[Funland] Tên lửa Sam 2 - năm 1972 – năm 2016 – và năm 2022

buicongchuc

Xì hơi lốp
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,707
Động cơ
627,965 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,207
Động cơ
895,485 Mã lực
Tên lửa phòng không sao đánh tàu chiến kiểu gì cụ?
SAM 2 có biến thể đánh đất, nhưng chắc chắn cái biến thể này hồi đó Việt Nam mình không được nhận.
Còn radar cho SAM 2 mình được trang bị hồi đó đánh mục tiêu bay thấp không hề tốt, đừng nói dùng chúng để cho SAM 2 bắn biển!
2 Mig 17 ném bom thia lia trúng 2 tầu chiến Mỹ là Cuba hướng dẫn cho phi công Việt Nam!
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Tên lửa vác vai SA-7 9K32 Strela-2 cùng phiên bản cải tiến là SA-7 Strela-2M được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ những năm 1972 và được gọi là tên lửa A-72. Tuy nhiên, tài liệu của chuyên gia Michal Fiszer lại cho rằng, Liên Xô đã viện trợ SA-7 Strela cho Việt Nam từ năm 1968.

Theo thống kê của Steven Zaloga trên tạp chí JIR số 4-1994 thì ở Việt Nam từ 1972 đến 1975 đã có 528 tên lửa A-72 được phóng đi, bắn rơi 45 máy bay các loại, đạt tỉ lệ diệt mục tiêu: 8,5%; trong đó xác suất diệt máy bay lên thẳng đạt tới 28,8% (15 máy bay/52 tên lửa).

Theo thống kê của Nga, đã có 589 quả SA-7 được phóng tại Việt Nam trong giai đoạn 1972-1975, trong đó 204 quả đã bắn trúng đích (tỷ lệ trúng đích 29,5%). Một nguồn khác thống kê trong 3 năm, chỉ với một tiểu đoàn tinh gọn (Tiểu đoàn 172), Tiểu đoàn 172 đã phóng 408 tên lửa, diệt 157 máy bay, đạt hiệu suất tiêu diệt 37,5%.

Tuy nhiên, phần lớn máy bay bị trúng tên lửa là máy bay trực thăng và máy bay cánh quạt. Trong cuộc chiến tranh tiêu hao, SA-7 Strela đã cho thấy tốc độ bay chậm và tầm bắn thấp đã không thể chống lại những máy bay phản lực bay nhanh. Trong suốt cuộc chiến, chỉ có 1 máy bay A-4 Skyhawk và 1 máy bay F-5 bị bắn hạ bởi SA-7
.(ko thấy report AC-130 ?)

*Thông số kỹ thuật tên lửa Strela :

  • Chiều dài : 1.44mm
  • Đường kính ống phóng : 72mm
  • Trọng lượng hệ thống : 15Kg
  • Trọng lượng đạn phóng : 1,15Kg
  • Sải cánh : 0,3m
  • Tốc độ :430m/s
  • Độ cao : 1.700m và 2.300m đối với SA-7 Strela-2M
  • Tầm bắn hiệu quả : 3.700m và 4.200 đối với SA-7 Strela-2M
Độ cao max 2,300m thì khả năng cao nó ko diệt được AC130 (bay tầm 3,000m); mà là do SAM-2.

Trong danh mục này không thấy nhắc đến món vác vai? Hay có gì đó nhạy cảm với bạn lúc đó mà bạn không cho mình nhiều món này.

Nếu món này mà trang bị đến cấp tiểu đoàn thì chiến thuật trực thăng vận chắc phá sản sớm.
 

hm.tuan

Xì hơi lốp
Biển số
OF-65092
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
3,162
Động cơ
1,058,639 Mã lực
Nơi ở
Xó bếp
mấy ô đồng nát liều thật cả cưa bom, min, tên lửa... giờ đọc mới biết là sam2, trước cứ nghĩ do cưa bom; hình như có nạn nhân bị sức mạnh vụ nổ, sống thực vật 1-2 năm mới chết
Chả riêng đồng nát đâu cụ ạ. Nước ngoài mà thấy kêu "bomb bomb..." là họ chạy mất dép.
Còn ở ta thấy bom thì mọi người xúm lại xem, bộ đội đuổi ra ko đc kìa!
 

