Có những cụ mấy chục năm chưa hề bước chân ra khỏi khu trại, Các Cụ nhìn ra thế giới bằng chiếc ti vi trong phòng và ...tưởng tượng được đi du lịch, có Cụ ông này rất khéo tay, ngồi tỷ mẩn làm những con cá vàng như thế này đem đi bán rong:
Mặc dù đã già và bệnh tật như vậy nhưng các Cụ rất yêu đời và khá lãng mạn, bằng chứng là ở trong khu Trại này có một dãy gồm 3 căn nhà, được họ gọi là Khu nhà Hạnh Phúc đành cho nhưng đôi uyên ương móm mém:
Một cụ đang đứng trước phòng Hạnh phúc của mình, cụ Bà thì đi chơi hàng xóm rồi:
Đây là khu bể lọc nước sinh hoạt do Unicef tài trợ:
Còn đây là khu Bếp nấu ăn tập trung của Trại:
Nồi nấu cũng được tài trợ:
Tiêu chuẩn ăn của các Cụ là 360.000 đ/tháng/người, trọn gói bao gồm và chất đốt:
Bảng công khai tài chính:
Sau khi nấu ăn xong thì cấp dưỡng chuyển đến các nhà ăn bằng con ba bánh do một hãng độ xe ở địa phương tài trợ:
Một ngày các Cụ được ăn hai bữa: 9h và 15h mỗi bữa 6000 đ, nhìn những Cụ già trệu trạo bát cơm đạm bạc mà muốn ứa nước mắt, em đã đến khá nhiều Trại phong như thế và luôn gặp những hình ảnh như vậy mà sao vẫn không thể quen được, cái cảm giác xót xa, nhói lòng vẫn ùa đến không sao ngăn được, Như ở Trại Phong Quả Cảm Bắc Ninh các Cụ tiêu chuẩn là 450.000 đ/ tháng, em đã thấy buốt ruột rồi, đằng này có 360.000 đ tiền ăn cả tháng trời thì tội quá. Anh Mão cũng kể đang làm công văn để xin tăng tiêu chuẩn cho các Cụ lên 450.000 đ/ tháng trong năm 2012 này nhưng chưa được duyệt. Trại cũng thỉnh thoảng được các nhà hảo tâm đến cho tiền tu sửa nơi ăn chốn ở, trang thiết bị chữa bệnh, và đồng quà tấm bánh, sắp Tết đến rồi các Cụ cũng không có gì hơn ngoài tiêu chuẩn ăn vậy, Anh Mão cũng mạnh dạn đề xuất: Nếu các Bác có tấm lòng đến cho quà, thì cho các Cụ tấm bánh chưng cho có hương vị Tết và chai nước mắm để ra Tết các Cụ ăn dần. Anh Mão cũng là một điều dưỡng viên đã gắn bó với Trại phong này từ những năm 1977, và Trại phong cũng chính là gia đình thứ hai của anh, cái cách anh chăm sóc, lo lắng cho các Cụ rất chân thật, giản dị và tận tâm, cũng như Seur Xuân ( Quả Cảm), seur Hà, Seur Nguyện....ở các Trại phong khác, họ chính là những tấm gương thật sự đáng trân trọng khi đã gắn bó cả cuộc đời mình với những bệnh nhân phong bằng cả trái tim và tình yêu thương và nhiệt huyết.
Gần 2 tiếng đồng hồ ở Trại phong, cứ gặp là lại thấy các Cụ cười, hỏi thăm và bắt chuyện rất rôm rả, kéo vào pha nước uống và hồ hởi gợi chuyện, mấy khi mới có khách đến chơi, quay xe ra về nhìn vào gương chiếu hậu em vẫn thấy những ánh mắt các Cụ đứng dõi theo đến hết khúc ngoặt. Hy vọng rằng Tết này chúng ta đem đến các Cụ chút quà xuân, để những mảnh đời già nua, bất hạnh thêm nhưng phút giây ấm áp trên quãng đường ngắn ngủi còn lại cuối con đường.
