TẾT NGUYÊN ĐÁN THỜI XƯA DƯỚI DƯỚI MẮT NGƯỜI TÂY

Trục Supermarket

Xe container
Biển số
OF-3000
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
5,953
Động cơ
619,124 Mã lực
Nơi ở
Đặng Gia Trang
"Votuan" khả năng là con "Quỷ Vô thường"...

Em cho rằng con Quỷ này không phải là cái Ác, mà là một khái niệm mô tả về sự ngay thẳng của tự nhiên, tức là các thế lực tối cao trên cả hắc bạch chư thần, giáo phái, hay quyền lực quản trị xã hội. Đại khái cứ sai với tự nhiên là nó phạt.

Là thiển nghĩ cá nhân thôi, chứ em cũng không biết tôn giáo nói gì, quan niệm dân gian nói gì, hay Gúc bảo gì về nó. :D
Cháu thì nghe Quỷ Dạ Xoa mới là con quỷ hay đi bắt người. ;))
 

thuhuong2

Xe điện
Biển số
OF-366840
Ngày cấp bằng
15/5/15
Số km
2,281
Động cơ
272,502 Mã lực
Các ttụ lệ trong các bài này tầm 1980 vẫn cơ bản còn nhiều ở ngoài Bắc chứ có mất đâu.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
lâu lắm mới thấy topic cụ đóc, mấy topic trc của cụ về Việt Nam! năm trc năm 19xx và nhà tây sơn em đoc k sót 1 trang, topic này em đánh dấu mai rảnh đọc
Chúc cụ năm mới an khang thịnh vượng
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Như các cụ đã biết, S.Baron là người Tây lai Việt, cho nên, những ghi -chép của ông khá trung- thực, tuy nhiên, có lẽ do vai -trò của bà mẹ người Việt khá mờ- nhạt, nên ta chả biết bà mẹ này tên là gì, quê ở đâu, và hình như bà cũng chả dạy ông con Tây của mình chút nào về phong- tục quê ngoại.

Miêu tả vua Lê, chúa Trịnh đi tế đàn Nam Giao, Baron viết:

" Nhà vua hiếm khi rời khỏi những khoái lạc của mình, nhưng một lần trong năm, ông ấy sẽ xuất hiện trước cộng đồng (không bao gồm những khi ông ấy được vị chúa đưa đi trong những dịp đặc biệt) trong nghi thức của buổi lễ trọng thể của họ vào đầu năm mới, vào một ngày đặc biệt được chọn – mà họ cho là ngày tốt, một số tốt hơn, một số bình thường, và một số ngày thì xấu. Họ xem ngày cực kỳ mê tín, đến mức không làm điều gì quan trọng mà không tham vấn nghiêm túc trước theo lịch niên giám của Trung Quốc và những tiên tri mù của nước này.


Nhà vua, vị chúa và hoàng tử, cùng với hầu hết đại quan triều đình, trong dịp trang trọng này, trước ngày hôm ấy sẽ đi riêng rẽ đến một cung điện nằm ở cực Nam thành phố được xây dựng dành riêng cho dịp này, có 3 cánh cửa khác biệt với những chùa tháp khác cũng như hình ảnh các tòa nhà khác của họ. Tại đây, họ ở trong các căn nhà khác nhau cho đến khi trời sáng. Nhà vua, trong lúc đó, đi tắm rửa cơ thể và mặc quần áo mới chưa từng được mặc trước đó. Chừng 8 giờ sáng, một mảnh pháo được bắn lên, làm dấu hiệu cho vị chúa, hoàng tử và đại quan chuẩn bị đến làm lễ tôn kính nhà vua, dù với vị chúa và hoàng tử, nó chẳng hơn là một hình thức làm ra vẻ. Sự xưng tụng này trôi qua trong im lặng nhưng rất long trọng và nghiêm trang với cả 2 bên. Ngay lập tức sau đó, tiếng súng dấu hiệu thứ 2 sẽ được nghe thấy, và từ đó nhà vua sẽ được hộ tống tới cánh cổng của tòa nhà đã nói trước đó. Tất cả cổng đều đóng, nhà vua sẽ gõ cửa, và người giữ cửa hỏi ông là ai. Ông ấy trả lời “Đức vua”, và họ sẽ để cho ông vào, nhưng không ai được phép vào cùng ông ấy, điều đó trái ngược với tín ngưỡng của họ. Nhà vua làm điều này 3 lần, cho đến khi vào tòa nhà, nơi ông sẽ cúi lạy tôn kính với những lời cầu nguyện và nài xin được giữ nghiêm ngặt chuyển cho các vị thần theo kiểu của họ. Sau khi xong, ông tự ngồi lên một chiếc ghế mạ vàng được đặt trong sân của ngôi nhà đã nói, và dừng lại một chút để cái cày cùng một con trâu được buộc chung với nó theo cách họ dùng nó để cày đất, được đưa đến cho ông. Ông sẽ sử dụng nó theo kiểu thường dùng khi đi cày, và ông ban phước cho đất nước, dạy cho người dân bằng biểu tượng này rằng không có gì phải xấu hổ khi là nông phu; và rằng sự siêng năng, cần cù và cẩn trọng, đặc biệt trong nền văn hóa nông nghiệp, chắc chắc có thể mong đợi sự hưởng thụ công khổ và nỗi đau của họ.