Chepomdua

Xe buýt
Biển số
OF-421128
Ngày cấp bằng
7/5/16
Số km
854
Động cơ
221,895 Mã lực
Tên lửa vác vai SA-7 9K32 Strela-2 cùng phiên bản cải tiến là SA-7 Strela-2M được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ những năm 1972 và được gọi là tên lửa A-72. Tuy nhiên, tài liệu của chuyên gia Michal Fiszer lại cho rằng, Liên Xô đã viện trợ SA-7 Strela cho Việt Nam từ năm 1968.

Theo thống kê của Steven Zaloga trên tạp chí JIR số 4-1994 thì ở Việt Nam từ 1972 đến 1975 đã có 528 tên lửa A-72 được phóng đi, bắn rơi 45 máy bay các loại, đạt tỉ lệ diệt mục tiêu: 8,5%; trong đó xác suất diệt máy bay lên thẳng đạt tới 28,8% (15 máy bay/52 tên lửa).

Theo thống kê của Nga, đã có 589 quả SA-7 được phóng tại Việt Nam trong giai đoạn 1972-1975, trong đó 204 quả đã bắn trúng đích (tỷ lệ trúng đích 29,5%). Một nguồn khác thống kê trong 3 năm, chỉ với một tiểu đoàn tinh gọn (Tiểu đoàn 172), Tiểu đoàn 172 đã phóng 408 tên lửa, diệt 157 máy bay, đạt hiệu suất tiêu diệt 37,5%.

Tuy nhiên, phần lớn máy bay bị trúng tên lửa là máy bay trực thăng và máy bay cánh quạt. Trong cuộc chiến tranh tiêu hao, SA-7 Strela đã cho thấy tốc độ bay chậm và tầm bắn thấp đã không thể chống lại những máy bay phản lực bay nhanh. Trong suốt cuộc chiến, chỉ có 1 máy bay A-4 Skyhawk và 1 máy bay F-5 bị bắn hạ bởi SA-7
.(ko thấy report AC-130 ?)

*Thông số kỹ thuật tên lửa Strela :

  • Chiều dài : 1.44mm
  • Đường kính ống phóng : 72mm
  • Trọng lượng hệ thống : 15Kg
  • Trọng lượng đạn phóng : 1,15Kg
  • Sải cánh : 0,3m
  • Tốc độ :430m/s
  • Độ cao : 1.700m và 2.300m đối với SA-7 Strela-2M
  • Tầm bắn hiệu quả : 3.700m và 4.200 đối với SA-7 Strela-2M
Độ cao max 2,300m thì khả năng cao nó ko diệt được AC130 (bay tầm 3,000m); mà là do SAM-2.
Vâng! Em cũng biết cái này đầu nổ nó bé, tầm thấp, nhanh hết pin... Nhưng lúc đó mà mình có nhiều cái này thì chiến trường B sẽ nhàn hơn
 

TamchieumoI

Xe buýt
Biển số
OF-808305
Ngày cấp bằng
14/3/22
Số km
907
Động cơ
23,263 Mã lực
Nơi ở
1970
K54 có còn không Cụ! Nhà Em có đạn!
Cháu chỉ cụ cách chơi dại này…cụ lấy 4 que đóm, lấy dây cao su buộc quanh một cái đinh vít (ngắn thôi, sao cho cái mũ vít xuống dưới và cái đầu vít nằm trong lòng 4 thanh đóm), buộc về một đầu của các thanh đóm thôi nha. Xong cụ thả viên đạn vào phía đầu đóm chưa buộc sao cho đít đạn ở phía tiếp giáp mũ đinh vít. Rồi cụ mang ra sân bê tông cầm đầu đóm chưa buộc ném ngược lên trời để nó rơi đầu có viên đạn xuống sân…”đòm”…!
 

