[CCCĐ] Tết âm lịch 2012: Viêng Chăn – Luông Pha Băng – Xiêng Khoảng, đi và cảm nhận

FE09

Xe tăng
Biển số
OF-69300
Ngày cấp bằng
27/7/10
Số km
1,040
Động cơ
440,050 Mã lực
Sáng hôm sau để chị em và trẻ con ngủ tới gần 9h để bù lại chuyến đi mệt mỏi hôm trước, còn anh em dậy sớm rửa xe. Dịch vụ rửa xe ở Luang kém xa Viêng Chăn, còn giá cả thì cũng same same (rửa bên ngoài mất 20.000 kíp/xe). Trước khi đi tham quan Luang, cả đoàn kéo nhau đi ăn sáng ở quán phở do vợ chồng chị người Nam Định nấu, khẩu vị ná ná như phở Cồ Cử. Ở xứ miền núi đất Lào mà được ăn bát phở như này là quá ổn, giá chỉ có 10.000 kíp/bát rẻ hơn phở Việt Nam tại thời điểm này nhiều (dịp sau tết chắc các quán phở ở HN chắc đang tăng giá gấp rưỡi, gấp đôi?), tiếc là không ăn được 2 bát.

Ăn sáng xong tìm đường tới núi Phu Sỉ. Tưởng ở đâu xa, hóa ra ngay trong trung tâm thành phố, đi mất khoảng 5 phút. Đỗ xe ngay chân núi, vào quán làm cốc café leo cho khỏe. Chưa uống café Lào thì uống cho biết thôi, chứ họ pha một cốc to tướng, café loãng toẹt, nhạt chắc hợp với các khoai Tây hơn, mất 10.000 kíp/cốc. Đường lên núi:



Nhà sư tương lai:



Cũng lạ là lại có một ngọn núi mặc dù không cao lắm, nhưng lại ở ngay giữa thành phố. Leo khoảng hơn 300 bậc thì tới đỉnh núi. Từ đây có thể ngắm toàn cảnh Luang. Mặc dù đây là kinh đô cũ của vương quốc Lang Sang hùng mạnh, nhưng địa thế tương đối hẹp, nằm sát bờ sông, xung quanh là núi bao bọc. Từ trên nhìn xuống có thể thấy Luang có rất nhiều chùa. Với số lượng chùa như ở đây thì chắc có rất nhiều nhà sư từ các nơi khác tới đây tu.






Cứ nghĩ là có một đường lên và một đường xuống, nên nhà em đi theo đường bên trái vì lúc lên đã đi đường bên phải. Đi xuống hóa ra lại xuống ngay cổng bảo tàng quốc gia, trước đây là cung điện của nhà vua. Ngay cổng là chùa vàng. Báo hại phải làm một vòng cuốc bộ vòng quanh chân núi để quay lại lấy xe.



Phía trong chùa vàng:



Em gái Lào:


Khu bán hàng dọc phố. Ở đây sau 5h chiều sẽ là chợ đêm, những người bán hàng này sẽ phải dọn hàng dành chỗ cho những người bán hàng hàng chợ đêm:


Phố chính ở Luang:





Trên đường về KS, đưa chị em ra chợ Phousi - Chợ to nhất Luang, giải quyết cơn nghiện mua sắm do suốt mấy ngày nay chưa giải ngân được gì và cũng tiện thể xem văn hóa chợ của Lào luôn. Chợ này dạng như chợ Đồng Xuân của VN, nhưng nhỏ hơn nhiều, hàng hóa không có mấy, toàn đồ rởm made in china là chính.


Cuối cùng thì cũng chẳng mua được gì nhiều, ngoài mấy đôi tông Lào. Sang Lào tiêu tiền khó thật, chị em rất bức bối :(, em thích nhất đi Lào ở điểm này =D>.

Trên đường về thì cái lốp của em cũng bắt đầu dở trò. Chắc do đi đường "băm chặt" và thời tiết nắng nóng nên bắt đầu xuống hơi. Đành mang lốp đi "chọt" xem ở đây họ làm thế nào. Tìm tới một tiệm làm lốp lớn ở Luang trên đường từ Văng Viêng vào (đã để ý từ hôm đến).




Sau khi chào hỏi xong, chú thợ tiếng Anh không biết, tiếng Việt cũng không nên em đành chỉ vào cái lốp nói "chọt, chọt". Cũng xác định chỗ thủng, tháo lốp, đánh sờm, nhưng khác cái là ở đây họ vá chín:


Nhổ đinh:


Đổ cao su non và ép:


Bật công tắc điện, chờ khoảng 10':


Thử nước chỗ vá trước khi lắp lốp vào xe:


Toàn bộ chi phí "chọt" lốp hết 25.000 kíp, giá hợp lý.

Buổi chiều nhà em đi thăm chùa Wat Xiêng Thong. Trong số các ngôi chùa ở Luang, đây là ngôi chùa được coi là cổ, đẹp, và quan trọng nhất. Chùa cũng nằm ngay trên phố chính:


Đáng tiếc là đợt này chùa đang sửa.
 
Chỉnh sửa cuối:

FE09

Xe tăng
Biển số
OF-69300
Ngày cấp bằng
27/7/10
Số km
1,040
Động cơ
440,050 Mã lực
Tiếp theo chương trình của buổi chiều là đi thăm thác Tat Kuang Si, cách Luang 25 km. Đường cũng có tí đèo dốc, nhưg tương đối dễ đi, chạy khoảng 30' thì đến nơi. Món thịt nướng bán ngay ở cổng nhưng không nên mua, do chất lượng không đảm bảo và cũng không rõ là thịt gì:



Đây là một khu gồm một thác lớn chảy xuống tạo thành nhiều thác nhỏ phía dưới nằm trong một khu rừng được bảo tồn rất tốt. Nếu có thời gian có thể chơi ở đây khoảng 1/2 ngày với các hoạt động như bơi ở chân các thác nước và chơi dưới các tán cây rừng. Như vậy thời điểm thích hợp để đi đến đây là buổi trưa, khi trời còn nắng ấm, nếu đi muộn bơi sẽ bị lạnh do cây rừng che bóng phía trên.