Tôi được vài người nói cho biết rằng, cùng lúc đó, lễ chén bát được dùng, người khác lại mâu thuẫn với điều đó, nói chắc chắn rằng nó chỉ được dùng trong ngày vua mới lên ngôi. Nhưng dù nó được tổ chức vào lúc nào, cách thức là như sau: Trên một chiếc bàn sơn mài, vài chiếc chén sẽ được đặt lên cùng với thực phẩm được chuẩn bị sẵn cho chúng, và ở giữa là 1 chiếc đầy cơm trắng, chiếc khác là thóc, một chiếc đựng nước, 1 chiếc chứa dược thảo hoặc rau xanh. Tất cả chén được đậy gọn bằng giấy tốt và được dán bằng tinh bột để không ai có thể phân biệt được. Một chiếc sẽ được nhà vua lấy đi, và nó sẽ ngay lập tức được mở ra. Nếu ông lấy được chén thóc, thì sẽ có được niềm vui lớn vì nó báo hiệu (như họ tin) đất đai sinh trưởng nhiều. Nếu là cơm trắng, đó là vụ mùa bội thu. Nếu là nước, năm mới không khác biệt. Nhưng nếu là thảo dược hoặc rau xanh thì là rất xấu, biểu thị tỉ lệ tử vong cao, nạn đói và sự tàn phá. Và với tất cả cốc còn lại, mỗi cái chứa một ý nghĩa đặc biệt và điềm báo tùy theo những gì họ thần tượng và tín ngưỡng.


Khi kết thúc nghi lễ trọng đại này, phát súng thứ 3 được bắn, nhà vua leo lên chiếc ghế mở đặc biệt được che phủ bởi rất nhiều lọng, và được khiêng trên vai của 8 binh sĩ, và nó được rước qua nhiều đường phố trở về cung điện, cùng được hộ tống bởi nhiều nho sĩ mặc quần áo lễ kiểu Trung Quốc và đi bộ. Ông ấy hầu như sẽ được đồng hành bởi một hộ vệ đẹp trai trong những binh sĩ của vị chúa, vài con voi, theo tiếng trống, trống cơm, scalmay (không rõ là gì), chũm chọe đồng, kèn ô boa,… các loại cờ nghi thức và màu sắc.


Khi đi qua, ông sẽ biểu hiện sự rộng rãi của mình với các khán giả nghèo và người thôn quê bằng cách ném tiền hoặc đồng xu vào họ. Sau nhà vua một quãng, vị chúa theo sau, ở trên một con voi trang trọng, được chờ đợi bởi nhiều thế tử của ông ấy và gia đình hoàng tộc, hầu hết các quan chức quân đội và quan tòa dân sự của đất nước, tất cả mặc trang phục giàu có, được bảo vệ bởi 1 đội chừng 3 hay 4 ngàn ngựa và khoảng 100 hay 150 voi trang sức xa hoa, và đội quân không ít hơn 10.000 người, tất cả đều mặc quần áo tốt và lịch sự - với áo dài và mũ được làm từ sản phẩm châu Âu – Nên vị chúa vượt xa nhà vua trong sự tráng lệ và lộng lẫy. Ông ấy đến theo cùng cách trang trọng như nhà vua. Khi ông tới con đường dẫn thẳng về cung điện của ông, ở khúc quanh, ông để mọi người lại trong đoàn diễu hành. Thế tử tiếp tục đem theo phần cuối của đoàn người này, ông có một nửa nhóm của cha mình, đi theo cùng 1 cách, nhưng đi theo con đường gần nhất về cung phủ riêng của ông."
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Về những trò giải -trí của dân ta hồi ấy, đặc- biệt là dịp Tết, S.Baron mô tả:

" Phần lớn họ đi thăm nhau vào lúc chiều tối. Thật là bất lịch sự khi đến nhà một người có chức vụ lớn nào trước bữa trưa, trừ phi có công việc khẩn cấp cần thiết, hoặc được mời riêng, bởi vì sau đó họ sẽ còn rất ít thời gian. Do vào buổi sáng thì họ đi đến triều đình từ rất sớm để hầu chúa, cuộc họp này sẽ kéo dài đến 8 giờ; khi trở về nhà, họ tự sắp xếp việc nhà của họ trong một lúc, cùng với những người hầu cận (nếu công việc xã hội quan trọng hơn cho phép); khoảng thời gian ít ỏi sau đó cho đến bữa trưa để cho họ lui về nghỉ ngơi.


Những hoàng tử, hay các viên quan đại thần, thì cưỡi voi hoặc là được khiêng trên võng, hầu hết người hầu cận, quân lính, tùy sai đi theo phía sau, không bao giờ có tình trạng khác, khi mà số lượng người hầu nhiều hay ít tùy theo mức độ địa vị của một người. Những người cấp thấp hơn cưỡi ngựa, và được theo hầu bởi số lượng người tùy theo khả năng quả lý của họ, không có giới hạn, thường thì không quá 10 người - nhưng chắc chắn đó là tất cả số lượng có thể đi hoặc phải đi, vì họ rất tham muốn có được nhiều tùy sai.


Nếu người đến thăm có địa vị cao hơn người được viếng thăm, người tiếp đón sẽ không dám đưa mời người kia thức ăn hay nước uống, không, không có ngay cả một lá trầu, trừ phi ông kia gọi. Nước và trầu của họ thường được các người hầu đem theo cùng.