namson229

Xe điện
Biển số
OF-537189
Ngày cấp bằng
15/10/17
Số km
4,236
Động cơ
213,591 Mã lực
Chả riêng đồng nát đâu cụ ạ. Nước ngoài mà thấy kêu "bomb bomb..." là họ chạy mất dép.
Còn ở ta thấy bom thì mọi người xúm lại xem, bộ đội đuổi ra ko đc kìa!
mới nổ ở hoàng công chất HN, dân vẫn ngó nghiêng đầy
 

hm.tuan

Xì hơi lốp
Biển số
OF-65092
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
3,162
Động cơ
1,058,639 Mã lực
Nơi ở
Xó bếp
Năm 8x không hiểu sao bố em mang cả súng AK và K54 về nhà, bao gồm một số băng đạn. Ngày đấy bố em làm ở UB huyện. Tết bố em còn mang súng K54 ra bắn, đạn bay lên trời nổ ra một chùm sáng. Bây giờ nhớ lại em cũng không hiểu là loại đạn gì?
Còn đạn AK thì em dùng kìm tháo đầu đạn ra lấy thuốc đốt nghịch và nhồi làm pháo hỏa tiễn.
Tầm cuối 7x, đầu 8x thì ông em là LĐ huyện được trang bị 1 khẩu AK báng gấp, lúc thì K44 và 1 khẩu K54, đạn nhiều vô kể. Em và ông anh chơi hàng ngày, đã tự tháo lắp được. Ngày Tết thường được ông bác bắn cho xem toàn đạn lửa phê cực.
À mà cái đạn lửa bắn đỏ lừ trên trời đấy là thế nào CCCM nhỉ?
 

hm.tuan

Xì hơi lốp
Biển số
OF-65092
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
3,162
Động cơ
1,058,639 Mã lực
Nơi ở
Xó bếp
Cháu chỉ cụ cách chơi dại này…cụ lấy 4 que đóm, lấy dây cao su buộc quanh một cái đinh vít (ngắn thôi, sao cho cái mũ vít xuống dưới và cái đầu vít nằm trong lòng 4 thanh đóm), buộc về một đầu của các thanh đóm thôi nha. Xong cụ thả viên đạn vào phía đầu đóm chưa buộc sao cho đít đạn ở phía tiếp giáp mũ đinh vít. Rồi cụ mang ra sân bê tông cầm đầu đóm chưa buộc ném ngược lên trời để nó rơi đầu có viên đạn xuống sân…”đòm”…!
3 anh em vác đạn AK đem cắm xuống đất, rồi chất rác vào đốt. Xong chạy nấp sau cây trám. Lúc nổ có 1 viên cắm phập vào cây trám đang nấp, từ đó cạch chơi đạn.
 

TamchieumoI

Xe buýt
Biển số
OF-808305
Ngày cấp bằng
14/3/22
Số km
907
Động cơ
23,263 Mã lực
Nơi ở
1970
3 anh em vác đạn AK đem cắm xuống đất, rồi chất rác vào đốt. Xong chạy nấp sau cây trám. Lúc nổ có 1 viên cắm phập vào cây trám đang nấp, từ đó cạch chơi đạn.
Không có dẫn hướng bằng nòng súng và khoá nòng giữ vỏ đạn lại thì đầu đạn và cat tút đóng vai trò như nhau, giết người được cả…!
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,207
Động cơ
895,485 Mã lực
Không có dẫn hướng bằng nòng súng và khoá nòng giữ vỏ đạn lại thì đầu đạn và cat tút đóng vai trò như nhau, giết người được cả…!
Khi bị đốt phía ngoài thuốc cháy không nhanh như khi hạt nổ bị kim hỏa kích nổ.
Khi hạt nổ bị kích nổ, thuốc cháy nhanh nếu bên trong nòng súng sẽ được nòng súng bảo vệ, nhưng nếu ở ngoài tự do thì thường các tút bị phá.
Hồi em chế súng bắn đạn thể thao mà ông già còn cảnh báo nòng súng chế có thể bị vỡ toác do không chịu được sức nổ!
 