Ấn tượng đối với nhà em ở đây là sự kết hợp khéo léo giữa bàn tay con người và thiên nhiên để tạo ra một không gian tương đối tự nhiên, ví dụ như cái thác này:


Nhìn kỹ sẽ thấy có một số chỗ được gắn xi măng rất khéo. Tuy nhiên, nhìn cũng vui mắt. Đang loay hoay chụp ảnh mấy ông cháu, thì tự nhiên thấy một mẫu lọt vào khung hình:


Làm nhà em luống cuống suýt rơi máy ảnh xuống nước. Bỏ mặc mấy đứa cháu nghịch nước, nghịch đất, quay ra bấm lia lịa, nhưng do bấm vội (vợ em đứng gần quá), nên một số ảnh bị rung. Tiếc là ống của em ngắn quá, không zoom gần hơn được, có mấy kiểu hầu các cụ:





Còn mấy kiểu nữa đẹp hơn, em để ngắm một mình. Thác cao nhất ở đây:


Rời thác Tat Kuang Si với nhiều tiếc nuối, quay lại Luang thả chị em và trẻ con đi chơi chợ đêm tiếp tục hành trình mua sắm (em đoán trước là không mua được gì nhiều) rồi tới ăn sau, anh em tìm quán ăn gọi món trước. Như chim sổ lồng, kéo nhau tới thẳng quán dê Việt. Dê Lào chắc đảm bảo là dê núi, nhất là ở vùng toàn núi đá như vùng này, tìm làm sao được chỗ bằng phẳng mà thả dê. Chả biết tác dụng thế nào, nhưng chắc tốt hơn dê nuôi ở VN rồi. Chủ quán là một cậu người Nghệ An, sinh năm 1984, rất chiều khách. Đồ ăn làm được, tranh thủ lúc chị em chưa quay lại, mỗi ông làm một bát tiết canh tú hụ. Tuy nhiên chắc do dê núi hoặc do công nghệ của chủ quán, dê có mùi hoi hoi đặc trưng khá nặng, cũng có thể đây là đặc điểm của dê Lào? Lại tiếp tục các câu chuyện Lào, con người Lào, lái xe trên đường Lào, uống hết rượu mang theo chuyển sang uống tiếp bia Lào, say ngoắc cần câu, lạc cả đường về khách sạn.
 
Chỉnh sửa cuối:

hienluongstd

Xe tải
Biển số
OF-15481
Ngày cấp bằng
28/4/08
Số km
379
Động cơ
515,430 Mã lực
chán thật, đang ở Lào Cai mà chẳng có Cụ nào nhà mình trên này để rủ đi uống rượu
 

tamqsn2

Xe hơi
Biển số
OF-77038
Ngày cấp bằng
4/11/10
Số km
175
Động cơ
421,750 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Còn nhà em ngay sáng hôm sau khi điến Luang đã dậy từ 5:00 để xem các nhà sư khất thực. Em vác máy chạy vào trung tâm TP và chờ sẵn, đúng 5:30 từ những chùa trong TP các nhà sư bắt đầu ra đường.


Các nhà sư lặng lẽ đi theo đoàn.


Những người cho xôi đứng dọc hai bên phố, nếu là phụ nữ thì phải quỳ như này.
 

tamqsn2

Xe hơi
Biển số
OF-77038
Ngày cấp bằng
4/11/10
Số km
175
Động cơ
421,750 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Khi đi qua những khách sạn hoặc nhà hàng lớn, các nhà sư liền dừng lại và hướng vào đó đồng thanh nói cái gì đó (em cho là đọc kinh cầu may cho gia chủ).

 

Ti tach

Xe buýt
Biển số
OF-17345
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
896
Động cơ
515,514 Mã lực
Nơi ở
Sau vô lăng
[FONT=&quot]Sáng hôm sau để chị em và trẻ con ngủ tới gần 9h để bù lại chuyến đi mệt mỏi hôm trước, còn anh em dậy sớm rửa xe. Dịch vụ rửa xe ở Luang kém xa Viêng Chăn, còn giá cả thì cũng same same (rửa bên ngoài mất 20.000 kíp/xe). Trước khi đi tham quan Luang, cả đoàn kéo nhau đi ăn sáng ở quán phở do vợ chồng chị người Nam Định nấu, khẩu vị ná ná như phở Cồ Cử. Ở xứ miền núi đất Lào mà được ăn bát phở như này là quá ổn, giá chỉ có 10.000 kíp/bát rẻ hơn phở Việt Nam tại thời điểm này nhiều (dịp sau tết chắc các quán phở ở HN chắc đang tăng giá gấp rưỡi, gấp đôi?), tiếc là không ăn được 2 bát.

