bất kỳ tên lửa nào của Triều Tiên.
Trong khi đó, Abraham Denmark, Giám đốc chương trình châu Á tại Trung tâm Wilson nhận định đầy quan ngại: "Tên lửa Triều Tiên vẫn thường bị vỡ làm nhiều mảnh trong khi bay, nên nếu một mảnh vỡ rơi xuống Nhật Bản, ngay cả khi đó không phải là ý định của Triều Tiên, đây vẫn không khác gì một vụ tấn công vào lãnh thổ Nhật. Và trong trường hợp này, quyết định phóng tên lửa đánh chặn không thể kịp".
Trần bay và tầm xa của tên lửa Triều Tiên được Hàn Quốc xác định.
Trước khi Abraham Denmark có nhận định nói trên, đã xuất hiện nhiều đồn đoán về năng lực phòng thủ của Mỹ, Nhật và Hàn Quốc trong khu vực khi lưới lửa này không có bất kỳ phản ứng nào khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo cắt ngang lãnh thổ Nhật Bản.
Bởi về nguyên tắc, khi vũ khí của nước khác bay qua không phận một nước khác mà không được thông báo và nhận được sự đồng ý thì nước có không phận bị xâm phạm có quyền đánh chặn. Nhưng trong vụ phóng Hwasong 12 vào rạng sáng 29/8, các hệ thống tên lửa của cả 3 nước này đã không thể hoặc hoặc không kịp phản ứng tên lửa của Bình Nhưỡng khi nó bay qua lãnh thổ nước này.
Chính vì vậy, đã xuất hiện nghi về khả năng đánh chặn của lưới lửa phòng thủ đã được giăng sẵn bởi trước đó, nước này từng nhiều lần tuyên bố sẽ bắn chặn tên lửa của Triều Tiên nếu xâm phạm hay gây ảnh hưởng đến không phận của nước này.
Giám đốc Abraham Denmark còn cho biết 1 thực tế đáng lo ngại hơn. Theo vị này, với trường hợp vụ phóng tên lửa của Triều Tiên vào rạng sáng 15/9 lại hoàn toàn khác và cho nó cho thấy một thực tế yếu kém không thể khắc phục được của lưới lửa phòng thủ Mỹ tại Thái Bình Dương.
Theo vị chuyên gia này, trong khi THAAD (tại Guam và Hàn Quốc) được cho là hệ thống phòng thủ tầm cao nhưng trần bắn tối đa của hệ thống này chỉ khoảng 150km và hệ thống Aegis trên hạm còn khiêm tốn hơn. Thế nhưng loại tên lửa Triều Tiên vừa phóng (được cho là lần đầu) lại dễ dàng đạt trần bay tới 750km.
Trước thực tế này, Abraham Denmark cho rằng việc Mỹ cùng 2 đồng minh im lặng để tên lửa Triều Tiên bay qua Nhật là hoàn toàn dễ hiểu bởi họ chẳng có hệ thống đánh chặn nào triển khai trong khu vực này có thể đánh chặn ở độ cao lớn như vậy.