[Funland] Tết Việt Nam năm 1994 dưới ống kính nhiếp ảnh gia L.Dolan

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,891
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
E nhớ năm 97 mới bắt đầu đổi biển 4 số trên toàn quốc mà tận K5 thế kia thì chắc phải cỡ 98-99 mất rồi, hic
Em thì trung thành với chú thích của tác giả cụ ạ, khoản biển số xe quả thực em cũng không rành, có thể tác giả nhầm ngày chụp
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Haha! Vớ vẩn! Ảnh không thể hiện cầu cống Mọc! Cống Cót! chuỗi ao hồ dọc phố Quan Nhân? Không rõ bác lấy nguồn ở đâu mà bảo ảnh khu Trung Hoà Nhân Chính! Vị trí sư bộ 361 đâu? Nói chung tấm ảnh này là nhảm nhí khi nói chụp ảnh Làng Nhân Chính- Trung Hoà! Cụ hỏi dân làng đó xem xưa sống bằng nghề chính là gì? Kéo áo cụ! Em có giấy Khai sinh miêu tả rõ sinh ra ở đâu và năm nào! Nếu cụ không tin em dân gốc nội thành ( sinh ra và lớn lên trong khu vực 4 quận nội thành giáp ranh với khu Trung Hoà Nhân Chính) thì làm quả cá độ! Tiền tưoi cho các cụ trong group này chứng kiến! Rửa 3 chục lần xe ô tô thôi! Em mang giấy khai sinh tới còn cụ trả tiền rửa xe chở 3 chục cụ trong group này quanh đó nếu thua! Em thua hay không chứng minh mình dân bản địa em chịu phí rửa xe cho 60 cụ. Cuối năm rồi xe cộ cần rửa!
Làng Cót có nghề làm vàng mã, tiến âm phủ... cấp cho mấy chợ nội thành như chợ Hàng Bè.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,891
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
1 người phụ nữ đang tát nước, gầu này quê em gọi là gầu Sồng, hay Sòng, còn loại kia 2 người tát gọi là gầu dây, ảnh chụp ở Hải Hưng.

4005231520_fd906f38d3_o.jpg
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,814 Mã lực
1 người phụ nữ đang tát nước, gầu này quê em gọi là gầu Sồng, hay Sòng, còn loại kia 2 người tát gọi là gầu dây, ảnh chụp ở Hải Hưng.

4005231520_fd906f38d3_o.jpg
Gầu dai, dù dùng 2 cặp dây!
Các cụ nói "1 gầu dai bằng 2 gầu sòng".
Bây giờ không biết chứ ngày xưa em tát nước bằng gầu dai được!
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,891
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
1 chiếc thuyền chở mạ và ấm nước để đi cấy lúa ở Hoa Lư, loại mạ này gọi là mạ sân hoặc mạ ruộng, thường thì có thể gieo ở sân, đổ bùn vào 1 góc sân để gieo mạ, hoặc gieo ở ruộng, phải là ruộng quen nên có câu: " khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen"
Loại mạ này dùng xẻng để xắn thành từng mảng nhỏ, còn 1 loại nữa là mạ nhổ, nhổ mạ xong cắt bớt phần ngọn rồi mới đem cấy.
Em cấy lúa rất thẳng và đẹp, nói chung, các việc đồng áng như cày, bừa, cấy, làm cỏ, be bờ, phạt bờ..em đều làm rất thạo.

4008171951_a7329004bd_o.jpg
 
Biển số
OF-554471
Ngày cấp bằng
17/2/18
Số km
709
Động cơ
159,171 Mã lực
Cậu có vẻ tự tin nhỉ.

Trước năm 1990 cậu ở đâu mà xưng Hà Nội gốc với đi học dọc đường Láng?

Đây là ảnh vệ tinh làng Trung Hòa Nhân Chính năm 196x, đâu có phù hợp với tấm ảnh đó, ruộng lúa thẳng cánh cò bay.

img_1_1643300401657.jpg
Thôi thôi xin bố. Không có trải nghiệm cụ thể nên mới phải dựa vào bản đồ. Mấy cái câu thành ngữ thời phong kiến về khoảng cách như "thẳng cánh cò bay" ăn thua mẹ gì, nhất là ở miền Bắc, ven đô thì tính bằng đơn vị đo cụ thể đi, cò với vạc rách việc. Cảm nhận không gian của mấy cụ đi chân đất đi bộ ngày xưa ăn thua gì so với nay. Ngày xưa thập niên 1980 thôi đi ra khỏi nhà 30 km đã là cả một câu chuyện lớn, nay thì vèo cái là đến.

Trong thập niên 1980, đoạn láng Hạ, tức là đường Láng từ Nguyễn Chí Thanh đến Láng Hạ ngày nay hai bên toàn trồng rau là đúng rồi. Phía có nhà hiện nay khi đó từ mặt đường lùi vào 20 mét hầu như là ruộng trồng rau màu như báp cải, xu hào, rau thơm. Bên kia đường vên sông tô lịch thì qua khỏi hàng xà cừ là khoảng đất rộng trồng rau muống rồi mới đến mé nước. Phải đến khoảng 1990 thì các nhà mới bắt đầu bỏ ruộng rau xây lấn ra sát mặt đường như hiện nay.
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,814 Mã lực
Loại mạ này dùng xẻng để xắn thành từng mảng nhỏ, còn 1 loại nữa là mạ nhổ, nhổ mạ xong cắt bớt phần ngọn rồi mới đem cấy.
...
Mạ lúa ngắn ngày chắc khó nhổ!
Ngày xưa em nhổ mạ rồi đập vào lòng bàn chân, cuộn bó lại rất đẹp.
Em còn biết cắt lúa bằng cái hái.
Đến lúc lên nhà máy em cắt giạ, rải thành hàng trên ruộng để phơi, ngồi đánh gianh các chi công nhân (cũng đều từ nhà nông đi) phục lăn con ông GĐ.
Cũng chỉ thời gian đi sơ tán ngắn ở Vân Đình thôi!
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,891
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Gầu dai, dù dùng 2 cặp dây!
Các cụ nói "1 gầu dai bằng 2 gầu sòng".
Bây giờ không biết chứ ngày xưa em tát nước bằng gầu dai được!
Em cũng tát được đấy cụ, phải nói ngày xưa trồng lúa rất mệt ở khoản lấy nước và làm cỏ. Rồi phải gánh phân chuồng đi bón. Giờ nghĩ lại thấy hơi run vì mất vệ sinh, vào chuồng lợn, chuồng trâu bò, lấy cào cào phân cho vào sọt hay rổ, đôi khi bốc ...bằng tay.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Cụ dannongthon đang nói về làng Cót phía trên gần Yên Hòa, cụ Noname_2015 show ảnh dịch xuống tít Trung Hòa-Nhân Chính thì sao thấy.

Mạn đằng đó thì ko có tấm bản đồ nào e có trong tay vẽ cả, nên e chưa kết luận dc. Nhg qua mô tả của cụ dannongthon, e cũng đoán dc đoạn mương thủy lợi đó là mương Mạc Thái Tổ hiện nay.

E tạm đoán nhà đó, nếu có, sẽ là nhà thờ họ hoặc miếu thành hoàng làng nào đó. Theo chiều đi (vào làng) từ phía sông Tô Lịch vào, thì sẽ là miếu của làng Mễ Trì Hạ? Điều này cũng khá hợp lý vì đình làng Mễ Trì Hạ khá gần đó, thằng dọc theo đường mương (xem bản đồ dưới). Kiểu bố trí miếu thành hoàng & đình làng tách riêng là kiểu cổ. Nó cũng khá hợp lý khi mà các di tích tại khu vực Mê Trì rất cổ, vào thời Lý-Trần, dc nâng cấp lớn thời Lê Sơ, Tây Sơn.

1643474360700.png


Nếu miếu đó bị giải tỏa thì theo lẽ thườn, dân làng Mễ Trì Hạ sẽ chuyển miếu về thờ cùng tại đình làng luôn. Vậy, có dịp ghé vào đình làng Mễ Trì Hạ hỏi các cụ già ở làng là có thể kết luận dc giả thiết của e đúng hay sai !!!

Haha! Vớ vẩn! Ảnh không thể hiện cầu cống Mọc! Cống Cót! chuỗi ao hồ dọc phố Quan Nhân? Không rõ bác lấy nguồn ở đâu mà bảo ảnh khu Trung Hoà Nhân Chính! Vị trí sư bộ 361 đâu? Nói chung tấm ảnh này là nhảm nhí khi nói chụp ảnh Làng Nhân Chính- Trung Hoà! Cụ hỏi dân làng đó xem xưa sống bằng nghề chính là gì? Kéo áo cụ! Em có giấy Khai sinh miêu tả rõ sinh ra ở đâu và năm nào! Nếu cụ không tin em dân gốc nội thành ( sinh ra và lớn lên trong khu vực 4 quận nội thành giáp ranh với khu Trung Hoà Nhân Chính) thì làm quả cá độ! Tiền tưoi cho các cụ trong group này chứng kiến! Rửa 3 chục lần xe ô tô thôi! Em mang giấy khai sinh tới còn cụ trả tiền rửa xe chở 3 chục cụ trong group này quanh đó nếu thua! Em thua hay không chứng minh mình dân bản địa em chịu phí rửa xe cho 60 cụ. Cuối năm rồi xe cộ cần rửa!
Cậu có vẻ tự tin nhỉ.

Trước năm 1990 cậu ở đâu mà xưng Hà Nội gốc với đi học dọc đường Láng?

Đây là ảnh vệ tinh làng Trung Hòa Nhân Chính năm 196x, đâu có phù hợp với tấm ảnh đó, ruộng lúa thẳng cánh cò bay.

img_1_1643300401657.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,891
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Mạ lúa ngắn ngày chắc khó nhổ!
Ngày xưa em nhổ mạ rồi đập vào lòng bàn chân, cuộn bó lại rất đẹp.
Em còn biết cắt lúa bằng cái hái.
Đến lúc lên nhà máy em cắt giạ, rải thành hàng trên ruộng để phơi, ngồi đánh gianh các chi công nhân (cũng đều từ nhà nông đi) phục lăn con ông GĐ.
Cũng chỉ thời gian đi sơ tán ngắn ở Vân Đình thôi!
Em làm ruộng từ bé, nên hầu như việc gì cũng làm được cụ ạ, nhổ mạ, bó mạ, gặt lúa, bó lúa gọi là lượm lúa, rồi đập lúa, dùng néo đập vào cái phản cho hạt thóc rơi ra, hết thì nhả cái néo và ném lượm lúa đã đập đi ra xa. Sau có máy tuốt đạp chân thì nhàn hơn.
Ở OF này chắc em là người làm nông nhiều nhất , kể cả đi bắt cá, bới chạch, lươn, tát ao, chuôm bắt cá,mò ốc, bắt cua giữa trời nắng ...
Những chuyện đó sau này có kể, các con nó đều cho là bố nói khoác, hênh, chúng không hình dung ra .
 

MotoG

Xe tăng
Biển số
OF-498660
Ngày cấp bằng
18/3/17
Số km
1,541
Động cơ
201,634 Mã lực
Không rõ ngôi đền nào đây?
Mấy chữ Hán là: Tả Văn Quan, Hữu Võ Tướng

26018296596_ad900f5f99_4k.jpg
Em có 2 thắc mắc nhỏ là việc dùng chữ Giản thể và việc phân biệt Tả-Hữu, có nơi hướng từ trong ra có nơi từ ngoài vào.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,814 Mã lực
Em làm ruộng từ bé, nên hầu như việc gì cũng làm được cụ ạ, nhổ mạ, bó mạ, gặt lúa, bó lúa gọi là lượm lúa, rồi đập lúa, dùng néo đập vào cái phản cho hạt thóc rơi ra, hết thì nhả cái néo và ném lượm lúa đã đập đi ra xa. Sau có máy tuốt đạp chân thì nhàn hơn.
Ở OF này chắc em là người làm nông nhiều nhất , kể cả đi bắt cá, bới chạch, lươn, tát ao, chuôm bắt cá,mò ốc, bắt cua giữa trời nắng ...
Những chuyện đó sau này có kể, các con nó đều cho là bố nói khoác, hênh, chúng không hình dung ra .
Em cũng biết cầm cái néo để quặp bó lúa lại, nhưng ờ Vân Đình họ đập vào cối đá và đập hết lúa thì em cũng ném được bó rơm ra đống rơm. Những hôm sáng trăng, đập lúa, lăn lúa đến nửa đêm mới về.
Tháng 3 mưa rào đầu mùa đi vớt hay chém trạch, đi dọc bờ kênh nhìn mà lươn rồi lần ngón tay theo mà để bắt lươn. Nhưng chỉ nghịch nên phần lớn là mất dấu, chỉ thỉnh thoảng lần đúng để ngón tay giữa cong thành cái lỗ để chờ, dùng chân dậm khi thấy con lương chui qua thì xiết lại, nhấc nó lên cho vào rọ.
Vừa tối nay về nhà mẹ em, 2 anh em kể lại chuyện câu lươn ở cầu ao, câu tôm hôm mưa rào cho tụi trẻ con.
Mùa hanh trước tết theo tụi trẻ chăn trâu ra đồng đào lò bên bờ ruộng nhặt gốc giạ hay phân bò khô đốt để nướng cua, trứng vịt đẻ rơi hay thỉnh thoảng còn được con cá trê khía xong sát muối.
Ngay cái trò gà đắp đất là lần vào đầu xóm trộm. Nướng xong mỗi đứa chỉ có mỗi mẩu thịt, nhưng chiều về nghe bà chủ đứng góc vườn "Bớ..." bằng những bài hát mà không biết rồi VN mình có đề nghị UNESCO công nhận thành văn hóa phi vật thể của nhân loại hay không!
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,891
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em có 2 thắc nhỏ là việc dùng chữ Giản thể và việc phân biệt Tả-Hữu, có nơi hướng từ trong ra có nơi từ ngoài vào.
Những chữ Hán này được đắp lại thôi cụ, nên nó xấu, lại vì mới làm và người viết chữ Hán kém, nên dùng chữ Tướng giản thể .
 