[/FONT]Ăn sáng xong tìm đường tới núi Phu Sỉ. Tưởng ở đâu xa, hóa ra ngay trong trung tâm thành phố, đi mất khoảng 5 phút. Đỗ xe ngay chân núi, vào quán làm cốc café leo cho khỏe. Chưa uống café Lào thì uống cho biết thôi, chứ họ pha một cốc to tướng, café loãng toẹt, nhạt chắc hợp với các khoai Tây hơn, mất 10.000 kíp/cốc. Đường lên núi:



Nhà sư tương lai:





Cũng lạ là lại có một ngọn núi mặc dù không cao lắm, nhưng lại ở ngay giữa thành phố. Leo khoảng hơn 300 bậc thì tới đỉnh núi. Từ đây có thể ngắm toàn cảnh Luang. Mặc dù đây là kinh đô cũ của vương quốc Lang Sang hùng mạnh, nhưng địa thế tương đối hẹp, nằm sát bờ sông, xung quanh là núi bao bọc. Từ trên nhìn xuống có thể thấy Luang có rất nhiều chùa. Với số lượng chùa như ở đây thì chắc có rất nhiều nhà sư từ các nơi khác tới đây tu.







Cứ nghĩ là có một đường lên và một đường xuống, nên nhà em đi theo đường bên trái vì lúc lên đã đi đường bên phải. Đi xuống hóa ra lại xuống ngay cổng bảo tàng quốc gia, trước đây là cung điện của nhà vua. Ngay cổng là chùa vàng. Báo hại phải làm một vòng cuốc bộ vòng quanh chân núi để quay lại lấy xe.



Phía trong chùa vàng:



Em gái Lào:



Khu bán hàng dọc phố. Ở đây sau 5h chiều sẽ là chợ đêm, những người bán hàng này sẽ phải dọn hàng dành chỗ cho những người bán hàng hàng chợ đêm:



Phố chính ở Luang:






Trên đường về KS, đưa chị em ra chợ Phousi - Chợ to nhất Luang, giải quyết cơn nghiện mua sắm do suốt mấy ngày nay chưa giải ngân được gì và cũng tiện thể xem văn hóa chợ của Lào luôn. Chợ này dạng như chợ Đồng Xuân của VN, nhưng nhỏ hơn nhiều, hàng hóa không có mấy, toàn đồ rởm made in china là chính.



Cuối cùng thì cũng chẳng mua được gì nhiều, ngoài mấy đôi tông Lào. Sang Lào tiêu tiền khó thật, chị em rất bức bối :(, em thích nhất đi Lào ở điểm này =D>.


Trên đường về thì cái lốp của em cũng bắt đầu dở trò. Chắc do đi đường "băm chặt" và thời tiết nắng nóng nên bắt đầu xuống hơi. Đành mang lốp đi "chọt" xem ở đây họ làm thế nào. Tìm tới một tiệm làm lốp lớn ở Luang trên đường từ Văng Viêng vào (đã để ý từ hôm đến).




Sau khi chào hỏi xong, chú thợ tiếng Anh không biết, tiếng Việt cũng không nên em đành chỉ vào cái lốp nói "chọt, chọt". Cũng xác định chỗ thủng, tháo lốp, đánh sờm, nhưng khác cái là ở đây họ vá chín:



Nhổ đinh:




Đổ cao su non và ép:




Bật công tắc điện, chờ khoảng 10':




Thử nước chỗ vá trước khi lắp lốp vào xe:


Toàn bộ chi phí "chọt" lốp hết 25.000 kíp, giá hợp lý.

Buổi chiều nhà em đi thăm chùa Wat Xiêng Thong. Trong số các ngôi chùa ở Luang, đây là ngôi chùa được coi là cổ, đẹp, và quan trọng nhất. Chùa cũng nằm ngay trên phố chính:



Đáng tiếc là đợt này chùa đang sửa.
Theo E, có 1 chút vấn đề trong lộ trình của cụ ở Luông. Đáng lẽ sáng sớm dậy đi xem khất thực(nét văn hóa đặc trưng), sau đó cụ đi ăn sáng rồi cụ đi thăm 4 chùa chính ở Luông, hang tượng & hoàng cung, chùa buổi sáng trong lành, nhiều phật tử viếng thăm, trưa đi thác Koangsi tắm mát, 4h chiều mới lên đỉnh núi Phusỉ. đẹp nhất ngày nắng như ngày cụ đi là ngắm cảnh hoàng hôn lặn bóng ảnh trên sông Mekông đấy cụ ạ, sau đó xẩm tối về đi ăn rồi đi chợ đêm ở ngay chân núi.....E nghĩ 1 ngày ở Luông nên như vậy (đây là ngu ý của E sau vài lần đề Luông)
 

Sion

Xe máy
Biển số
OF-24878
Ngày cấp bằng
27/11/08
Số km
69
Động cơ
491,320 Mã lực
Hay qua
Em da vodka cu
 

FE09

Xe tăng
Biển số
OF-69300
Ngày cấp bằng
27/7/10
Số km
1,040
Động cơ
440,050 Mã lực
Theo E, có 1 chút vấn đề trong lộ trình của cụ ở Luông. Đáng lẽ sáng sớm dậy đi xem khất thực(nét văn hóa đặc trưng), sau đó cụ đi ăn sáng rồi cụ đi thăm 4 chùa chính ở Luông, hang tượng & hoàng cung, chùa buổi sáng trong lành, nhiều phật tử viếng thăm, trưa đi thác Koangsi tắm mát, 4h chiều mới lên đỉnh núi Phusỉ. đẹp nhất ngày nắng như ngày cụ đi là ngắm cảnh hoàng hôn lặn bóng ảnh trên sông Mekông đấy cụ ạ, sau đó xẩm tối về đi ăn rồi đi chợ đêm ở ngay chân núi.....E nghĩ 1 ngày ở Luông nên như vậy (đây là ngu ý của E sau vài lần đề Luông)
Sau lần này đi về, em nhất trí lộ trình ở Luang như cụ đưa ra là chuẩn nhất. Đây là lần đầu đến Luang, chưa hiểu mô tê thế nào, nên lịch trình của nhà em hơi bị tùy hứng.
 

kehamvui76

Xe máy
Biển số
OF-111930
Ngày cấp bằng
7/9/11
Số km
87
Động cơ
390,270 Mã lực
các bác có chuyến đi hoành quá ...................
 

