Tên lửa Iskander, công cụ mặc cả của Nga

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
3,045
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nghe nói có một nguyên tắc bất thành văn là nếu xung đột xẩy ra ở vùng Biển Đông thỉ chỉ là xung đột trên mặt biển chứ kg phải trên mặt đất. Mình mà táng Hải Nam của nó thì nó cho Hà Nội mình lùi về lại năm....1972 ! :))
Khựa có con nào ngang B52 đâu mà táng HN như 72?
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
3,045
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
công nghệ tàng hình plasma này có tiềm năng phát triển vô hạn.
Có một cái bất lợi của công nghệ Plasma nên Mỹ đắn đo, cũng gần giống ngư lôi siêu khoang là khi kích hoạt nó phong tỏa tất cả sóng liên lạc và điều khiển, lúc đó tên lửa hay máy bay chẳng liên lạc gì với bên ngoài nữa cả. Như vậy không thể điều khiển được nó nữa. Mỹ thì thích phải điều khiển được nó.
Đến cả đạn pháo mới của Mỹ cũng điều khiển được nữa là.

Plasma lại là nguồn phát năng lượng, tuy không bật lại sóng nhưng lại phát xạ :D
 

Stent

Xe điện
Biển số
OF-83161
Ngày cấp bằng
18/1/11
Số km
2,565
Động cơ
432,990 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào lạnh
Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander M có tầm bắn tối đa 400km, được điều khiển bằng hệ dẫn đường quán tính kết hợp định vị vệ tinh GLONASS cho độ chính xác rất cao (CEP 5-7m). Tên lửa lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh phân mảnh, đầu đạn chứa đầu đạn phụ), đầu đạn xuyên, đầu đạn áp nhiệt.
Plasma lại là nguồn phát năng lượng, tuy không bật lại sóng nhưng lại phát xạ :D
Loại này điều khiển được mà bác :D, còn dòng màu xanh chưa hiểu ý bác lắm, bác có thể giải thích thêm không ạ
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,319
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
thế cụ tưởng cái F-22 bây h không thế ạ .
từ anh F-117 hay B1 B2 U1 F22 muốn tàng hình là phải tắt hết các thứ đi cơ còn bật thì vẫn chả khác nhau gì :))
Mỹ chưa giỏi đến mức bật nguyên các thứ để tàng hình đâu =))

