Em kể chuyện nhà nấu rượu:
Ngày bé nhà em cũng tăng gia, nấu rượu - nuôi lợn. Là nấu rượu xong lấy bỗng rượu cho lợn ăn chứ ko phải là nấu rượu cho lợn uống đâu nhé
Nhớ cứ tối đến là mẹ nấu 1 nồi cơm to đùng (xoong 20l) rồi trải ra cái mẹt lớn cho nguội. Xong rồi giã men ra rải đều lên trên mặt cơm. Trộn đều rồi cho vào chum rồi buộc kín lại ủ.
Cơm đã trộn men được ủ trong chum 6-7 ngày j đấy (em cũng chả nhớ) đại khái là đã "ngấu" men thì được cho vào nồi chưng cất. Hồi đầu thì nồi chưng cất cũng là cái xoong 20l, và cái vung thì được gia công hình chóp để thu rượu vào hệ thông ngưng đọng (hệ thống ống đồng xoắn nhúng vào trong nước lạnhHệ thống ngưng đọng này mua đông cung cấp được 1 lượng nho nhỏ nước ấm để rửa chân rửa tay đấy ạ) và ra chai. Cái vung gia công này khi úp lên xoong phải lấy cám ướt vít xung quanh điểm tiếp xúc để không thoát hơi ra ngoài, có những hôm canh lửa không chuẩn hơi nó bí quá xì hết cả rượu ra ngoài, 2 cụ lại mắng nhau. Sau này Papa mua được 1 cái bình trữ sữa của Nga nên nấu không bị "bung" nữa.
Rượu ra bình chứa, mỗi cân gạo lấy 1 lít rượu để riêng ra (rượu này đạt khoảng 42-45 độ), phần sau đó lấy thêm để làm dung môi pha rượu khi khách lấy rượu nhẹ hơn.
Kỷ niệm hồi bé mà vẫn kể vs hội bạn lý do "tao uống được sốc" là hồi nhỏ, mẹ hay phải sang rượu từ can sang chai hoặc can nhỏ hơn, mẹ em không hút từ "ti ô" được nên toàn gọi e vào hút, mỗi lần hút là 1 ngụm vào cổ, lúc ấy "biết j đâu" cứ thế là nuốt thôi
Bây h thì nhà em không nấu nữa rồi
cơ mà vẫn còn cái bình nấu rượu được "độ" lại từ cái bình đựng sữa bằng nhôm của Nga ngố
hôm nào em chụp lại hầu các cụ chiêm ngưỡng