Bul Dog

Xe buýt
Biển số
OF-115423
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
502
Động cơ
390,168 Mã lực
Một chuyến đi Lào bằng xe oto là ước mơ của em nhưng vẫn ngại hai vấn đề là sức khỏe của gấu và bất đồng ngôn ngữ mà lấn cấn chưa thực hiện được đây.
 

tamqsn2

Xe hơi
Biển số
OF-77038
Ngày cấp bằng
4/11/10
Số km
175
Động cơ
421,750 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Một chuyến đi Lào bằng xe oto là ước mơ của em nhưng vẫn ngại hai vấn đề là sức khỏe của gấu và bất đồng ngôn ngữ mà lấn cấn chưa thực hiện được đây.
Nếu như vậy thì bác giải quyết được 50% vấn đề rồi vì "bên Lào hầu như mọi người đều nói được chút chút tiếng Việt" (Đó là nguyên văn phát biểu của một bác người Lào mà em hỏi đường). Vấn đề còn lại là bác chịu khó bồi bổ cho bà xã nhà bác là OK thôi. Bác có thể xem một vài hình ảnh dưới đây để biết tiếng Việt được dùng bên Lào như nào nhé.



 

FE09

Xe tăng
Biển số
OF-69300
Ngày cấp bằng
27/7/10
Số km
1,040
Động cơ
440,050 Mã lực
Sáng sớm hôm sau quay trở lại con đường “đèo bận tận” để quay lại ngã ba Phou Khoun đi Xiêng Khoảng. Do đã đi qua đường này, nên vượt 120 km cây số đèo từ Luang về Phou Khoun không mấy khó khăn. Ban ngày mới thấy cảnh vật thật hùng vĩ. Từ Phou Khoun đi thêm khoảng 70 km đèo dốc nữa tới gần Phonxavan thì địa hình thay đổi. Ở đây không có các núi đá cao như Luang mà là những quả đồi nối tiếp nhau như bát úp, đường đi không còn đèo dốc nữa. Vùng này không có nhiều nước và lại đang là mùa khô nên trên các quả đồi chỉ có một màu cỏ cháy, nhưng chắc chắn mùa mưa ở nơi đây sẽ rất đẹp. Mặc dù không nhìn thấy nhiều gia súc, nhưng em cho rằng khu vực này rất phù hợp phát triển chăn thả gia súc. Dân cư vẫn thưa thớt nhưng cũng đã nhiều hơn so với nhánh đường từ Phou Khoun đi Luang. Khí hậu mát mẻ.





Chỉ định tham quan một điểm trong số các điểm của cánh đồng chum rồi chạy thẳng về Nọng Hét chứ không ngủ lại ở Phonxavan nữa để giảm quãng đường ngày hôm sau. Cách Phonsavan khoảng 15 km thì thấy một cái biển to bên tay phải chỉ vào khu tham quan cánh đồng chum cách đường 7 km thế là nhà em rẽ vào luôn, đến nơi thì thấy cái biển này:



Cứ nghĩ cánh đồng chum là một cánh đồng bằng phẳng và nhiều chum như các bức ảnh thường được xem, nhưng ở đây lại là núi đất tương đối cao, dọc theo các bậc leo lên phía trên, thỉnh thoảng có biển chỉ dẫn một vài chiếc chum nằm rải rác ở chân núi và sườn núi. Nếu không nhìn kỹ cũng không nhận ra vì cứ tưởng là đá:



[FONT=&quot]


Lúc này tương đối thất vọng vì không nhìn thấy nhiều chum như tưởng tượng ban đầu, nhưng không có nhiểu thời gian để đi điểm khác nên về Phonxavan ăn trưa. Sau về xem lại bản đồ thì hóa ra ở xung quanh Phonxavan có rất nhiều điểm có chum chứ không phải chỉ là 3 điểm và điểm thực sự nhiều chum nằm ở gần sân bay, phía sau lưng thị xã.

Rời Phonxavan đi Nọng Hét. Dọc đường quang cảnh gần giống như Mộc Châu của VN. Có rất nhiều hoa mận hoa đào xen nhau đua nở.


Cứ tầm chiều chiều, dọc đường từ Văng Viêng đi Luang cũng như từ Luang đi Nọng Hét thường có các chị em tắm ngay sát đường đi, rất tự nhiên:


Cũng chưa tìm hiểu kỹ xem họ tắm thế nào khi mà vẫn quấn cả một mớ vải trên người. Việc xây dựng nhà tắm bằng gỗ chắc không khó và chi phí hoàn toàn trong khả năng, hoặc cũng có thể tắm ở đằng sau nhà. Nhưng có lẽ phong tục tập quán ở đây là khi tắm thích gần gũi với thiên nhiên, con người chăng? Một điểm lạ nữa là đi mấy ngày thấy phụ nữ tắm thì nhiều nhưng chưa nhìn thấy đàn ông tắm ở trên đường bao giờ, cá biệt gặp một cậu thanh niên đánh răng (cũng bên lề đường) tầm 4h chiều.