Skoda_Favorit

Xe container
Biển số
OF-108279
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
6,827
Động cơ
442,662 Mã lực
Vụ anh Phạm Tuân bắn rơi máy bay Mỹ là thật cụ nhé, phía Mỹ thừa nhận nhưng họ nói là may mắn.
Hình như cũng như câu chuyện tếu về việc VĐV giành HCV olympic môn bơi qua bế cá sấu đói do vị HLV đẩy xuống nên sống chết bơi thật nhanh để thoát thân!
 

buicongchuc

Xì hơi lốp
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,707
Động cơ
627,965 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Trong họ hàng nhà SAM, từ phiên bản đầu tiên S-25 Berkut thì đến nay đã có S400 trực chiến, S500 thử nghiệm, và tương lai là S600.
Thi thoảng em cùng HPH đưa các cháu học sinh thăm quan Tiểu đoàn tên lửa 77 (Chèm), em thấy SAM 3 luôn trực chiến trên bệ phóng.
 

Cucumin

Xe tăng
Biển số
OF-803153
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
1,976
Động cơ
111,537 Mã lực
Tuổi
48
Chắc “huyền sử” thôi cụ, tên lửa phòng không dùng ngòi nổ vô tuyến, cận đích để bắn ra khoảng 15-20.000 mảnh kim loại 5gr xé toạc cấu trúc máy bay gây cháy nổ chứ đem đánh tàu chiến thì gãi ghẻ…!
Không phải huyền sử cụ ơi, em đã từng nói chuyện với một bác bộ đội tên lửa bác kể câu chuyện đấy, dùng Sam2 phục kích tàu chiến nhưng trận địa ăn bom, sau em hình như cũng đọc ở đâu thấy nhắc đến. Về nguyên tắc thì tiết diện phản xạ lớn như Tàu chiến vẫn có thể bị rada Sa2 bắt bám và phóng đạn, còn quả đạn Sa2 mà nổ tạo mười mấy nghìn mảnh phi xuống Tàu chiến thì ít nhất nó cũng phá hủy hoàn toàn hệ thống rada, thông tin liên lạc làm con tàu phải kéo về sửa chữa, loại khỏi cuộc chiến ngay.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,755
Động cơ
359,041 Mã lực
Có chứ, hình như năm 70, 71 gì Nga viện trợ tàu tên lửa tiến công nhanh loại 2 điếu ( lớp Komar) mà . Tuy nhiên sau không phát huy được tác dụng vì không quân địch quá khủng, nó bắn chìm , bị thương mấy cái ở Quảng Ninh.
Nhà cháu xin trích đăng một bài về thuộc về Lịch sử Hải quân Việt Nam, do nhà cháu - với tư cách là sỹ quan của lữ đoàn 172 (tầu tên lửa), biên trong Nhóm nội bộ của Hải quân



SỰ RA ĐỜI CỦA LỰC LƯỢNG TẦU TÊN LỬA VIỆT NAM



Trên bàn cờ chính trị thế giới vào thập niên 70, tên lửa diệt hạm là một quân cờ chiến lược. Năm 1967, cả thế giới sững sờ chứng kiến tàu khu trục Eliat nặng hơn 2.000 tấn của Ít-xa-ra-en bị hải quân Ai Cập bắn chìm. Điều đáng nói là “tác giả” của chiến thắng này lại là biên đội tàu tên lửa cao tốc nhỏ như “mắt muỗi” mà Liên Xô viện trợ cho Ai Cập.

Nếu như trong chiến tranh thế giới thứ hai, hàng không mẫu hạm là bà chúa của đại dương, đưa các thiết giáp hạm về dĩ vãng; thì sự xuất hiện của tên lửa diệt hạm cũng có ý nghĩa đe dọa các hạm đội tàu lớn của các siêu cường hải quân.