MotoG

Xe tăng
Biển số
OF-498660
Ngày cấp bằng
18/3/17
Số km
1,541
Động cơ
201,634 Mã lực
Cụ dannongthon đang nói về làng Cót phía trên gần Yên Hòa, cụ Noname_2015 show ảnh dịch xuống tít Trung Hòa-Nhân Chính thì sao thấy.

Mạn đằng đó thì ko có tấm bản đồ nào e có trong tay vẽ cả, nên e chưa kết luận dc. Nhg qua mô tả của cụ dannongthon, e cũng đoán dc đoạn mương thủy lợi đó là mương Mạc Thái Tổ hiện nay.

E đoán tạm nhà đó, nếu có, sẽ là nhà thờ họ hoặc miếu thành hoàng làng nào đó. Theo chiều đi thì sẽ là miếu của làng Mễ Trì Hạ? Điều này cũng khá hợp lý vì đình làng Mễ Trì Hạ khá gần đó, thằng dọc theo đường mương (xem bản đồ dưới). Kiểu bố trí miếu thành hoàng & đình làng tách riêng là kiểu cổ. Nó cũng khá hợp lý khi mà các di tích tại khu vực Mê Trì rất cổ, vào thời Lý-Trần, dc nâng cấp lớn thời Lê Sơ, Tây Sơn.

View attachment 6863393

Nếu miếu đó bị giải tỏa thì theo lẽ thườn, dân làng Mễ Trì Hạ sẽ chuyển miếu về thờ cùng tại đình làng luôn. Vậy, có dịp ghé vào đình làng Mễ Trì Hạ hỏi các cụ già ở làng là có thể kết luận dc giả thiết của e đúng hay sai !!!
2 cụ đó theo e hiểu là 1 cụ bảo khu vực ngoài vành đai 2 trước đây là khu vực nông thôn, ruộng đồng bát ngát, cụ còn lại thì phủ nhận. E ko phải dân gốc HN nhưng sinh ra ở đây và e xác nhận ý cụ dannongthon là chuẩn. Ảnh vệ tinh cũng đúng là khu Trung Hoà (Trung Kính + Hoà Mục).
 

MotoG

Xe tăng
Biển số
OF-498660
Ngày cấp bằng
18/3/17
Số km
1,541
Động cơ
201,634 Mã lực
Những chữ Hán này được đắp lại thôi cụ, nên nó xấu, lại vì mới làm và người viết chữ Hán kém, nên dùng chữ Tướng giản thể .
Em thấy có một số chữ bia đá thời Lê cũng là Giản thể, ví dụ chữ Trịnh.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,891
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em thấy có một số chữ bia đá thời Lê cũng là Giản thể, ví dụ chữ Trịnh.
Đúng rồi cụ, thực ra việc viết giản thể thì đã có từ lâu ở nước ta, nhưng cũng tập trung vào 1 số chữ thôi, và có thể cũng do luật kiêng kỵ húy. Cụ đọc văn bản thời Nguyễn mới thấy việc kiêng kỵ kinh hồn, nhiều khi không dịch nổi vì chữ bị đổi nét, bớt nét.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,181
Động cơ
667,041 Mã lực
Làng Cót có nghề làm vàng mã, tiến âm phủ... cấp cho mấy chợ nội thành như chợ Hàng Bè.
Làng Cót có phải quanh đâu đó gần dốc Bưởi, hồi xưa đi theo bờ Đê sông Tô Lịch vào không bác nhỉ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top