Càng gần Nọng Hét càng phải đi lên núi cao và cách Nọng Hét khoảng 20 km thì sương mù dày đặc, trời tối mịt, chẳng nhìn thấy gì. Các xe nhà em đều không chuẩn bị đèn sương mù, nên đi cố thêm đoạn nữa thì phải dừng lại, xung quanh đồng không mông quạnh. Ở đây đã rất gần Nọng Hét, quay lại Phonsavan thì xa, thế là quyết định đi tiếp theo đội hình kiểu “dàn hàng ngang”. Xe đầu tiên bật đèn cốt bám sát bên trái vạch sơn giữa đường. Xe đi thứ hai chạy sau xe thứ nhất một đoạn ngắn, chạy lấn hẳn sang đường bên trái chiếu đèn pha hỗ trợ cho xe thứ nhất. Xe thứ 3 chạy sau xe thứ hai bám sát lề đường bên phải, cũng bật đèn pha để hỗ trợ xe thứ nhất. Với cách đi này vẫn có thể duy trì tốc độ khoảng 20 – 25 km/h. Nghĩ bụng lúc này mà có phỉ ra thì chỉ còn nước “pó tay chấm com”. Chạy một lúc thì tới Nọng Hét. Hú vía!
 
Chỉnh sửa cuối:

vtn

Xe máy
Biển số
OF-541
Ngày cấp bằng
29/6/06
Số km
50
Động cơ
579,420 Mã lực
rút kinh nghiệm lần sau thôi bác, em chạy từ luang sớm (7h30) đến cánh đồng chum chơi xong 3h30 chạy tới nonghet mới bắt đầu tối

Sáng sớm hôm sau quay trở lại con đường “đèo bận tận” để quay lại ngã ba Phou Khoun đi Xiêng Khoảng. Do đã đi qua đường này, nên vượt 120 km cây số đèo từ Luang về Phou Khoun không mấy khó khăn. Ban ngày mới thấy cảnh vật thật hùng vĩ. Từ Phou Khoun đi thêm khoảng 70 km đèo dốc nữa tới gần Phonxavan thì địa hình thay đổi. Ở đây không có các núi đá cao như Luang mà là những quả đồi nối tiếp nhau như bát úp, đường đi không còn đèo dốc nữa. Vùng này không có nhiều nước và lại đang là mùa khô nên trên các quả đồi chỉ có một màu cỏ cháy, nhưng chắc chắn mùa mưa ở nơi đây sẽ rất đẹp. Mặc dù không nhìn thấy nhiều gia súc, nhưng em cho rằng khu vực này rất phù hợp phát triển chăn thả gia súc. Dân cư vẫn thưa thớt nhưng cũng đã nhiều hơn so với nhánh đường từ Phou Khoun đi Luang. Khí hậu mát mẻ.






[FONT=&quot]Chỉ định tham quan một điểm trong số các điểm của cánh đồng chum rồi chạy thẳng về Nọng Hét chứ không ngủ lại ở Phonxavan nữa để giảm quãng đường ngày hôm sau. Cách Phonsavan khoảng 15 km thì thấy một cái biển to bên tay phải chỉ vào khu tham quan cánh đồng chum cách đường 7 km thế là nhà em rẽ vào luôn, đến nơi thì thấy cái biển này:
[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]

[/FONT]
Cứ nghĩ cánh đồng chum là một cánh đồng bằng phẳng và nhiều chum như các bức ảnh thường được xem, nhưng ở đây lại là núi đất tương đối cao, dọc theo các bậc leo lên phía trên, thỉnh thoảng có biển chỉ dẫn một vài chiếc chum nằm rải rác ở chân núi và sườn núi. Nếu không nhìn kỹ cũng không nhận ra vì cứ tưởng là đá:

[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]
[/FONT]

Lúc này tương đối thất vọng vì không nhìn thấy nhiều chum như tưởng tượng ban đầu, nhưng không có nhiểu thời gian để đi điểm khác nên về Phonxavan ăn trưa. Sau về xem lại bản đồ thì hóa ra ở xung quanh Phonxavan có rất nhiều điểm có chum chứ không phải chỉ là 3 điểm và điểm thực sự nhiều chum nằm ở gần sân bay, phía sau lưng thị xã.

Rời Phonxavan đi Nọng Hét. Dọc đường quang cảnh gần giống như Mộc Châu của VN. Có rất nhiều hoa mận hoa đào xen nhau đua nở.


Cứ tầm chiều chiều, dọc đường từ Văng Viêng đi Luang cũng như từ Luang đi Nọng Hét thường có các chị em tắm ngay sát đường đi, rất tự nhiên:

[FONT=&quot]
[/FONT]


Cũng chưa tìm hiểu kỹ xem họ tắm thế nào khi mà vẫn quấn cả một mớ vải trên người. Việc xây dựng nhà tắm bằng gỗ chắc không khó và chi phí hoàn toàn trong khả năng, hoặc cũng có thể tắm ở đằng sau nhà. Nhưng có lẽ phong tục tập quán ở đây là khi tắm thích gần gũi với thiên nhiên, con người chăng? Một điểm lạ nữa là đi mấy ngày thấy phụ nữ tắm thì nhiều nhưng chưa nhìn thấy đàn ông tắm ở trên đường bao giờ, cá biệt gặp một cậu thanh niên đánh răng (cũng bên lề đường) tầm 4h chiều.