Trở lại với chiến trường Việt Nam, dải bờ biển dài và hẹp của miền bắc và miền trung nước ta thường xuyên bị khống chế và pháo kích bởi các tàu chiến của Mỹ. Cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền bắc cũng bùng nổ trên hướng biển, với trận đánh tàu Maddox ngày 02/08/1964, và chiến dịch tập kích đường không “Mũi tên xuyên” nhằm vào các căn cứ Hải quân nhân dân Việt Nam ngày 05/08/1964.

Trước sức mạnh vô địch thế giới của Hải quân Mỹ, những nỗ lực đánh trả của Quân đội nhân dân Việt Nam là hết sức khó khăn. Các đơn vị pháo binh bờ biển chỉ có thể đánh bị thương tàu địch, chứ rất khó đánh tiêu diệt. Pháo chống tăng D-44 85mm chỉ có tầm bắn ngắn, cỡ đạn nhỏ, trong khi lựu pháo 122mm và 130mm thì có độ chính xác rất thấp khi bắn mục tiêu điểm như tàu chiến Mỹ. Trong khi đó, pháo trên tàu chiến Mỹ là loại 406mm, 203mm, hoặc 127mm, điều khiển bằng máy tính, và có radar dẫn bắn, nên có độ chính xác rất cao ở tầm xa. Một chiếc tàu tuần dương thông thường được đánh giá có hiệu quả pháo kích bằng cả một phi đoàn máy bay ném bom chiến thuật. Các trận địa pháo binh bờ biển của Việt Nam cũng phải đối mặt với những cuộc ném bom của không quân Mỹ.

Hải quân nhân dân Việt Nam cũng có 12 tàu phóng lôi kiểu 123K (vỏ nhôm) và 6 tàu phóng lôi kiểu 183K (vỏ gỗ), nằm trong biên chế tiểu đoàn 135, trung đoàn 172 hải quân. Nhưng việc đưa tàu phóng lôi ra đánh các tàu khu trục và tàu tuần dương Mỹ có máy bay yểm trợ giữa biển cả mênh mông không phải là việc dễ dàng. Muốn tiếp cận vào cự li gần để phóng lôi, tàu hải quân ta phải vượt qua “lưới lửa” hỏa lực dày đặc của tàu chiến và máy bay địch. Ngay trong trận đầu ra quân đánh tàu Maddox ngày 02/08/1964, cả ba tàu phóng lôi đã bị hư hỏng nặng. Trong trận đánh sau tàu khu trục Mỹ ở vùng biển Long Châu ngày 01/07/1966, thậm chí cả biên đội ba tàu phóng lôi của ta còn bị Mỹ đánh chìm, thủy thủ đoàn bị địch bắt sống.

Trong hoàn cảnh đó, nhu cầu có vũ khí đối hải mạnh là rất bức thiết với Quân đội nhân dân Việt Nam. Thậm chí đã có ý tưởng đưa một tiểu đoàn tên lửa SAM-2 ra bờ biển Sầm Sơn để phục kích tàu chiến Mỹ, dùng đạn tên lửa phòng không để bắn mục tiêu mặt đất. Đơn vị tên lửa do ngụy trang không kĩ, bị địch phát hiện, ném bom và pháo kích liên tục, nên bị thiệt hại nặng, phải rút khỏi trận địa.

Với tất cả những tình tiết như trên, lẽ dễ hiểu là sự phát triển của vũ khí tên lửa đối hải được các cấp lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam đặt vào tầm ngắm từ rất sớm. Sở hữu tên lửa đối hải của Liên Xô sẽ cho phép bảo vệ có hiệu quả vùng biển miền bắc, ít nhất là trong phạm vi 40 hải lý tính từ bờ biển.

Tuy nhiên, mọi chuyện không dễ dàng. Tên lửa đối hải là thứ vũ khí có thể đảo ngược thế trận trên vùng biển Việt Nam, tạo ra những trận đánh có tiếng vang toàn cầu. Vì thế, khi quyết định trang bị tên lửa đối hải cho Việt Nam, Liên Xô cũng phải tính toán các phản ứng chính trị quốc tế của người Mỹ. Mặt khác, Liên Xô cũng ưu tiên trang bị nó cho các nước Trung Đông - Bắc Phi lắm tiền nhiều dầu mỏ, còn Việt Nam chỉ có thể đi xin viện trợ.