công nghẹ tàng hình plasma nó sơ sơ dư lài
Công nghệ tàng hình Plasma (còn gọi là tàng hình đẳng ion) có tính kinh tế, rẻ tiền hơn tất cả các công nghệ tàng hình đã có, nhưng lại có hiệu quả tàng hình rất cao. Bản chất của công nghệ tàng hình Plasma là Cân đối giữa hiệu quả khí động học và tính tàng hình của vật thể. Đó là công nghệ tàng hình khác hoàn toàn với các công nghệ tàng hình truyền thống. Thực chất plasma có nghĩa là nguyên tử của nó chứa nhiều động năng tới mức các điện tử hóa trị được giải phóng do những va đập giữa các nguyên tử. Một tín hiệu vô tuyến gặp phải luồng Plasma sẽ dễ dàng bị phân tán. Sóng điện từ gặp phải Plasma cũng sẽ bị năng lượng hóa cao và đổi hướng làm cho máy thu không thu được tín hiệu phản hồi, vì thế radar không phát hiện được sự hiện diện của vũ khí trang bị. Cũng có khả năng là plasma sẽ đánh lừa và tiêu tán năng lượng sóng vô tuyến bằng cách hút tín hiệu xung quanh nó cho tới khi tín hiệu bị triệt tiêu, do đó không phản hồi lại radar. Khi sử dụng luồng Plasma, sẽ làm tăng tính tàng hình mà không phải trả giá về mặt khí động và thậm chí đạt hiệu quả cao. Trung tâm nghiên cứu khoa học Keldysh của Nga là cơ quan đầu tiên đề xuất ý tưởng plasma, từ tháng 3 năm 1999, họ đã chào hàng xuất khấu một thiết bị tàng hình dạng lắp ghép có khả năng làm cho máy bay thông thường trở nên vô hình đối với radar. Hệ thống này sẽ tạo ra một lớp khí ion hóa hay Plasma bao quanh máy bay. Hiện nay, công trình nghiên cứu một hệ thống giảm khả năng quan sát thế hệ ba đang được tiến hành. Hệ thống này nặng dưới 100kg tiêu thụ vài chục kw điện. Bằng cách lắp hệ thống này cho máy bay, tiết diện phản xạ radar của một máy bay thông thường có thể giảm đi trên trăm lần, bằng tiết diện phản xạ radar của máy bay tàng hình chuyên dụng. Công trình nghiên cứu phát triển sử dụng công nghệ tàng hình Plasma của Nga còn nhằm giảm khoảng 30% sức cản của máy bay. Theo ý kiến của các nhà khoa học Nga, một trong những công nghệ khí động Plasma dân dụng đã làm giảm đáng kể tiết diện phản xạ radar của máy bay. Sự hấp thụ sóng vô tuyến của Plasma đã được biết đến qua hiện tượng mất liên lạc mà tàu vũ trụ luôn gặp phải khi quay về tầng khí quyển. Nguyên nhân là do hiệu ứng che chắn của Plasma. Tất nhiên, điều này luôn xảy ra ở phía trước tàu vũ trụ khi nó lao vào tầng khí quyển của Trái Đất và va đập với không khí làm nhiệt độ tăng cao. Nguyên lý này đã được áp dụng để hấp thụ năng lượng radar. Mặc dù khi dùng các máy phát Plasma xung quanh máy bay, có thể máy bay sẽ bừng sáng lên như sao băng, nhưng trên màn hình radar dường như lại vô hình. Theo ý kiến của các nhà thiết kế thuộc Viện Thiết kế Mikoyan và Sukhoi của Nga, sự tốn kém của công nghệ tàng hình hiện đang áp dụng vượt quá hiệu quả mà nó mang lại. Vì vậy, chọn công nghệ tàng hình Plasma sẽ là giải pháp Cân đối giữa hiệu quả khí động và tính tàng hình trong các thiết kế máy bay thế hệ mới nhất trong tương lai gần.