Càng gần Nọng Hét càng phải đi lên núi cao và cách Nọng Hét khoảng 20 km thì sương mù dày đặc, trời tối mịt, chẳng nhìn thấy gì. Các xe nhà em đều không chuẩn bị đèn sương mù, nên đi cố thêm đoạn nữa thì phải dừng lại, xung quanh đồng không mông quạnh. Ở đây đã rất gần Nọng Hét, quay lại Phonsavan thì xa, thế là quyết định đi tiếp theo đội hình kiểu “dàn hàng ngang”. Xe đầu tiên bật đèn cốt bám sát bên trái vạch sơn giữa đường. Xe đi thứ hai chạy sau xe thứ nhất một đoạn ngắn, chạy lấn hẳn sang đường bên trái chiếu đèn pha hỗ trợ cho xe thứ nhất. Xe thứ 3 chạy sau xe thứ hai bám sát lề đường bên phải, cũng bật đèn pha để hỗ trợ xe thứ nhất. Với cách đi này vẫn có thể duy trì tốc độ khoảng 20 – 25 km/h. Nghĩ bụng lúc này mà có phỉ ra thì chỉ còn nước “pó tay chấm com”. Chạy một lúc thì tới Nọng Hét. Hú vía![FONT=&quot]
[/FONT]
 

FE09

Xe tăng
Biển số
OF-69300
Ngày cấp bằng
27/7/10
Số km
1,040
Động cơ
440,050 Mã lực
Nọng Hét hóa ra là một thị trấn biên giới bé tí, sương mù dày đặc, cách cửa khẩu 15 km và hình như chỉ có mỗi một nhà nghỉ. Ông bà chủ đều nói được tiếng Việt và rất nhiệt tình. Cũng may là hôm đó còn đủ phòng cho đoàn nhà em, chứ nếu không có thì chắc phải ngủ trong xe. Ở đây rất lạnh, giống như thời tiết ở VN vào thời điểm đó. Nhà nghỉ cũng phục vụ ăn uống luôn, nên cũng tiện vì lúc này các hàng quán đều đã đóng cửa cả, nên nếu không cũng chẳng biết ăn ở đâu.


[FONT=&quot]Sáng hôm sau nhờ bà chủ nhà nấu ăn sáng luôn, món xôi đặc sản của Lào, rất ngon. Mỗi gia đình mua một bao gạo nếp làm kỷ niệm, gần 8h sáng mới rời Nọng Hét đi cửa khẩu Nậm Cắn (cửa khẩu bên Lào cũng là Nậm Kắn).
[/FONT]




Các thủ tục làm giống như lúc xuất cảnh. Rút kinh nghiệm lúc đi lúc về nhà em làm khá nhanh, nhưng khi tới cửa khẩu VN do không để ý biển stop được đặt cách cửa khẩu khá xa bị xe khác che khuất, nên 2 xe trong đoàn tiến sát tới cửa kiểm tra và bị hải quan và biên phòng bắt lùi lại. Thế là sau khi làm xong giấy tờ, cho xe và người qua kiểm tra, xe của em qua chỉ mất 5 phút, nhưng 2 xe còn lại bị “cháo hành” mất hơn 20 phút. Kiểm tra kỹ từng thứ, bắt mở hết các loại túi, vali, thùng dày dép…. để các bác ấy xem. Nghe nói khi làm thủ tục thường mọi người cũng cho các bác ấy một tí, đoàn nhà em chả cho đồng nào. Cuối cùng tổng thời gian làm thủ tục lúc về ở cả 2 cửa khẩu cũng mât hơn 1 tiếng, gần bằng lúc đi.

Chạy qua cửa khẩu một đoạn, nhận ra ngay sự khác biệt về ý thức tham giao thông giữa người dân Lào và VN. Ở Lào hầu như không phải dùng còi vì mọi người luôn đi đúng phần đường của mình, đặc biệt là xe máy luôn đi sát lề bên phải, nên nếu cần vượt thì cứ thế vượt chứ người đi xe máy họ không có thói quen lượn ra giữa đường. Ô tô vượt cũng tương tự như vậy, thỉng thoảng họ mới nháy pha, cốt, còn cứ thế vượt khi làn ngược chiều thông thoáng và khoảng cách đảm bảo vì họ đã ngầm hiểu là ô tô của chúng ta đi đúng làn đường của mình. Còn người đi xe máy ở VN thì mặc dù lề đường bên phải rất rộng, chả có ai, nhưng cứ đi giữa đường, thậm chí nếu vắng thì lấn cả sang làn ngược chiều, nếu muốn vượt họ mà không bấm còi thì lao xuống vực sớm. Thế là lại bim bim… bim bim… bim bim…

Đoạn đường QL7 và đường HCM về HN không có gì đặc biệt, chỉ khác là một phần do tâm lí đang trên đường về, một phần mới được rèn luyện tay lái ở Lào, nên cảm giác lái nhẹ nhàng, thư thái. Khoảng 7h tối thì về tới HN kết thúc hành trình 2.300 km. Tới ngay cầu Hà Đông, một xe bị vịn vì lỗi sai làn. Các xxx đang tích cực làm bù những ngày nghỉ tết. Đúng là ra sông, ra biển không sao, về nhà lại bị ở vũng trâu đầm này – rồi lại tự trả lời ngay, nước mà bẩn thì vũng trâu đầm cũng chết. Lại phải trình bày ABC rồi nộp phạt! Tuy nhiên cũng không ảnh hưởng tới cuộc nhậu chia tay, tổng kết chuyến đi.

Bồi hồi chia tay nước bạn Lào với những con đường “băm chặt”, những “con đèo bất tận”, những quả đồi như bát úp nối tiếp nhau, nơi mà ô tô nhiều hơn xe máy và đặc biệt là những con người Lào với nền tảng đạo phật, một đất nước vẫn còn nghèo nhưng ý thức tham gia giao thông đã như một nước phát triển, trở về với cuộc sống chật chội, bon chen, bui bặm, nơi luật giao thông không được tôn trọng và người tham gia giao thông thì cứ mạnh ai nấy đi… nhưng rất thân thuộc. Trong lòng vẫn ấm ức vì chưa xem được khất thực, chưa đi được cánh đồng chum, nơi có cánh đồng và có những cái chum như tưởng tượng. Nước bạn Lào, hẹn ngày gặp lại!