Để đàm luận với họ, đặc biệt nếu người kia có quyền lực, cẩn thận đừng chạm đến những chủ đề tang tóc buồn thảm, dù là gián tiếp hay trực tiếp, những chủ đề hài lòng vui vẻ được gợi ý từ họ là tốt nhất. Nhưng những thứ khó chịu nhất về những vị chúa này là, khi họ cho phép người trong đoàn của mình (một nhóm người ngu độn hung bạo vô lễ) đi theo họ vào trong bất cứ nơi riêng tư nhất nào của nhà người khác, đặc biệt khi họ đến thăm nhà người châu Âu, nơi mà họ hành xử hết sức ngớ ngẩn, và cho phép chúng nói chuyện và đùa giỡn rất xúc phạm và vô lễ; hơn thế nữa, chúng ăn trộm bất cứ thứ gì mà chúng có thể lấy. Với những hành động đó, chủ nhân ngốc nghếch của chúng lại lấy làm vui vẻ thay vì kiểm tra lại sự láo xược và tội lỗi của chúng. Nhưng khi họ được mời bởi người cấp cao hay đồng cấp, mà sau đó họ tiếp đãi khách vào dịp nào có thể, với trà hay bữa ăn, không bỏ quên trầu cau luôn là món đầu và cuối bữa tiệc. Cái hộp đựng trầu phần chung được sơn đơn giản màu đen hoặc màu đỏ, hoặc vài màu sậm tối nào đó, nhưng tầng lớp quý tộc, các hoàng tử và công chúa mang dòng máu hoàng tộc thì dùng những cái hộp nặng bằng vàng, bạc, mai rùa, hay được nạm trai. Những cái hộp sơn vẽ cầu kỳ màu mè chỉ được dùng trong các chùa. Nhưng những cái hộp quý giá mà ông Taverniere nói rằng đã thấy, có giá trị 4 hay 5000 quan, trong triều đình Đại Thanh, thì chắc chắn không phải là của Bắc Hà - vì kim cương, hồng ngọc, lục bảo không sản sinh ở vùng đất ấy, cũng như người bản xứ không có nhu cầu sử dụng chúng, cũng không được các sứ thần Bắc Hà đem về - Khi mà nhà vua không có yêu cầu, và cũng chẳng có giao dịch nhỏ nhất nào giữa hai đất nước.


Họ hiếm khi đến thăm người bệnh, và họ khó mà quan tâm đến ai ngoài thân thuộc và họ hàng của mình để mà để ý đến sự sống chết của người khác, hay tình cảnh của kẻ kia có khốn khổ thế nào, và sự nhắc nhở nhỏ nhất để giải quyết những sự vụ và mối quan tâm của người khác được coi là một tội lỗi ghê tởm và sự quấy rầy không thể tha thứ. Để rồi những người ấy chết mà không có nguyện vọng gì - thiếu sót này thường tạo ra những vụ án phiền phức trong những người họ hàng, nếu không có con cái kế thừa dù chỉ là ngôi nhà đổ nát của họ và những sự thua thiệt trong những điều mà họ tranh giành.


Trong sảnh của những người địa vị cao là một vài góc thụt vào, nơi mà họ ngồi khoanh chân trên chiếu - tùy theo địa vị của họ, nơi ngồi càng cao thì càng vinh dự, và những chỗ ngồi này đều được phủ chiếu có độ tốt tùy theo nơi trải, ngoại trừ buổi sáng, khi họ thích dùng những cái chiếu thô hơn. Về thảm trải thì họ không hề có, cũng như không thể mua được, vì thế tôi tự hỏi về những gì mà tác giả nói về những chiếc chiếu mềm như thảm tốt mà cái rẻ nhất cũng phải từ 30 tới 50 rúp trở lên ở Ba Tư và Surat - nơi mà những chiếc thảm tốt nhất có thể đem tới nơi đây bán với giá 3 hoặc 4 siling là cao nhất. Tôi cũng chẳng tin là có người châu Âu nào ngoài ông ấy đã được thấy một tấm chiếu Bắc Hà nào rộng quá 9 ell (Đơn vị đo cổ của Anh, chừng 45 inch) và mềm như nhung. Tuy nhiên, nó cũng giống những chuyện hoang đường khác của ông ấy. Những người này cũng không dùng nệm dù để ngồi hay nằm, nhưng họ có một loại tấm lót làm từ tranh sậy hay chiếu để nằm ngủ hoặc dựa vào.


Với thức ăn, họ có đủ lòng hiếu kỳ, dù món ăn của họ không làm hài lòng người ngoại quốc. Bữa ăn bình thường gồm có trà xanh, gạo và cá muối hay tương tự. Những quan chức nếu muốn thì có thể được ăn những thứ tốt nhất trong vùng.