Vậy nhưng, bằng một cách nào đó, Việt Nam cũng đã có được một lời hứa về việc viện trợ 04 tàu tên lửa cao tốc từ phía Liên Xô. Cái cách để có được lời hứa này cho đến nay cũng vẫn là một bí ẩn. Lẽ thông thường, viện trợ giữa Việt Nam và các nước anh em được thực hiện qua hình thức hiệp định viện trợ, qua từng năm có thể kí thêm nghị định thư bổ sung viện trợ. Chủ thể kí hiệp định đương nhiên phải là Chính phủ hai nước, thông qua các cơ quan tham mưu là Bộ Quốc phòng.

Vậy nhưng, 04 tàu tên lửa cao tốc này không nằm trong các hiệp định viện trợ giữa Việt Nam và Liên Xô, mà lại nằm ở một thư của Ban Chấp hành Trung ương Đ….ảng Liên Xô gửi Việt Nam vào khoảng năm 1966-1968. Nói cách khác, chủ thể quyết định việc viện trợ 04 tàu tên lửa cao tốc rất quý báu với Việt Nam không phải là chính phủ Liên Xô như thường lệ, mà là TW Đảng của bạn. Đây là một tiền lệ hiếm gặp trong lịch sử ngoại giao giữa các nước xã hội chủ nghĩa, khi TW Đảng chủ động quyết định việc viện trợ quân sự. Có lẽ, đây là một đợt viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam khi Mỹ leo thang chiến tranh ra miền bắc, hoặc là một động thái ngoại giao của phía Liên Xô để né tránh áp lực của người Mỹ.

Tuy nhiên, từ lời hứa đến hiện thực vẫn là câu chuyện dài. Mặc dù thư của Ban Chấp hành Đ… Liên Xô được kí chậm nhất là khoảng năm 1968 (và có thể sớm hơn, khoảng năm 1966 hoặc 1967), nhưng việc viện trợ 04 tàu tên lửa cao tốc vẫn không được tiến hành. Mọi hạng mục viện trợ khác trong thư này đều được đáp ứng, ngoại từ 04 con tàu quí giá kia. Việt Nam vẫn liên tục “nhắc khéo” ông anh cả về vấn đề này, nhưng không ăn thua.

Những nỗ lực để sở hữu tên lửa đối hải của Việt Nam hướng sang ông anh hai Trung Quốc. Vào năm 1961, Trung Quốc cũng đã nhận được 08 tàu tên lửa cao tốc, và được Liên Xô chuyển giao công nghệ để đóng hơn 40 chiếc tương tự. Việt Nam liên tục đưa ra đề nghị viện trợ tên lửa bờ đối hải và tàu tên lửa cao tốc cho Trung Quốc, nhưng cũng bị từ chối.

Bước sang năm 1972, không quân Mỹ ném bom trở lại miền bắc, các pháo hạm Mỹ lộng hành ngoài biển. Trong khi đó, đội tàu phóng lôi của hải quân Việt Nam đã bị tổn thất nặng nề sau 7 năm chiến tranh. Trong trận đánh cuối cùng của tàu phóng lôi Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ ngày 27/08/1972, 2 trong số 4 tàu phóng lôi 123K cuối cùng đã bị đánh chìm, nhiều thủy thủ hi sinh. Trận đánh này có sự tham gia của Thuyền trưởng Hoàng Sinh Viên trong Nhóm của ta.

Tiểu đoàn 135 chỉ còn vẻn vẹn 2 tàu phóng lôi 123K và một số tàu phóng lôi 183K đang được niêm cất.