Một câu hỏi đặt ra là nếu không đi chuyến này mà ở lại HN thì sẽ làm gì? Câu trả lời là ngủ, ăn nhậu, đi chơi loanh quanh, xem TV, nghe nhạc, đánh bài… Với chỉ có 7 ngày mà thực tế là 6,5 ngày đoàn nhà em đã có một chuyến đi lý thú, biết thêm nhiều điểm du lịch mới, trải nghiệm nhiều điều thú vị. Cô bé thứ 2 học lớp một nhà em hôm sau đi học khoe với thằng bạn ngồi cạnh “đã đi Lào chưa???” tội thằng cu này, không biết lại hỏi lại nó “Lào là gì?” làm con bé về kể lại, cứ che miệng cười, ý chê thằng bạn kém tắm.

Với việc mở các tuyến đường xuyên Á (AH) ở VN, bên Lào cũng thấy có các tuyến đường này, việc đi du lịch bằng xe tự lái sẽ dần trở nên phổ biến. Một ngày nào đó sẽ có nhiều OFer lái xe trên các cung đường ở Thái Lan, Malaysia, hay Tung Của… Chuyến xuất ngoại đầu năm và cũng là lần đầu tiên xuất ngoại của đoàn nhà em bằng xe tự lái đã vượt qua được những khó khăn về đường sá, thời tiết, bất đồng ngôn ngữ, ăn uống, phong tục tập quán… thành công mĩ mãn, đáp ứng hoàn toàn tiêu chí ngon – bổ - rẻ. Chuyến đi đã có đầy đủ các yếu tố tham quan, du lịch, khám phá, tâm linh… chỉ thiếu mỗi shopping và nghỉ dưỡng. Mặc dù ở nước bạn, nhưng vẫn luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau của các OFer cũng đang trên cùng tuyến đường thể hiện sự gắn kết của cách thành viên OF ở nước ngoài. Hy vọng các kinh nghiệm nhà em chia sẻ ở đây sẽ khuyến khích các OFer xuất ngoại và nhà em cũng đúc rút kinh nghiệm để tiếp tục khám phá.

Một số tổng kết rút kinh nghiệm để các bác tham khảo:
1. Thời gian và lộ trình: Để đi được hết lịch trình cần ít nhất là 6,5 ngày. Đặc tính người Lào không vội vã, nên thời gian dự kiến cho ăn uống, tham quan, đi lại… tại Lào nên tính dư ra. Với lộ trình như của nhà em, thì thời gian tốt nhất khoảng 9 - 10 ngày, mỗi nơi thêm khoảng 1 ngày là vừa.
2. Thời điểm đi: Thời điểm đi vào dịp tết của VN là hợp lý vì mặt thời tiết ở Lào rất tốt, ít mưa và không quá nóng. Không rõ đi vào mùa hè thì thế nào?

3. Khách sạn: Ở Viêng Chăn không nên ở Guest House (Nhà nghỉ) mà nên vào Hotel (Khách sạn). Ở Văng Viêng và Luang có thể ở các Villa hoặc Guest House, giá và chất lượng đều ổn. Các Guest House thường ở dạng gia đình tự kinh doanh, nên không có website hay quảng cáo trên mạng, phải đến trực tiếp hoặc nếu có số điện thoại thì phone trước. Ở Nọng Hét nhất thiết phải gọi điện cho nhà nghỉ trước xem có còn phòng không thì mới đến, còn không thì nghỉ lại ở Phonxavan tránh tình trạng đến nơi không có phòng, đi tiếp lên phía cửa khẩu càng không có, mà quay lại 120 km đường núi là cả vấn đề. ·

4. Tham gia giao thông: Khi đi đường trường, xe Lào khi vượt thường không nháy pha và bật xi nhan trái như VN, mà lại bật xi nhan phải, nên phải chú ý gương chiếu hậu để nhường đường cho họ. Bình thường đi đường trường xe Lào chạy pha, nhưng chỉ cần nhìn thấy xe ngược chiều là họ chuyển sang cốt, rất ít trường hợp mình phải nháy đèn yêu cầu, nền mình cũng nên học họ chuyển sang cốt ngay khi thấy xe đi ngược chiều (cái này em thỉnh thoảng em lại quên vì thấy họ chuyển sang cốt rồi, mình không bị chói mắt, dễ đi nên cứ thế đi).

5. Điểm tham quan: Tại Luang, nên đi thăm các chùa, bảo tàng vào buổi sáng, đi thăm thác Tat Kuang Si nên đi vào cuối giờ sáng hoặc đầu giờ chiều để có thể bơi được, cuối giờ chiều đi thăm núi Phou Sỉ. Thăm cánh đồng chum ở Xiêng Khoảng, thì không nên tham quan điểm “Phu Kheng Jars” vì ở đây không có gì nhiều, nên dành thời gian tham quan các điểm khác.

6. Đổi tiền: Không nên đổi nhiều tiền từ VN, nhưng vẫn nên đổi một ít đề phòng không đổi được tại cửa khẩu (vd hết giờ) và dành cho ăn uống dọc đường. Tại các thành phố lớn hoặc các điểm du lịch ở Lào có rất nhiều điểm đổi tiền. Điểm đổi tiền có tỷ giá tốt nhất tại cả VN và Lào là Ngân hàng Lào – Việt. USD tại Lào được giá hơn VN, nên mang USD sang Lào đổi cũng là một lựa chọn hay. Ngoài ra, USD dễ được chấp nhận ở các điểm du lịch, ăn uống, thậm chí mua xăng cũng có tỷ giá tốt (nhà em đã mua xăng và trả bằng tiền USD, tỷ giá là 100 USD = 800.000 kíp).