Tôi không thể so sánh về sự gọn gàng giữa người châu Âu và họ, khi mà trong nhà họ có rất ít hoặc không hề có đồ trang trí nào ngoài thường lệ là những cái giường thiết yếu nhất, đôi lúc có bàn và trường kỷ, hiếm khi có ghế. Họ không dùng khăn trải bàn hay khăn ăn, họ cũng chẳng muốn dùng chúng khi mà họ không dùng tay chạm vào thức ăn mà dùng đôi đũa như người TQ hay Nhật Bản. Tất cả thức ăn của họ được phục vụ trong những cái đĩa lớn nhỏ, không được làm từ gỗ được chạm trổ hay sơn như ông Taverierer nói, mà là đồ vật từ Nhật Bản và TQ rất được coi trọng ở đây. Người có tiền hay địa vị có một loại nghi thức và khuôn phép nào đó trong bữa ăn, nhưng tất cả còn lại, chừng nào họ ngồi vào bàn - những chiếc bàn sơn nhỏ - họ chẳng quan tâm đến ngay cả nói chuyện, và đây chẳng phải do lễ phép tốt hay lòng kính trọng nào với người cao tuổi, mà chỉ là khao khát tham lam lấp đầy bao tử. Họ thật sự là những người ăn giỏi và sành ăn, cũng có thể là họ sợ mất phần khi nói chuyện, vì thế tất cả đều làm nên sự im lặng vội vàng tốt nhất có thể để vét sạch các đĩa thức ăn. Tôi thường thấy những người theo hầu và tùy sai của các quan ăn như đấu thể thao, và đã từng hâm mộ khả năng ăn của họ cả về số lượng lẫn sự tham ăn - mà tôi tin rằng không quốc gia nào dưới mái vòm thiên đàng có thể ngang với họ.


Về thức uống, mặc dù người nhà quê và tầng lớp trung lưu hiếm khi rơi vào sự quá độ và cám dỗ của rượu mạnh, nhưng giữa những người trong cung điện và quân lính, say xỉn không phải là tật xấu. Một anh chàng có thể uống một cách thông minh, là một con dao dũng cảm. Họ không có thói tục rửa tay khi đến bàn ăn mà chỉ rửa miệng vì họ ăn trầu cau; nhưng sau bữa ăn, họ thường rửa cả hai, và làm sạch răng bằng một mảnh tre được làm sẵn cho mục đích này, rồi ăn trầu. Ở nhà một người bạn, sự tiếp đãi có thể rất tự do, nếu ông ta hài lòng thì có thể gọi thêm cơm hay bất cứ thứ gì khác, nếu ông không hài lòng, chủ nhà đều tử tế chấp nhận. Họ không hỏi người khác về tình trạng của người kia, nhưng thăm hỏi bằng 'Anh đã ở đâu lâu thế?' và 'Anh làm gì trong thời gian này?'. Và nếu họ biết hay đoán ra qua vẻ mặt, rằng người kia bị bệnh hay khó ở, thì họ sẽ hỏi 'Anh ăn bao nhiêu chén cơm một ngày?' (Họ ăn 3 bữa 1 ngày, ngoài bữa ăn nhẹ buổi chiều trong những người giàu có quyền lực) hay là 'Anh ăn có ngon miệng không?'.


Trong những trò giải trí của người Bắc Hà, họ hay dùng nhất là khiêu vũ, đàn ca và hát hò, những thứ này phần đông được tổ chức vào ban đêm và diễn ra cho đến sáng, là thứ mà ông Taverniere gọi là hài kịch - một cái tên rất khiếm nhã, không phản ánh đúng chúng ở bất cứ mặt nào, cũng như những gì ông nói rằng chúng được biểu diễn với những trang hoàng đẹp đẽ cùng các máy móc, rất hài lòng để thưởng thức, và họ thật là khéo léo để biểu diễn ra biển và sông, cùng những trận hải chiến như thể họ có thể diễn lại trận chiến năm 1588 giữa Anh và Tây Ba Nha. Họ cũng chẳng có bất cứ nhà hát nào để biểu diễn mà chỉ diễn trong sảnh của nhà các quan và sân của các nhà khác cũng có thể phục vụ. Nhưng ở trong các làng, họ có các căn nhà để hát, được xây bởi 3, 4 làng hay hơn nữa, họ tổ chức lễ hội trong này, hát và thết tiệc theo kiểu của họ. Những nghệ sĩ của một nhà thường là 3, 4 hay 5 người, tiền lương của họ không quá 1000 đồng - giá trị khoảng 1 dollar - cho 1 đêm biểu diễn. Nhưng những khán giả tự do có thể tặng quà cho họ, bất cứ khi nào họ biểu diễn khéo. Họ thường mặc vải mỏng nội địa, palong, vải bóng và tương tự. Họ chỉ có vài bài hát, không quá 5 điệu, và hầu hết được soạn để ca ngợi vua và chúa, rải rác có vài đoạn tình ca xen giữa thi thư tao nhã. Người nữ chỉ múa, và người múa cũng phải hát, và đôi lúc bị ngắt ngang bởi người nam đóng vai anh hề, người thường là kẻ bắt chước khôn khéo nhất họ tìm được, và kẻ như thế lại có thể khiến đám đông cười trước cử chỉ và hình dáng của anh ta. Nhạc cụ của họ gồm có trống, chũm chọe đồng, kèn oboa, đàn dây ghita, 2 hay 3 loại violin... Ngoài ra, họ còn có kiểu nhảy múa khác, với một cái chậu được đổ đầy hay chất lên những ngọn đèn sáng, mà một người nữ đội lên đầu và nhảy múa, quay tròn, xoay trở, uốn éo thân thể trong vài hình dạng và kiểu cách với sự mau lẹ cực kỳ, mà không làm đổ một giọt dầu nào từ đèn, khiến khán giả đều ngưỡng mộ. Màn biểu diễn này dài chừng nửa giờ.