Các máy phát Plasma thế hệ đầu tiên và thế hệ thứ hai đã được thử trên mặt đất và thử bay. Hiện nay đang nghiên cứu một hệ thống thuộc thế hệ thứ ba dựa trên những nguyên tắc vật lý mới, và có thể tham khảo sử dụng năng lượng tĩnh điện bao quanh thân máy bay để giảm tiết diện phản xạ radar. Hệ thống tàng hình Plasma trên những tương tác của Plasma và sóng điện từ, nhưng theo một hướng rất khác lạ. Thiết bị Plasma tàng hình sẽ tạo ra một trường Plasma xung quanh máy bay. Trường này, một mặt tiêu tán năng lượng điện từ của đối phương hoặc làm đổi hướng của chúng, làm giảm tiết diện phản xạ radar xuống hơn 100 lần. Hiệu ứng tiêu tán và làm đổi hướng tín hiệu điện từ trong trường Plasma đã được phát hiện từ nhiều thập kỷ trước. Hệ thống tàng hình mới này không có thay đổi gì mới về mặt lý thuyết, nhưng lại có những điểm mới về kỹ thuật của máy Plasma. Các nhà thiết kế máy bay sử dụng một máy phát Plasma che chắn cho các máy bay có tốc độ trên siêu âm. Trong ứng dụng này, Plasma có thể được phát ra bằng một la de Plasma mạnh và đóng vai trò như một lớp che chắn nhiệt cho máy bay. Một ưu điểm của công nghệ tàng hình Plasma đem lại đó là có thể ứng dụng cho các loại vũ khí, khí tài hiện nay mà không cần phải thay đổi cấu trúc hình dạng, chỉ cần lắp trên vũ khí, khí tài đó một máy phát plasma để tạo ra một trường plasma bao quanh.
Đối với Nga, Viện ITAE đã phát triển vật liệu hấp thụ radar sắt từ, tính năng cao để phủ bề mặt máy nén và đường dẫn khí cho máy bay Su-35, nhưng lớp vật liệu phủ phải mỏng để nó không cản trở luồng khí vận tốc lớn và nhiệt độ tới 2000C. Một lớp vật liệu RAM có độ dày khoảng 0,7 mm và 1,4 mm được phủ lên bề mặt của đường ống dẫn khí và lớp phủ dày 0,5 mm được áp dụng cho bề mặt các tầng phía trước của máy nén áp suất thấp. Kết quả là giảm được tính phản xạ 10-15 dB, tức là giảm gần một nửa tiết diện phản xạ radar (RCS) của các cửa khí. Giống như bộ phụ kiện nâng cấp Have Glass dùng cho F-16, máy bay Su-35 cải tiến cũng sử dụng nắp buồng lái có đặc tính phản xạ sóng radar. Viện ITAE phát triển một quy trình kết tủa plasma để phủ các lớp vật liệu kim loại và polyme, tạo thành một lớp phủ bền vững để ngăn cản sóng vô tuyến và nhiệt của tia nắng mặt trời lọt vào trong buồng lái. Quy trình phủ plasma được tiến hành trong buồng chân không bằng công cụ rôbốt.
Đối với Nga, Viện ITAE đã phát triển vật liệu hấp thụ radar sắt từ, tính năng cao để phủ bề mặt máy nén và đường dẫn khí cho máy bay Su-35, nhưng lớp vật liệu phủ phải mỏng để nó không cản trở luồng khí vận tốc lớn và nhiệt độ tới 2000C. Một lớp vật liệu RAM có độ dày khoảng 0,7 mm và 1,4 mm được phủ lên bề mặt của đường ống dẫn khí và lớp phủ dày 0,5 mm được áp dụng cho bề mặt các tầng phía trước của máy nén áp suất thấp. Kết quả là giảm được tính phản xạ 10-15 dB, tức là giảm gần một nửa tiết diện phản xạ radar (RCS) của các cửa khí. Giống như bộ phụ kiện nâng cấp Have Glass dùng cho F-16, máy bay Su-35 cải tiến cũng sử dụng nắp buồng lái có đặc tính phản xạ sóng radar. Viện ITAE phát triển một quy trình kết tủa plasma để phủ các lớp vật liệu kim loại và polyme, tạo thành một lớp phủ bền vững để ngăn cản sóng vô tuyến và nhiệt của tia nắng mặt trời lọt vào trong buồng lái. Quy trình phủ plasma được tiến hành trong buồng chân không bằng công cụ rôbốt.




Viện ITAE và các đối tác của Viện còn sử dụng công nghệ plasma để tạo các lớp phủ cho buồng đốt và ống xả. Các lớp phủ nhiều lớp được hình thành từ các vi hạt của vật liệu tĩnh điện, kim loại hoặc bán dẫn được kết tủa bằng plasma hồ quang trong điều kiện áp suất khí quyển. Những thách thức bao gồm nhu cầu giữ cho lớp gốm (ceramic) được bám chắc vào cấu trúc kim loại trong một dải nhiệt độ khá rộng (từ 600 độ C đến 1200 độ C), cho dù trên thực tế các vật liệu này có các đặc tính giãn nở nhiệt rất khác nhau. Vật liệu phủ cũng cần duy trì các đặc tính không đổi về điện trước các dải nhiệt độ rất khác nhau.