Chỉ khi Việt Nam đã gần như mất trắng đội tàu phóng lôi của mình, thì chương trình viện trợ 04 tàu tên lửa cao tốc mới được khởi động trở lại. Trung đoàn 172 được lệnh tổ chức 04 khung tàu, sang Vladivostok - đại bản doanh của Hạm đội Thái Bình Dương, Liên Xô để nhận tàu về.

Đây là các tàu phóng lôi Đề án 183R Komar, dựa trên cơ sở tàu phóng lôi vỏ gỗ Đề án 183K. Thay vì hai ống phóng lôi 533mm, tàu 183R (Raketry - Tên lửa) được trang bị 2 bệ phóng KT-67, mang loại tên lửa diệt hạm P-15 Termit với tầm bắn lên đến 40km, vượt trội tầm bắn của các loại pháo binh đối hải mà Việt Nam đang sở hữu. Dẫn bắn tên lửa là radar MR-331 Rangout. Vũ khí phụ là pháo phòng không 25mm 2 nòng 2M-3M. Thừa hưởng khung thân của tàu phóng lôi, nên tàu 183R rất gọn nhẹ, nặng hơn 60 tấn, dài hơn 25m, trang bị động cơ M-50F công suất 4.800 mã lực, cho phép đạt tốc độ tối đa 44 knots, tức khoảng 81km/h.

Tổng cộng đã có 112 tàu 183R được chế tạo trong giai đoạn 1956-1965, và 4 con tàu trong số đó đã được bàn giao cho Hải quân nhân dân Việt Nam vào năm 1972, biên chế thành tiểu đoàn 136 thuộc trung đoàn 172. Bốn con tàu lần lượt mang số hiệu 902, 904, 906, và 908.

Từ Vladivostok, 04 con tàu tên lửa được đóng vào thùng gỗ, ngụy trang cẩn thận, đưa lên các tàu viễn dương của Liên Xô, để đưa sang Trung Quốc cùng với các hàng hóa thông thường khác. Về đến cảng Trạm Giang (Trung Quốc), 04 con tàu được cẩu xuống nước để thủy thủ đoàn Việt Nam tiếp quản, và tự chạy về nước.

Đáng tiếc là toàn bộ quá trình này đã bị quân Mỹ giám sát chặt chẽ, và có lẽ đã có sự lộ lọt thông tin, khi những con tàu tên lửa quí giá đi qua nhiều quốc gia. Ngay khi vừa về nước, biên đội tàu tên lửa Việt Nam lập tức bị tấn công.

Trận tập kích của không quân hải quân Mỹ nhằm vào các tàu tên lửa Việt Nam diễn ra mờ sáng ngày 18/12/1972, nghĩa là sớm hơn khá nhiều so với thời điểm chính thức mở màn chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng 12 ngày đêm cuối năm 1972. Ở Hà Nội, phải đến 19 giờ 45, quả tên lửa đầu tiên mới được phóng lên bầu trời, nhằm vào máy bay Mỹ.

04 tàu tên lửa của Việt Nam được trang bị 04 khẩu pháo 25mm 2 nòng - một hỏa lực đáng kể vào thời điểm đó. Nhưng có lẽ trận đánh diễn ra bất ngờ, và thủy thủ đoàn Việt Nam cũng vừa mới tiếp quản tàu, nên chưa làm chủ vũ khí - trang bị một cách đầy đủ. Tàu 906 bị đánh chìm ở khu vực Hòn Chó Đá ngày nay, thuyền trưởng Đoàn Giỏi và 1 thủy thủ anh dũng hi sinh.

Mệnh lệnh sơ tán được ban ra ngay lập tức. 03 tàu tên lửa còn lại được nhanh chóng đưa về Hang Quan, nơi có đặt đốc nổi của hải quân ta, mang mật danh Đ-25. Các tàu phóng lôi 123K và 183K được yêu cầu đưa ra khỏi Hang Quan, để dành chỗ cất giấu 03 tàu tên lửa 183R quí giá. Đích thân Tư lệnh Hải quân Nguyễn Bá Phát có mặt trực tiếp tại hiện trường để chỉ huy sơ tán, đủ để thấy tầm quan trọng của những tàu tên lửa này.