Phụ nữ cũng thông thạo nhảy múa trên dây, và một vài người có thể biểu diễn rất duyên dáng.


Đá gà là một trò chơi hãnh diện giữa bọn họ, do đó nó trở thành một môn thể thao hoàng tử, và rất thời thượng ở trong triều. Họ thua khá nhiều khi đặt cược với vị chúa, dù đúng hay sai thì ông ta cũng thắng và phải thắng, từ đó ông ta làm bần cùng kẻ dưới để họ không thể toan tính điều gì.


Họ rất vui vẻ trong trò câu cá, và thuận lợi có rất nhiều sông hồ lớn.


Với trò săn bắn, hiếm có mảnh rừng hay khu rừng nào thích hợp cho hoạt động này trong toàn bộ đất nước, cũng như chẳng có ai thành thạo trò này.


Nhưng khoảng thời gian giải trí to lớn của họ là lễ hội mừng năm mới, thường diễn ra vào khoảng 25 tháng 1 và được tổ chức trong khoảng 30 ngày. Trong những ngày này, ngoài múa và trò giải trí như đã nói trước, còn có những loại trò chơi khác của họ - như chơi bóng đá, đánh đu trên một động cơ làm từ tre được dựng ở mọi góc đường, hoạt động thân thể khéo léo, và một dạng của trò ảo thuật được đưa lên sân khấu để góp vui. Không ai trong số họ chậm lụt trong việc chuẩn bị lễ hội thật lớn và sung túc, cố gắng để vượt trội nhau trong khoảng thời gian 3 hoặc 4 ngày, tùy theo khả năng của họ. Tất nhiên đây là thời gian mà sự phàm ăn và trác táng vượt trội, và anh sẽ được coi là kẻ bất hạnh khốn khổ nhất nếu không chào đón bạn bè và người quen, nếu làm thế thì cả năm anh sẽ phải van xin để sinh nhai.


Ngày đầu năm, những người bình thường không di chuyển ra ngoài (trừ phi họ là tùy sai của vài quan chức) mà giữ mình đóng kín cửa trong nhà, không đón ai ngoài những họ hàng thân nhất, từ chối những người khác trong ngày ấy, dù chỉ là một hớp nước hay một viên than để thắp lửa, và sẽ rất tức giận nếu ai đó đưa ra một yêu cầu như thế, tin tưởng một cách mê tín rằng hậu quả của nó là bọn họ sẽ trở thành chủ thể bị nguyền rủa nhắm vào; và nếu họ cho bạn một thứ gì trong ngày đó, sẽ trở thành vận xấu của họ phải liên tục cho đi, và bản thân cuối cùng sẽ trở thành ăn mày. Lý do mà họ không đi ra ngoài cũng cùng một căn nguyên, là sợ phải gặp thứ gì đó là điềm xấu hoặc thứ khác báo những điều xấu xa cho họ vào ngày đó, sẽ khiến họ xui rủi trong cả năm - Khi mà họ quan sát một cách mê tín về đủ loại chi tiết vụn vặt linh tinh đều là điềm xấu hoặc tốt. Nhưng vào ngày thứ hai của năm, họ đi thăm nhau, rời bỏ các loại trách nhiệm bổn phận với những kẻ cấp trên của mình, quân lính và hầu cận của họ cũng làm như thế. Nhưng các quan trong ngày đầu năm phải đến chỗ nhà vua và chúa, những kẻ quan sát cẩn trọng khi những người khác là kẻ sách nhiễu sắc bén và chính xác trong cuộc gặp này.


Vài người tổ chức năm mới của họ từ ngày 25 tháng chạp âm lịch, nhưng đó là không phải phép. Cơ sở của họ dựa trên đó là ngày Sụp Ấn (một từ cổ, có lẽ), ngụ ý rằng quốc ấn được bảo lưu, và sau đó cất vào trong hộp với mặt ấn úp xuống trong vòng cả tháng. Và trong khoảng thời gian đó, luật pháp - như nó đã thế - sẽ ngủ yên, và không có hoạt động nào liên quan đến cái ấn đã nói. Các bộ máy tư pháp của triều đình im ắng, những kẻ còn thiếu nợ sẽ không bị bắt; những tội lỗi nhỏ như là ăn cắp vặt, đánh nhau, đánh người... thoát được mọi hình phạt, chỉ có tội mưu phản hay ám sát trấn thủ của thành thị hay tỉnh thành mới được ghi nhận, và kẻ phạm tội sẽ bị giam giữ cho đến khi quốc ấn được hoạt động lại, đưa họ đến nơi xét xử. Nhưng năm mới của họ hợp cách là bắt đầu vào tháng trăng mới, thường vào khoảng 25 tháng 1 như đã nói, và kéo dài theo phong tục của TQ là 1 tháng.


Theo những gì đã nói trên, tác giả của chúng ta đã thể hiện ra mình ngoa dụ quá mức như thế nào về những chuyện này, đặc biệt khi ông ta nói rằng người Bắc Hà là những người yêu lao động và cần cù siêng năng, sử dụng thời gian của họ một cách cẩn trọng khôn ngoan có hiệu quả nhất - điều này ở mức độ nào đó thì đúng với phụ nữ, nhưng đàn ông nói chung đều lười biếng và thích ăn không ngồi rồi, nếu như họ không bị bắt buộc phải làm việc cần thiết thì tôi vô cùng tin rằng họ sẽ rất vui vẻ dùng thời gian của mình trong mỗi việc ăn và ngủ - vì nhiều kẻ làm chán ngấy chính mình trong việc tọng đồ ăn đầy bụng, nhồi nhét như họ sinh ra chỉ để ăn, chứ không chỉ ăn vì phục vụ cho mục đích chính của cuộc đời.