Các phương tiện bay là những vũ khí trang bị đầu tiên được sử dụng các vật liệu tàng hình, ứng dụng các kỹ thuật tàng hình và đã mang lại hiệu suất chiến đấu rất cao. Chắc chắn, các phương tiện bay sẽ còn được nghiên cứu và ứng dụng nhiều vật liệu tàng hình và kỹ thuật tàng hình mới để phát huy hết sức mạnh tiềm tàng của chúng.
P/S:
Hiện nay công nghệ tàng hình cũng đang được áp dụng cho các loại máy bay thông thường. Trên máy bay F/A-18 E/F đã áp dụng vật liệu hấp thụ sóng có tính chống ăn mòn, tạo ra một bước đột phá trong công nghệ tàng hình. Trên các mẫu máy bay F/A-18 C/D, để tăng cường khả năng tàng hình, các cải tiến đã được thực hiện:

- Mặt ngoài buồng lái được phủ một lớp sơn có thể phản xạ sóng radar để giảm thiểu diện tích phản xạ hiệu dụng.

- Vũ khí treo ngoài sử dụng vật liệu tàng hình Parapin hai lớp xenlulô có cốt sợi thuỷ tinh. Nó có thể phủ lên bề mặt thiết bị, sau đó dùng vật liệu hấp thụ sóng radar xử lý tạo thành vỏ bọc nhẹ.
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhLe

Xe tải
Biển số
OF-83439
Ngày cấp bằng
21/1/11
Số km
211
Động cơ
414,288 Mã lực
Có một cái bất lợi của công nghệ Plasma nên Mỹ đắn đo, cũng gần giống ngư lôi siêu khoang là khi kích hoạt nó phong tỏa tất cả sóng liên lạc và điều khiển, lúc đó tên lửa hay máy bay chẳng liên lạc gì với bên ngoài nữa cả. Như vậy không thể điều khiển được nó nữa. Mỹ thì thích phải điều khiển được nó.
Đến cả đạn pháo mới của Mỹ cũng điều khiển được nữa là.

Plasma lại là nguồn phát năng lượng, tuy không bật lại sóng nhưng lại phát xạ :D
công nghệ này có thể ứng dụng cho các hệ thống phòng không, làm mất trạng thái điều khiển và mất quán tính của các vật thể bay đối phương khi đi qua vùng plasma bao phủ.
Chẳng am hiểu về Iskander lắm nhưng mình dự rằng plasma chỉ bao phủ một phần tên lửa, phần đầu phát và nhận sóng rada, ống phụt phản lực... vẫn có thể hoạt động ở một số hướng hữu hạn nào đó. Nếu plasma bao phủ toàn bộ tên lửa thì chính nó cũng rơi vào trạng thái nằm ngoài các định luật vật lý thông thường.
 
Chỉnh sửa cuối:

Stent

Xe điện
Biển số
OF-83161
Ngày cấp bằng
18/1/11
Số km
2,565
Động cơ
432,990 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào lạnh
Bủ mợ, Trung Quốc làm nhái hệ thống tên lửa Iskander?

Hệ thống này, trong đó có cấu tạo tên lửa, rất giống hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật tối tân nhất của Nga 9К720 Iskander.

Maket và các bức ảnh chụp hệ thống M20 đã được giới thiệu tại triển lãm IDEX-2011 ở Abu Dhabi.
Link đây ợ: http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/Trung-Quoc-lam-nhai-he-thong-ten-lua-Iskander/20114/50391.aspx
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,319
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
bác cứ yên tâm . cái áo không làm nên thầy tu đâu .
làm đc nhưng chưa chắc bắn đc. bắn đc chưa chắc đã bay đc. bay đc chưa chắc đã trúng có trúng chưa chắc đã nổ , có nổ chắc gì đã chết
=))
 