Việc cất giấu tàu được hoàn thành ngay trong đêm 18, rạng sáng 19/12/1972. Những chiếc tàu này thoát khỏi sự truy sát của không quân Mỹ, nhưng cũng lỡ hẹn với cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng kết thúc thắng lợi.

Sau khi hòa bình lập lại trên vùng trời miền bắc, những chiếc tàu chiến Mỹ cũng phải rút khỏi Việt Nam (tất nhiên là sau chiến dịch “Nhát quét cuối cùng” để rà phá thủy lôi Mỹ đã thả trên địa bàn sông biển miền Bắc). Tàu tên lửa chỉ còn đối tượng tác chiến là hải quân ngụy. Tàu 906 được trục vớt một phần để tháo gỡ trang bị, khí tài (may sao nơi tàu bị đánh chìm cũng gần bờ, nước nông). Một tàu khác cũng bị “xẻ thịt” để lấy trang bị dồn ghép cho hai chiếc còn lại. Các tàu tên lửa 183R cũng đã tham gia tích cực vào chiến dịch Hồ Chí Minh, nhưng chưa từng khai hỏa vào mục tiêu tàu địch nào./.

Sau đó. Lực lượng tầu tên lửa 183 R bị loại biên. Ngoài các cụ Hải quân trong Nhóm của ta, hầu như không còn ai nhớ đến nó nữa.

Xin các bác xem hình ảnh minh họa:

-Hình ảnh ba con tầu tên lửa 183 trên vùng biển Hạ Long, trước khi các em nó lại đi vào chốn hư vô.

tầu tên lửa.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
11,733
Động cơ
1,332,151 Mã lực
Cái mảnh này ngày xưa kiếm được làm ... pin nước thì hết ý. Em có ông anh xưa cho 1 mẩu, nghe đài Mẫu đơn cả mấy tháng, điện mạnh.
Chuẩn cụ, nhà em cũng kiếm đc một mảnh nhỏ.
 

kybinhbay

Xe buýt
Biển số
OF-193743
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
829
Động cơ
346,332 Mã lực
Nơi ở
NƠI NÀO CÓ CỬA KHẨU
Khi bị đốt phía ngoài thuốc cháy không nhanh như khi hạt nổ bị kim hỏa kích nổ.
Khi hạt nổ bị kích nổ, thuốc cháy nhanh nếu bên trong nòng súng sẽ được nòng súng bảo vệ, nhưng nếu ở ngoài tự do thì thường các tút bị phá.
Hồi em chế súng bắn đạn thể thao mà ông già còn cảnh báo nòng súng chế có thể bị vỡ toác do không chịu được sức nổ!
Đạn hoa cải sông thao nòng súng hịn lắm khi còn toác nòng, thổi ngược sml bắn loại này run vãi đ,á.i. Nòng chế thì vái luôn cụ ạ
 

kybinhbay

Xe buýt
Biển số
OF-193743
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
829
Động cơ
346,332 Mã lực
Nơi ở
NƠI NÀO CÓ CỬA KHẨU
Tầm cuối 7x, đầu 8x thì ông em là LĐ huyện được trang bị 1 khẩu AK báng gấp, lúc thì K44 và 1 khẩu K54, đạn nhiều vô kể. Em và ông anh chơi hàng ngày, đã tự tháo lắp được. Ngày Tết thường được ông bác bắn cho xem toàn đạn lửa phê cực.
À mà cái đạn lửa bắn đỏ lừ trên trời đấy là thế nào CCCM nhỉ?
Đạn vạch đường. hay cài ghép vs đạn thường trong hộp tiếp đạn để đánh đêm để biết mình đang bắn đi đâu ạ, và còn để bắn về phía nào đó có địch để báo hiệu cho đồng đội nhìn thấy, rồi bắn trả báo đường cho thằng nào đó bị lạc hướng đơn vị khi nó bắn hỏi đường.... vvv nhiều trò lắm cụ ạ
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top