Đó cũng là một sai lầm khi nói rằng người Bắc Hà xem đó như sự hổ thẹn nếu như đầu của họ không được che phủ, vì khi một viên cấp dưới tới gặp một vị đại quan, dù là vì công việc hay vì vị quan cho gọi, luôn luôn mặc áo dài đen và đội mũ, nhưng viên quan thì không đội. Nhưng nếu viên sứ giả đến đưa lệnh từ nhà vua, kể cả bằng miệng hay chiếu thư, thì họ sẽ không dám nghe đọc hay nhận chiếu mà không đội mũ mặc áo. Tôi sẽ nói thêm và điều này khi viết đến phần của triều đình Bắc Hà."
 

Maxalex

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-380844
Ngày cấp bằng
3/9/15
Số km
135
Động cơ
244,790 Mã lực
toàn cái hay e đánh dấu để xem dần
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Mô- tả vóc dáng, mặt mũi, tính cách người Việt hồi ấy, S.Baron viết như thể chính ông không có chút dòng máu Việt nào:


Người Bắc Hà có tinh- thần hoạt- động và ngỗ- nghịch (dù là những kẻ hèn nhát) hơn là ôn -hòa và yên- bình tự nhiên, khi sự yên lặng và hòa thuận khó có thể nào giữ được lâu giữa họ mà không có một bàn tay đè nén nặng nề khắc nghiệt, vì họ thường quy tụ lại để mà nổi loạn công khai.

Đó là sự thật rằng, sự mê -tín (mà những kẻ trung lưu đại loại là bị nghiện một cách thảm thương) đã làm sự xấu xa tăng thêm rất nhiều, và đẩy họ tiến thẳng đến bờ vực hơn là tham vọng. Nhưng những người có danh tiếng lớn lao, hay có phẩm chất của quan lại, rất hiếm khi thấy họ liên quan vào những ý định nguy hiểm, và hiếm khi nhắm tới vị trí dẫn đầu của các bè phái cộng đồng. Điều này chắc chắn là vì họ đánh giá rất thấp những bè phái và các hình tượng giấy bồi những thầy đồng cốt mù lòa dựng ra, những kẻ đánh lừa và làm lạc hướng các thường dân ngu ngốc và mê tín - và từ đây, ý thức của họ sẽ khó mà tiếp cận được với sự điên rồ và lòng phản trắc sẽ dẫn họ đến sự hủy hoại đáng đời.


Họ không hay than khóc, nhưng lại bị cuốn vào một thứ cảm xúc còn tệ hơn rất xa là ganh ghét và hiểm độc, thậm chí tới một mức độ cực kỳ. Trong những thời điểm trước đây, họ đã từng vô cùng kính trọng nền sản xuất của các quốc gia xa lạ, nhưng bây giờ cảm xúc đó đã tiêu hao gần hết. Chỉ còn vàng bạc của Nhật Bản, đồ dạ của người châu Âu được họ yêu cầu. Họ chẳng hề có sự tò mò đi thăm các nước khác, tin rằng chẳng ở đâu tốt bằng chỗ của họ. Họ chẳng hề công nhận người đã đi ra nước ngoài, cho rằng người đó sẽ bị ảnh hưởng bởi những gì đã thấy.


Họ ghi nhớ hạnh phúc và nhanh chóng sợ hãi, và có thể chứng minh những tính chất xuất sắc như hướng dẫn đúng đắn xứng đáng sau: Học về tình yêu của họ, dù bản thân nó cũng chẳng nhiều nhặn lắm, nhưng nó sẽ khiến họ đưa ta có được việc làm và địa vị cộng đồng. Giọng điệu của họ khi đọc rất giống khi hát. Ngôn ngữ của họ là những đơn tiết, đôi lúc một chữ có thể có đến 12 hay 13 nghĩa, và chẳng có chỉ dẫn nào ngoài giọng điệu của họ hoặc phát âm nó tròn trịa với trọng âm nặng nề, giọng nói đè nén chặt... Và vì thế rất khó cho người nước ngoài có thể hấp thụ được ngôn ngữ một cách hoàn hảo.


Tôi không thấy có sự khác biệt nào về ngôn ngữ giữa triều đình và người bình thường, ngoại trừ về mặt lễ nghi và luật pháp, khi mà những từ ngữ TQ được dùng như thể tiếng Hy Lạp và Latinh giữa chúng ta.


Cả hai giới đều cân đối, thường có thể chất yếu ớt và dáng hình thấp nhỏ, có lẽ vì sự ăn uống không điều độ và ngủ quá nhiều.


Bọn họ nói chung màu da có sắc nâu giống người TQ và Nhật, nhưng ở đẳng cấp cao hơn và phụ nữ có địa vị thì trắng gần như người Bồ Đào Nha và Tây Ba Nha.


Mũi và mặt của họ không quá phẳng như người TQ, và mái tóc của họ - nếu để dài - được coi như là một thứ trang sức. Cả nam và nữ, không phân biệt, để tóc xõa dài tự do hết mức có thể. Nhưng lính tráng khi tập luyện và những người thợ thủ công khi làm việc đặt tóc vào dưới mũ, hoặc buộc nó thành một cuộn lớn trên đỉnh đầu. Cả trai và gái khi qua tuổi 16 hoặc 17 đều nhuộm răng giống người Nhật và để móng tay dài như người TQ, giữa những kẻ có địa vị và của cải, móng tay dài nhất là tốt nhất.


Thói quen ăn mặc của họ là những cái áo choàng dài rất ít khác biệt với người TQ, và hoàn toàn không giống cách ăn mặc của người Nhật, hay như mô tả của Tarvernier, khi ông ta cho họ mang đai lưng - một mốt mà người ở đây hoàn toàn xa lạ.


Theo phong tục cũ, họ bị cấm mang giày hoặc vớ, ngoại trừ các nho sinh và những người đã đạt đến cấp bậc Tiến sĩ. Tuy nhiên, bây giờ thì tục lệ ấy đã không còn ngặt nghèo như trước.


Tình trạng của người thường thì rất khổ sở, khi họ bị đè chặt bởi thuế nặng, chịu đựng lao dịch đau đớn cho tất cả nam giới trên 18 tuổi - trong vài vùng đất và tỉnh thành thì là 20, có trách nhiệm phải trả trị giá 3,4,5,6 dollar một năm cho hàng hóa và màu mỡ của đất đai cho làng của họ, số tiền này được thu trong 2 dịp riêng là tháng 4 và tháng 10, cũng là mùa thu hoạch lúa. Loại thuế này được miễn cho con cháu hoàng tộc, những người phục vụ trực tiếp cho nhà vua, những quan lại và viên chức cộng đồng, cùng với các nho sinh hay người đi học từ Sinh đồ trở lên (hạng này được trả nửa số thuế), binh lính và người trong quân đội, cùng vài người khác nhận được sự tự do này, hoặc là được ban ơn, hoặc là mua bằng tiền - mà sự miễn trừ chỉ được tính khi còn sống, và được chúa mua lấy. Nhưng những người mong muốn được kéo dài quyền lợi này có thể hồi phục lại nó khi trả một món tiền mới vừa phải cho vị hoàng tử nối nghiệp, người hiếm khi từ chối ban cho họ ơn huệ như thế này. Nhưng những thương nhân, dù họ sống ở trong thành phố, vẫn được xếp trong làng mà cha mẹ và tổ tiên họ đã sống, và ngoài việc quan - hay phục vụ cho chúa - ở thành phố, bằng phí tổn của chính họ, thì còn có trách nhiệm nghĩa vụ phải lao động nô dịch - hoặc thuê ai đó làm thay cho họ - cho yêu cầu của nhà nước, như là tu sửa tường thành đổ vỡ, sửa chữa bờ đê và con đường của thành phố, kéo gỗ làm cung điện cho chúa và những tòa nhà công cộng khác...


Những thợ thủ công, ở bất cứ ngành nghề nào, bị buộc vào làm việc quan 6 tháng trong 1 năm - và chẳng nhận lại được gì, cũng như họ chẳng dám đòi hỏi gì cho việc lao dịch của mình trong suốt quãng thời gian đó; nó phụ thuộc vào xu hướng, lòng hào phóng của chủ nhân của họ, những viên quan, cho họ chút lương tiền để có thực phẩm khẩn yếu. Nửa năm còn lại, họ được phép làm việc cho chính mình và gia đình, điều đó chắc phải là rất khó khăn với họ, đặc biệt nếu họ có quá nhiều con.


Với những nông dân nghèo, người thừa hưởng đất đai cằn cỗi, và vì thế không thể trả tiền thuế bằng gạo hay tiền, họ được nhận vào làm việc cắt cỏ cho voi của chúa hay quan tướng, và dù nơi cư ngụ của họ hay làng xã cách xa địa điểm họ cắt cỏ, họ có nghĩa vụ phải đem nó về thành phố trong cả năm, bằng chính phí tổn của họ.


Những gì ở trên nói ra rằng, có vẻ như với châm ngôn chính trị đó, vị chúa đã giữ những thần dân của mình nghèo và đói khát. Và sự thật, rằng chính sách đó có vẻ đủ cần thiết. Vì nếu bản tính kiêu ngạo ngỗ ngược của họ không được buộc chặt bởi trách nhiệm và lòng trung thành với một nền thống trị mạnh mẽ, họ sẽ thường quên mất chính mình. Tuy nhiên, mọi kẻ đều vui vẻ với thứ họ có trong nền kinh tế của mình, có thể để lại di sản cho con cháu và người thừa kế, luôn luôn dự phòng cho tiếng đồn về sự giàu có của mình không đến tai vị chúa.


Vị trí của người con cả không lớn hơn những đứa con khác cùng lứa, có rất ít vấn đề với người con gái, nhưng con gái chỉ được đòi hỏi một ít trong luật pháp nếu như có con trai thừa kế.