4X4=16

Xe điện
Biển số
OF-22490
Ngày cấp bằng
15/10/08
Số km
3,395
Động cơ
521,561 Mã lực
Nơi ở
Quê nhà tôi ơi, xứ Đoài xa vắng
cơ mà giống thầy tu thì cũng ha oai phết rồi, em chỉ sợ nó chệch mục tiêu lại rơi trúng nhà mình thì cũng toi, không nổ thì cũng sập nhà, nó mà nổ thì nhà hàng xóm quanh đấy cũng đi.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,683
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
17,024
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Cần phân biệt giữa công nghệ tàng hình Plasma với công nghệ tàng hình bằng hấp thụ và lêch hướng của F22.
Thứ nhất: Công nghệ Plasma tương tự như việc tàu vụ trụ trong giai đoạn đầu trở vê trái đất ( khoảng 3 - 4 phút) lúc đó không khí nóng quanh tàu tạo thành 1 lớp Plasma dẫn đến việc thông tin từ tàu ra bên ngoài, từ bên ngoài vào tàu không thực hiện được. Tàu cũng không xuất hiện trong màn hình ra da. Việc điều khiển tàu lúc này dựa vào hệ thống dẫn đường quán tính. Nói nôm na là tàu đang đi theo hướng này, với vận tốc như thế này, lực hút trái đất như này thì sau X giây tàu sẽ ở vị trí A, sau Y giây tàu sẽ ở vị trí B. Nhược điểm của dẫn đường quán tính là độ chính xác không cao do sự không hoàn hảo của hình dáng tàu bên cạnh đó nhiều yếu tố môi trường thay đổi liên tục càng làm gia tăng sai số của phép tính. Chính vì vậy, trước đây tên lửa sử dụng hệ dẫn đường quán tính phải chuyển sang hệ dẫn đường theo địa hình. Tức là trong bộ nhớ cử tên lửa có sẵn hình ảnh địa hình nơi nó bay qua và mục tiêu nơi nó đến. Trong quá trình bay, tên lửa sẽ liên tục so sánh địa hình nơi nó bay qua với hình ảnh lưu trong bộ nhớ để điều chỉnh hướng. Tuy nhiện bay theo địa hình cũng có nhược điểm là đối phương dễ đánh lừa bằng cách thay đổi địa hình. Cách đơn giản nhất là đốt lên những cột khói để đánh lừa tên lửa. Vì vậy phương pháp dẫn đường bằng GPS được sử dụng. Tên lủa sẽ xác định tọa độ của nó, so sánh với tọa độ đường bay được nạp sẵn trong bộ nhớ để chỉnh hướng bay và xác đinh mục tiêu.
Như vậy một thiết bị bay sử dụng công nghệ Plasma hoàn toàn có thể tàng hình trước ra da nhưng nó cũng mù tịt tình hình bên ngoài. Nó tiêu diệt mục tiêu bằng những tính toán sẵn có vốn nhanh chóng bị sai lêch trong điều kiện thực tế..
Công nghệ tàng hình bằng cách hấp thụ và lêch hướng sóng ra da ( F22 là ví dụ tiêu biểu): F 22 tạo ra bề mặt phản xạ thấp. Trong khi hoạt động nó sử dụng ra da mảng pha có khả năng nhảy tần số 1000 lần giây do đó khó bị phát hiện. Bên cạnh đó đường truyền liệu băng thông rông của F22 cũng cho phép F22 chia sẻ mục tiêu với máy bay khác mà ít bị lộ.
Do vậy, công nghệ tàng hình của Mỹ là đi theo hướng thực dụng và ít nhiều được chứng minh trong thực tế qua nhiều thập niên. Công nghệ Plasma của Nga mới nằm trên lý thuyết mà chưa có sản phẩm thí nghiệm, chưa nói tới ứng dụng thực tế.
 

pna

Xe tải
Biển số
OF-48138
Ngày cấp bằng
6/10/09
Số km
220
Động cơ
461,600 Mã lực
Ặc, đồ Tầu khác gì Sam nhà mình, bắn lên nó quay ngược về nện thẳng vào đài chỉ huy :))
 

pna

Xe tải
Biển số
OF-48138
Ngày cấp bằng
6/10/09
Số km
220
Động cơ
461,600 Mã lực
Vụ nài là do bác trưởng phòng cũ của cháu kể lại ợ, bác ý là bộ đội tên lửa chuyển ngạch sang. Trc chỉ huy một đại đội đc lệnh mang khí tài ra bờ biển Thái Bình tập bắn đạn thật. 2 quả đạn phóng lên đc mười mấy giây thì trắc thủ báo cáo mất liên lạc; đạn quay lại. Một quả rơi xuống biển, một quả ko hủy đc. Cả kíp bỏ xe chạy rẽ đất may là ko die mạng nào :D .
 
Chỉnh sửa cuối:

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
976
Động cơ
474,090 Mã lực
CN Plasma vẫn còn tồn tại khg chỉ 1 mà còn khá nhiều nhược điểm:

- TB có palsma sẽ bị mù-câm=điếc trước các thiết bị tương thích khác (khg phân biệt được địch ta, không nhìn được thấy mục tiêu cần oánh, không tương tác được).
- TB sử dụng CN Plasma sẽ dễ bị nhận biết bởi các thiết bị quang học-quang điện tử hiện đại đời mới do tạo bức xạ.
CN Plasma có thể sử dụng trong ngành hàng hải thì ổn hơn do khắc phục được các yếu tố trên. Tuy nhiên khả năng tương tác còn thấp nên hiện nay mới chỉ sử dụng CN bán plasma, chỉ khi nào cận chiến thì các TB sử dụng CN này mới bật gọi là "hoạt hóa".
Một tí kiến thức vỉa hè dư trên kg biết đúng sai dư nào, các pác cứ chém nhé.:))
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,319
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Như em nói ở trên rất tiếc là nhưng laọi đc gọi là tàng hình của Mỹ hiẹn tại vẫn vậy :(
đợt trc em có load đc 1 bản PDF của 1 phi công lái F-117 tham gia đánh nam tư. ( nay mất mất ồi vì mất laptop) thì trên thực tế F-117 muốn tàng hình thì buộc phải bay đêm và tắt gần hết thiết bị kể cả đèn khoang lái và cảm giác của bác lái là như ngồi trong 1 em quan tài :))
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Mấy cái công nghệ Plasma của Ngố e nghĩ là nổ thoai .. đã áp dụng được thực tế quái đâu. Nếu có thật thì phải sinh ra chú T-50 làm gì cứ Mig-29, su-27 .. mà nâng cấp hàng có sẵn lại hạt rẻ...
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
3,045
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Như em nói ở trên rất tiếc là nhưng laọi đc gọi là tàng hình của Mỹ hiẹn tại vẫn vậy :(
đợt trc em có load đc 1 bản PDF của 1 phi công lái F-117 tham gia đánh nam tư. ( nay mất mất ồi vì mất laptop) thì trên thực tế F-117 muốn tàng hình thì buộc phải bay đêm và tắt gần hết thiết bị kể cả đèn khoang lái và cảm giác của bác lái là như ngồi trong 1 em quan tài :))
Thì trên phim nếu bỏ cái mũ thực tại ảo ra sẽ không lái nổi F117 mà :D
Máy bay nào cũng thế thôi, nếu sau này có thế hệ 6 với khả năng chịu quá tải cao (không người lái) thì may ra :)
 

turbin_engine

Xe tăng
Biển số
OF-64778
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
1,316
Động cơ
448,175 Mã lực
Nơi ở
Chợ.
Mấy cái công nghệ Plasma của Ngố e nghĩ là nổ thoai .. đã áp dụng được thực tế quái đâu. Nếu có thật thì phải sinh ra chú T-50 làm gì cứ Mig-29, su-27 .. mà nâng cấp hàng có sẵn lại hạt rẻ...

Em cũng nghĩ giống cụ ạ, đã thấy có cái MB nào sử dụng công nghệ này đâu? Tên lửa Iskander sử dụng cn này nhưng ai mà biết được thực hư thế nào, nó có tàng hình được không, có bị ra đa của đối phương phát hiện không? Chưa tham gia chiến đấu thì chưa thể biết được.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top