7. Nhiên liệu: Đường Lào do có nhiều đèo dốc nên tốn nhiên liệu hơn đường VN. Giá xăng ở Lào hiện gần 30.000 đồng/lít – đắt gấp rưỡi VN. Tính trung bình cho 2.300 km trong đó có khoảng 800 km đường VN, xe FE hết 8 lít/100 km, Ỉn hết 9,7 lít/100 km, và Zinger hết 10,9 lít/100 km. Giá dầu ở Lào rẻ hơn xăng 1.000 kíp/lít do vậy, xét về tổng thể, nếu so với FE, chi phí nhiên liệu cho xe Ỉn gấp 1,3 lần và Zinger gấp 1,5 lần. Ở Lào xe máy dầu rất phổ biến trong khi loại xe của mình lại không phổ biến ở Lào, nên khi mua nhiên liệu cần khẳng định rõ với người bán là đổ xăng hay dầu, không cẩn thận đổ nhầm thì chết dở.

8. Đồ ăn, vật dụng mang theo: Ngoài các đồ ăn vật dụng thông thường như ở VN, nên mang theo bếp ga du lịch và ấm siêu tốc. Nhất thiết phải có bơm điện 12 V, cái này rất hay phải dùng.

Nhà em tổng kết sơ bộ như vậy, mời các cụ mợ đã đi Lào tham gia bổ sung thêm.
 
Chỉnh sửa cuối:

vtn

Xe máy
Biển số
OF-541
Ngày cấp bằng
29/6/06
Số km
50
Động cơ
579,420 Mã lực
nói chung em đồng ý với bác.
thời gian: 8 ngày là OK
thời điểm đi: tết mình đi OK, nhưng thấy tàu khựa hơi bị nhiều nhất là ở Luang, khách sạn cần liên hệ trước cho chắc.
tháng 4 đi tết lào vẫn OK
 

Ti tach

Xe buýt
Biển số
OF-17345
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
896
Động cơ
515,514 Mã lực
Nơi ở
Sau vô lăng
[/QUOTE]. Một số tổng kết rút kinh nghiệm để các bác tham khảo:

3. Khách sạn: Ở Viêng Chăn không nên ở Guest House (Nhà nghỉ) mà nên vào Hotel (Khách sạn). Ở Văng Viêng và Luang có thể ở các Villa hoặc Guest House, giá và chất lượng đều ổn. Các Guest House thường ở dạng gia đình tự kinh doanh, nên không có website hay quảng cáo trên mạng, phải đến trực tiếp hoặc nếu có số điện thoại thì phone trước. Ở Nọng Hét nhất thiết phải gọi điện cho nhà nghỉ trước xem có còn phòng không thì mới đến, còn không thì nghỉ lại ở Phonxavan tránh tình trạng đến nơi không có phòng, đi tiếp lên phía cửa khẩu càng không có, mà quay lại 120 km đường núi là cả vấn đề. ·

Nhà em tổng kết sơ bộ như vậy, mời các cụ mợ đã đi Lào tham gia bổ sung thêm.[/QUOTE]

E xin thêm 1 chút góp ý phù hợp cho cung đường từ Luong-Nam can-Hanoi:

Sáng ăn sáng khoảng 8h xuất phát từ Luông - phoukhu (ăn trưa 1 quán trên đồi tay T có sàn view cực đẹp) - 15h30- Phonsnavan(Xienkhoang) đi thăm ngay cánh đồng chum (plain of jars) ở ngã 3 trung tâm Xieng khoảng rẽ Phải khoảng chục cây số-- Đây mới là trung tâm của các đồng chum đã được khám phá và giới thệu. Tối nghỉ ngơi tại Xieng khoảng( đa phần người việt- nhà nghỉ thỏai mái- đồ ăn đủ thứ luôn). sáng hôm sau khởi hành sớm 7h---đến 9h đến Namkan nhập cảnh vừ đẹp. chạy đường 7 về đường HCM ăn trưa ở Tân kỳ là vừa. sau đó chạy về đến HN còn dư thời gian tổng kết chuyến đi.
Các cụ đi Từ Luong về Nong het như vậy là hơi cố, đường đẹp nhưng trong thung lũng nên nhiều sương chiều, không thưởng thức được cảnh bình nguyên Phónavan, cánh đồng chum. Hơi phí chút rồi-----"Đi cố quá nhưng cũng may không ....quá cố"
 
Chỉnh sửa cuối:

tamqsn2

Xe hơi
Biển số
OF-77038
Ngày cấp bằng
4/11/10
Số km
175
Động cơ
421,750 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hoàng hôn trên Cánh Đồng Chum nhìn cực đẹp!!! Sẽ up vài kiểu để các bác xem sau.
 

tamqsn2

Xe hơi
Biển số
OF-77038
Ngày cấp bằng
4/11/10
Số km
175
Động cơ
421,750 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhà em cùng đoàn bác FE09 có rẽ vào cánh đồng chum thứ nhất trên đường từ Luang về, sau đó đoàn bác FE09 do phải đi ngay Nonghet nên đã không ghé qua được Cánh Đồng Chum thuộc Site 2 và Site 3. Nhà em do không vội nên đã có thời gian ghé qua đây, vé vào thăm cánh đồng chum là 10k Kip/người, nhà em 4 người mua 3 vé vẫn OK.



 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top