Và khi người Bắc Hà rất tham vọng có nhiều người hầu và họ hàng giàu có, họ có phong tục nhận nuôi con của người khác (cả 2 giới đều không khác biệt) làm con của mình và gia đình. Những đứa trẻ được nhân nuôi ấy có nghĩa vụ như con của họ... Vào những dịp lễ phải lạy mừng và tặng quà họ, sẵn sàng trong mọi dịp để phục vụ họ, phải đem cho họ hoa quả đầu mùa và gạo vừa thu hoạch, nhận lãnh sự hy sinh cho người trong gia đình như mẹ, anh trai, vợ... và họ hàng gần, khi người đỡ đầu đã chết, hoặc sẽ chết. Họ có nghĩa vụ với những điều này và phí tổn khác, vài lần trong năm, với thiệt hại của chính họ. Và khi đây là nghĩa vụ của con nuôi, nên người đỡ đầu sẽ chăm lo cho họ tiến bộ hay đề bạt họ tùy theo cơ hội, cho họ quyền lực để bảo vệ và bảo hộ những đứa con ruột của mình. Và khi người đỡ đầu chết, họ có quyền thừa kế ngang bằng với người con út, họ khóc than cho người đỡ đầu như cha mẹ ruột của mình, dù họ còn sống.


Kiểu cách nhận nuôi là thế này: Một người mong muốn được làm con nuôi gửi lời khẩn cầu đến cho người sẽ ban cho anh ta ân huệ đó cùng với ý định của anh ta. Người này, nếu cảm thấy thỏa mãn, sẽ trả lời một câu hài lòng, và anh ta do đó sẽ đến ra mắt ông ấy với một con lợn thiến và 2 hũ rượu mà người đỡ đầu sẽ nhận trong đám tiệc, lạy 4 lạy, và được trả lời hài lòng cho những câu hỏi, rằng anh ta đã được nhận nuôi.


Người nước ngoài cư ngụ hoặc buôn bán ở đây thường dùng phương lối này để tránh các rắc rối và sự bòn rút tống tiền mà họ thường phải gặp với những quan lại xấc xược. Chính tôi cũng được nhận nuôi bởi một vị hoàng tử, người được dự đoán - và hiện thời đã trở thành - thế tử của vị chúa, và có được chỉ của ông ấy cùng với dấu ấn triện. Tôi thường tặng quà cho ông ấy khi trở về từ những hành trình, thường là những của hiếm ngoại quốc. Vị hoàng tử này, mặc dù ông ấy có tâm trí hào phóng và quý tộc, và tử tế vượt bậc đối với tôi, nhưng tôi đã không được giúp đỡ tốt hơn trong những rắc rối của mình. Khi ông nội của ông ấy qua đời, Chúa đã đến với ông ấy, ông ấy có khuynh hướng phát điên - điều đó đã phá đổ công việc của tôi, vì ông ấy bất lực không thể bảo vệ tôi trong những rắc rối và yêu cầu cần thiết. Nhưng sau này tôi hiểu là ông ấy đã hồi phục.


Những nông dân hay dân làng phần đông là những người đơn giản, và là những chủ thể bị lạc hướng bởi sự nhẹ dạ và mê tín quá mức. Tính cách được gán cho vài quốc gia khác cũng phù hợp để nói về họ. Đó là, họ tốt ngoại hạng, hoặc xấu cực kỳ.


Đó là một sai lầm lớn khi cho rằng người Bắc Hà hài lòng khi sống trên thuyền, hoặc đó là lựa chọn của họ, chỉ có những yêu cầu cần thiết hay sự bần cùng mới khiến họ phải sống bằng cách ấy; phải đi từ bến này đến bến khác, làng này đến làng khác, cùng với vợ con trong một thuyền nhỏ thì chẳng thể nào là một cuộc sống hài lòng lắm, dù nơi đây thì họ chẳng biết "cá sấu" nghĩa là gì.
 

Mr.giangnd

Xe buýt
Biển số
OF-340276
Ngày cấp bằng
27/10/14
Số km
832
Động cơ
280,746 Mã lực
hay quá cụ đóc ạ, đọc mà thấy tết xưa vui và cũng nặng nề
 

cuonglhvt

Xe tăng
Biển số
OF-149798
Ngày cấp bằng
19/7/12
Số km
1,194
Động cơ
367,924 Mã lực
"Votuan" khả năng là con "Quỷ Vô thường"...

Em cho rằng con Quỷ này không phải là cái Ác, mà là một khái niệm mô tả về sự ngay thẳng của tự nhiên, tức là các thế lực tối cao trên cả hắc bạch chư thần, giáo phái, hay quyền lực quản trị xã hội. Đại khái cứ sai với tự nhiên là nó phạt.

Là thiển nghĩ cá nhân thôi, chứ em cũng không biết tôn giáo nói gì, quan niệm dân gian nói gì, hay Gúc bảo gì về nó. :D
theo em nghĩ votuan là cách viết sai của "ma ba tuần" (tiếng phạn là mara papiyan). còn "ma ba tuần" là gì các cụ mở kinh lăng-nghiêm ra đọc ạ :)
 

Suzuki4384

Xe máy
Biển số
OF-561947
Ngày cấp bằng
1/4/18
Số km
80
Động cơ
150,020 Mã lực
Tuổi
40
Những bức này dạng tranh khắc sao từ bản gốc phải ko cụ? E thấy Nguyễn Thị Chân Quỳnh có up n ko thấy đề nguồn ah.
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,575
Động cơ
366,747 Mã lực
Sao mấy cụ Pháp Bồ lại bảo cái loại rượu trắng nút lá chuối không ngon, dở tệ nhỉ ? Nhiều người khen ngon mà?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top