(Bài viết hơi dài dòng nhưng em không thể viết ngắn hơn được, các Bác đừng mắng em nhé )
Mặc dù đã già và bệnh tật như vậy nhưng các Cụ rất yêu đời và khá lãng mạn, bằng chứng là ở trong khu Trại này có một dãy gồm 3 căn nhà, được họ gọi là Khu nhà Hạnh Phúc đành cho nhưng đôi uyên ương móm mém:
Một cụ đang đứng trước phòng Hạnh phúc của mình, cụ Bà thì đi chơi hàng xóm rồi:
Đây là khu bể lọc nước sinh hoạt do Unicef tài trợ:
Còn đây là khu Bếp nấu ăn tập trung của Trại:
Nồi nấu cũng được tài trợ:
Tiêu chuẩn ăn của các Cụ là 360.000 đ/tháng/người, trọn gói bao gồm và chất đốt:
Bảng công khai tài chính:
Sau khi nấu ăn xong thì cấp dưỡng chuyển đến các nhà ăn bằng con ba bánh do một hãng độ xe ở địa phương tài trợ:
Một ngày các Cụ được ăn hai bữa: 9h và 15h mỗi bữa 6000 đ, nhìn những Cụ già trệu trạo bát cơm đạm bạc mà muốn ứa nước mắt, em đã đến khá nhiều Trại phong như thế và luôn gặp những hình ảnh như vậy mà sao vẫn không thể quen được, cái cảm giác xót xa, nhói lòng vẫn ùa đến không sao ngăn được, Như ở Trại Phong Quả Cảm Bắc Ninh các Cụ tiêu chuẩn là 450.000 đ/ tháng, em đã thấy buốt ruột rồi, đằng này có 360.000 đ tiền ăn cả tháng trời thì tội quá. Anh Mão cũng kể đang làm công văn để xin tăng tiêu chuẩn cho các Cụ lên 450.000 đ/ tháng trong năm 2012 này nhưng chưa được duyệt. Trại cũng thỉnh thoảng được các nhà hảo tâm đến cho tiền tu sửa nơi ăn chốn ở, trang thiết bị chữa bệnh, và đồng quà tấm bánh, sắp Tết đến rồi các Cụ cũng không có gì hơn ngoài tiêu chuẩn ăn vậy, Anh Mão cũng mạnh dạn đề xuất: Nếu các Bác có tấm lòng đến cho quà, thì cho các Cụ tấm bánh chưng cho có hương vị Tết và chai nước mắm để ra Tết các Cụ ăn dần. Anh Mão cũng là một điều dưỡng viên đã gắn bó với Trại phong này từ những năm 1977, và Trại phong cũng chính là gia đình thứ hai của anh, cái cách anh chăm sóc, lo lắng cho các Cụ rất chân thật, giản dị và tận tâm, cũng như Seur Xuân ( Quả Cảm), seur Hà, Seur Nguyện....ở các Trại phong khác, họ chính là những tấm gương thật sự đáng trân trọng khi đã gắn bó cả cuộc đời mình với những bệnh nhân phong bằng cả trái tim và tình yêu thương và nhiệt huyết.
Gần 2 tiếng đồng hồ ở Trại phong, cứ gặp là lại thấy các Cụ cười, hỏi thăm và bắt chuyện rất rôm rả, kéo vào pha nước uống và hồ hởi gợi chuyện, mấy khi mới có khách đến chơi, quay xe ra về nhìn vào gương chiếu hậu em vẫn thấy những ánh mắt các Cụ đứng dõi theo đến hết khúc ngoặt. Hy vọng rằng Tết này chúng ta đem đến các Cụ chút quà xuân, để những mảnh đời già nua, bất hạnh thêm nhưng phút giây ấm áp trên quãng đường ngắn ngủi còn lại cuối con đường.
(Bài viết hơi dài dòng nhưng em không thể viết ngắn hơn được, các Bác đừng mắng em nhé )
Chỉnh sửa cuối: