http://vietnamnettv.vn/talk-vietnamnet/tro-chuyen-voi-cha-de-truong-fulbright-vn-p1-lanh-dao-vn-muon-chung-toi-phan-bien-a218540-c140.html
http://vietnamnettv.vn/talk-vietnamnet/tro-chuyen-voi-cha-de-truong-fulbright-vn-p3-dai-gia-viet-va-van-hoa-thien-nguyen-a218983-c140.html
"
Đầu năm 1989, Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình VN tại ĐH Harvard, cựu lính thủy đánh bộ trong chiến tranh VN cùng GS Dwight Perkins, sau này là Giám đốc Viện Phát triển Quốc tế Harvard có chuyến thăm Việt Nam. Khi đó, đất nước mới bắt đầu tiến trình Đổi Mới và hầu hết các nhà lãnh đạo VN khi ấy vẫn còn rất mơ hồ về những khái niệm kinh tế thị trường.
Những vết thương chiến tranh vẫn còn hiện diện trên khắp đất nước. Vậy mà ngược với dự đoán ban đầu, nhóm tư vấn của Harvard thấy mình được chào đón ở VN, được nghiên cứu bất kỳ vấn đề kinh tế quan trọng nào.
"Ngay từ những ngày tháng ban đầu, còn nhiều khó khăn khi ấy, các lãnh đạo VN và TPHCM đã quan tâm, thậm chí đặt hàng cụ thể với Viện Đại học Harvard. Với chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã mời, tạo điều kiện cho công việc của nhóm nghiên cứu. Các nhà lãnh đạo VN mong muốn VN không chỉ thoát nghèo nàn, mà còn sớm công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sánh vài các cường quốc năm châu như ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh", Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung nhớ lại.
Nghiên cứu chính sách là để các nhà lãnh đạo có thể thực hiện được
Một trong những nhân tố khác biệt nữa của trường Fulbright so với các chương trình đào tạo khác trong hệ thống là trước hết, chúng tôi đầu tư mạnh vào nghiên cứu chất lượng cao. Và các nghiên cứu về kinh tế chính trị là nhằm để gây ảnh hưởng vào các dự thảo chính sách đúng đắn và khả thi. Chúng không được viết để đăng trên tạp chí kinh tế học.
Chẳng hạn như chúng tôi đã viết những bài phân tích đầu tiên về nhu cầu phải nới lỏng các quy định đối với hệ thống viễn thông. Ngày nay, các bạn trẻ có thể dễ dàng nhấc điện thoại lên, vào facebook, và họ nghĩ rằng chúng hoạt động một cách tự động. Nhưng thực ra không phải thế. Các bạn có thể dễ dàng tiếp cận với Internet là bởi vì VN đã quyết định thực hiện điều mà chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ. Chính phủ VN thực sự đã cân nhắc kiến nghị ấy một cách nghiêm túc. Khuyến nghị của chúng tôi sau các nghiên cứu ấy là: Hãy để hệ thống viễn thông vẫn do nhà nước sở hữu nhưng phải có cạnh tranh. Tôi nhớ là nghiên cứu ấy ra đời khi mà chỉ có trường Fulbright được tiếp cận với Internet và lúc ấy thì chính phủ đang đắn đo không muốn cho Internet phổ cập ở VN. Nó cũng tương tự như việc VN cân nhắc chỉ kết nối các trường đại học trong nước với nhau chứ không phải với thế giới vậy.
Cuối cùng thì điều đã thực sự xảy ra là quân đội quyết định thành lập Viettel để cạnh tranh với VNPT trong lĩnh vực viễn thông. Cuộc cạnh tranh này đã giúp cho Internet trở nên rẻ hơn, dễ tiếp cận và được kết nối rộng rãi trên khắp đất nước. Điều này đã góp phần quan trọng cải biến không chỉ hệ thống giáo dục đại học mà còn là nền chính trị của VN nữa. Tôi nghĩ chính phủ đã đưa ra một quyết định mang tính cải biến lớn lao khi cho phép cạnh tranh trong hệ thống viễn thông, điều làm VN khác biệt so với Trung Quốc và nhiều nước khác. Giờ đây, VN có độ phủ Internet cao nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Nhà báo Việt Lâm
rường ĐH Fulbright VN (FUV) tuyên bố sẽ đi theo hướng không vì lợi nhuận. Thời gian qua, có khá nhiều cuộc tranh luận trong công chúng nghi ngờ về tính bền vững về tài chính của mô hình mà FUV đang theo. Họ lập luận rằng, mô hình đại học phi lợi nhuận phát triển mạnh ở Mỹ vì người Mỹ đã có được tập quán quyên tặng tiền cho trường đại học, còn ở VN đây vẫn là khái niệm xa lạ. Không ít đại gia Việt sẵn sang hiến một số tiền lớn để xây chùa, xây đền nhưng khi họ bỏ tiền vào trường đại học thì họ coi đó là một khoản đầu tư và phải thu hồi được lợi nhuận.
Ông Thomas Vallely: Tôi hiểu sự hoài nghi này. Tình trạng chạy theo lợi nhuận trong giáo dục đại học là một vấn đề có thật. Nhưng chuyện lạm dụng yếu tố phi lợi nhuận cũng hoàn toàn có thể xảy ra. Nói cách khác, đây không phải là chuyện mô hình này hoàn hảo còn mô hình kia thì không.
Tuy nhiên, nhìn chung các trường đại học vì lợi nhuận ở Mỹ rất hiếm. Chẳng hạn, trong top 100 trường đại học tốt nhất không có trường nào hoạt động vì lợi nhuận cả. Có thể trong top 500 có vài trường nhưng rất hiếm. Nói cách khác, hệ thống đại học vì lợi nhuận không thực sự tồn tại ở Mỹ.
Nguyên tắc hoạt động cơ bản của mô hình phi lợi nhuận là gì? Nếu anh có một chương trình đào tạo quản trị kinh doanh hay kỹ sư tốt và những người trẻ muốn vào học, lấy bằng rồi khi ra trường kiếm được công việc ở một công ty tốt, chẳng hạn ở Vietnam Airlines, thì họ có thể trả được tiền học phí. Nhưng nếu bạn muốn trở thành một nhà hoá học, thì sau khi học xong rất có thể bạn sẽ làm một công việc mà không thể kiếm đủ tiền để trả nợ học phí. Do đó, sinh viên học ngành hoá cần được trợ cấp.
Tức là chúng tôi lấy tiền thu được từ các chương trình đào tạo quản trị kinh doanh MBA để tài trợ cho sinh viên học ngành khoa học. Nói cách khác, có những ngành cần hoạt động theo quy luật thị trường nhưng có những ngành học phải được trợ cấp. Trong một trường đại học phi lợi nhuận, anh sẽ lưu chuyển dòng tiền sang những ngành học cần được trợ cấp.
Vậy sự khác biệt căn bản giữa đại học phi lợi nhuận và đại học vì lợi nhuận là gì?
Trong mô hình vì lợi nhuận, anh phải kiếm ra tiền và đưa tiền đó về cho các cổ đông bởi vì họ đã đầu tư tiền vào trường và cần thu lại. Còn trong mô hình phi lợi nhuận, anh không cần phải trả tiền lại cho cổ đông, thay vì thế anh trợ cấp cho các sinh viên và ngành học như tôi vừa nói.
Chắc chắn là để có các trường đại học phi lợi nhuận thì cần có sự hiến tặng của các cá nhân, tổ chức. Như tôi từng nói, nếu trường ĐH Fulbright không thể kết nối với xã hội VN ở mức độ thực sự sâu sắc thì trường sẽ không thể phát triển bền vững được. FUV cần nguồn đầu tư từ những các cá nhân giàu có và những người quan tâm đến trường. Ở đây, quay trở lại vấn đề quản trị. Nếu FUV có một cơ chế quản trị đúng đắn thì tôi tin rằng FUV sẽ thu hút được tài trợ từ tư nhân.
Hiện FUV đã có đủ nguồn tiền ban đầu để thành lập và hoạt động nhưng chắc chắn chúng tôi cần xã hội Việt Nam ủng hộ về học phí, tiền hiến tặng và có thể cả nguồn vốn tài trợ từ nhà nước. Đó là sự kết hợp của nhiều nguồn...."