- Biển số
- OF-803153
- Ngày cấp bằng
- 23/1/22
- Số km
- 2,048
- Động cơ
- 113,954 Mã lực
- Tuổi
- 48
Em search trên mạng thấy cái này ,nên vụ này chắc có thật:
Trong kháng chiến chống Mỹ, trước tình hìnhrang bị của pháo binh bờ biển Việt Nam thua kém nhiều so với đối thủ, trường sỹ quan pháo binh đã được giao nhiệm vụ chỉ huy cụm pháo binh bờ biển Sầm Sơn - Thanh Hóa nghiên cứu sử dụng tên lửa phòng không C-75 (tức SAM-2) của Liên Xô để đánh tàu chiến địch. Đích thân hiệu trưởng nhà trường lúc bấy giờ là thầy Nguyễn Hữu Mỹ đã về Thanh Hóa làm cụm trưởng pháo binh bờ biển. Đi cùng ông có rất nhiều cán bộ, giáo viên nhà trường, tham gia chuẩn bị cho trận đánh diệt tàu địch bằng tên lửa phòng không.
C-75 vốn là tổ hợp tên lửa phòng không, nhưng vẫn có thể bắn được mục tiêu mặt đất, mặt nước, với điều kiện mục tiêu phải có bề mặt phản xạ điện từ lớn (để bám bắt bằng radar) hoặc góc tà dương lớn (để bám sát bằng khí tài quang học). Đạn V-750 của tổ hợp tên lửa C-75 có tầm bắn lên đến 30km, mang đầu đạn nặng 190kg, khi bắn mục tiêu mặt nước sẽ bay vọt lên cao rồi “bổ nhào” xuống mục tiêu.
Dĩ nhiên, việc sử dụng một tổ hợp tên lửa phòng không như C-75 để đánh tàu chiến địch chỉ là biện pháp bất đắc dĩ, và khá tốn kém. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, đó là loại vũ khí mạnh nhất mà chúng ta có được. Một tiểu đoàn tên lửa C-75 có thể phóng liên tiếp 3 đạn về phía mục tiêu. Nếu như việc thử nghiệm bắn biển ở Sầm Sơn thành công, hoàn toàn có thể nghĩ đến những trận đánh hợp đồng giữa pháo binh và tên lửa, đánh đồng thời bằng nhiều đạn để tăng hiệu quả sát thương, gây tiếng vang lớn, khiến kẻ địch không dám vào gần bờ bắn phá nữa.
Không có nhiều tài liệu nhắc đến cuộc thử nghiệm trên bờ biển Sầm Sơn năm xưa. Nhưng chắc chắn rằng các sĩ quan pháo binh Việt Nam đã phải mất rất nhiều công sức để lên kế hoạch, nghiên cứu cách bố trí trận địa, trinh sát mục tiêu, và quan trọng nhất là khâu dẫn bắn cho tên lửa đánh trúng tàu địch. Tiếc rằng, khi mọi thứ đã sẵn sàng, thì suốt 2 tháng trời sau đó, tàu chiến Mỹ không hề dám bén mảng đến vùng biển Sầm Sơn. Mất rất nhiều thời gian chờ đợi, việc thử nghiệm đánh tàu địch bằng tên lửa phòng không đành phải gác lại, các giáo viên trở về trường nhận nhiệm vụ mới.
Cho đến khi những quả tên lửa diệt hạm P-15 đầu tiên về đến Việt Nam cùng với các tàu tên lửa cao tốc Komar, cũng là lúc vùng biển Việt Nam sạch bóng những chiến hạm Mỹ. Có lẽ, sau cuộc chiến ròng rã suốt 7 năm trời với rất nhiều tàu chiến bị bắn cháy, người Mỹ cũng đã nhận được bài học: Không pháo hạm nào, dù to lớn, hùng mạnh đến đâu có thể khuất phục nổi ý chí chiến đấu của những người Việt Nam giàu lòng yêu Tổ quốc.
-----------------------
Theo đại tá Nguyễn Văn Khiếu - nguyên Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Pháo binh.
Nguồn : Viet Anh Cao
Trong kháng chiến chống Mỹ, trước tình hìnhrang bị của pháo binh bờ biển Việt Nam thua kém nhiều so với đối thủ, trường sỹ quan pháo binh đã được giao nhiệm vụ chỉ huy cụm pháo binh bờ biển Sầm Sơn - Thanh Hóa nghiên cứu sử dụng tên lửa phòng không C-75 (tức SAM-2) của Liên Xô để đánh tàu chiến địch. Đích thân hiệu trưởng nhà trường lúc bấy giờ là thầy Nguyễn Hữu Mỹ đã về Thanh Hóa làm cụm trưởng pháo binh bờ biển. Đi cùng ông có rất nhiều cán bộ, giáo viên nhà trường, tham gia chuẩn bị cho trận đánh diệt tàu địch bằng tên lửa phòng không.
C-75 vốn là tổ hợp tên lửa phòng không, nhưng vẫn có thể bắn được mục tiêu mặt đất, mặt nước, với điều kiện mục tiêu phải có bề mặt phản xạ điện từ lớn (để bám bắt bằng radar) hoặc góc tà dương lớn (để bám sát bằng khí tài quang học). Đạn V-750 của tổ hợp tên lửa C-75 có tầm bắn lên đến 30km, mang đầu đạn nặng 190kg, khi bắn mục tiêu mặt nước sẽ bay vọt lên cao rồi “bổ nhào” xuống mục tiêu.
Dĩ nhiên, việc sử dụng một tổ hợp tên lửa phòng không như C-75 để đánh tàu chiến địch chỉ là biện pháp bất đắc dĩ, và khá tốn kém. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, đó là loại vũ khí mạnh nhất mà chúng ta có được. Một tiểu đoàn tên lửa C-75 có thể phóng liên tiếp 3 đạn về phía mục tiêu. Nếu như việc thử nghiệm bắn biển ở Sầm Sơn thành công, hoàn toàn có thể nghĩ đến những trận đánh hợp đồng giữa pháo binh và tên lửa, đánh đồng thời bằng nhiều đạn để tăng hiệu quả sát thương, gây tiếng vang lớn, khiến kẻ địch không dám vào gần bờ bắn phá nữa.
Không có nhiều tài liệu nhắc đến cuộc thử nghiệm trên bờ biển Sầm Sơn năm xưa. Nhưng chắc chắn rằng các sĩ quan pháo binh Việt Nam đã phải mất rất nhiều công sức để lên kế hoạch, nghiên cứu cách bố trí trận địa, trinh sát mục tiêu, và quan trọng nhất là khâu dẫn bắn cho tên lửa đánh trúng tàu địch. Tiếc rằng, khi mọi thứ đã sẵn sàng, thì suốt 2 tháng trời sau đó, tàu chiến Mỹ không hề dám bén mảng đến vùng biển Sầm Sơn. Mất rất nhiều thời gian chờ đợi, việc thử nghiệm đánh tàu địch bằng tên lửa phòng không đành phải gác lại, các giáo viên trở về trường nhận nhiệm vụ mới.
Cho đến khi những quả tên lửa diệt hạm P-15 đầu tiên về đến Việt Nam cùng với các tàu tên lửa cao tốc Komar, cũng là lúc vùng biển Việt Nam sạch bóng những chiến hạm Mỹ. Có lẽ, sau cuộc chiến ròng rã suốt 7 năm trời với rất nhiều tàu chiến bị bắn cháy, người Mỹ cũng đã nhận được bài học: Không pháo hạm nào, dù to lớn, hùng mạnh đến đâu có thể khuất phục nổi ý chí chiến đấu của những người Việt Nam giàu lòng yêu Tổ quốc.
-----------------------
Theo đại tá Nguyễn Văn Khiếu - nguyên Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Pháo binh.
Nguồn : Viet Anh Cao