Tên lửa đường đạn (ICBM) Ngố >< Mẽo. Cái nhìn tổng quan

turbin_engine

Xe tăng
Biển số
OF-64778
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
1,226
Động cơ
448,175 Mã lực
Nơi ở
Chợ.
chi phí đào tạo ra 1 Seal gấp 100 lần jarhead vậy mà không chọi đc 100 hơi phí
mấy lị Mỹ tuyên bố tổn thất là khoảng 1:100 mà mặc dù bài đếm xác của Mỹ chưa bao h em tin

Vậy chi phí đào tạo 1 phi công chiến đấu gấp mấy nghìn lần 1 lính bộ binh, thì 1 phi công cũng phải chọi đc với mấy ngàn lính bộ binh à?
 
Chỉnh sửa cuối:

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Thông tin thêm về YARS này
Tên lửa đạn đạo RS-24 Yars của Nga sẽ chọc thủng mọi lá chắn tên lửa?

Xem tin gốc
Báo TTVH - 13 tháng trước 1080 lượt xem

Lực lượng Tên lửa Chiến lược (SMF) của Nga vừa loan báo kế hoạch sẽ đưa vào trang bị các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đa đầu đạn RS-24 Yars. Loại tên lửa tiên tiến này với biệt danh “Con trai của Satan” này sẽ thay thế những quả RS-12M Topol- M (tên mã NATO SS-27 Sickle) đặt trên các hệ thống phóng di động và được đánh giá sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh răn đe hạt nhân của Nga.
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Kế hoạch thay thế các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Topol-M đã được chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược (SMF), tướng Sergei Karakayev đưa ra vào đầu tuần này.
Phiên bản đa đầu đạn của Topol-M
Ông cho biết trong quá trình sản xuất RS-24 Yars, quân đội Nga đã thử nghiệm nó với hệ thống phóng di động thế hệ thứ 5. Việc thử nghiệm cho thấy quả tên lửa đã chứng minh độ tin cậy tốt hơn những quả Topol-M nên giới lãnh đạo đã quyết định trang bị hệ thống này cho SMF. Điều đo cũng có nghĩa sẽ không có thêm một quả tên lửa Topol-M nào được đưa vào hệ thống phóng di động của SMF trong tương lai.
Tên lửa Topol-M di động sẽ không tiếp tục được bổ sung vào lực lượng của SMF
RS-24 Yars được phát triển bởi Viện thiết kế công nghệ nhiệt Moskva, cũng chính là nơi thiết kế quả Topol-M. Về cơ bản RS-24 là phiên bản khác của Topol-M đã tăng trọng lượng, kích thước và vì thế cũng có tầm bắn xa hơn, khoảng 11.000km. Nó được thiết kế để mang tối đa 6 đầu đạn, với mỗi đầu đạn có thể bắn xuống các mục tiêu khác nhau. Nó được tạo ra như một câu trả lời với lá chắn tên lửa mà Mỹ dự định đặt ở châu Âu.
Hoạt động thử nghiệm RS-24 diễn ra lần đầu vào ngày 29/5/2007 và giới chức Nga đã đặt mục tiêu dùng nó thay thế cho các tên lửa ICBM R-36 và UR-100N, vốn đã được sử dụng trong hơn 50 năm. Trong cuộc bắn thử nghiệm, RS-24 đã rời khỏi bệ phóng di động ở Sân bay vũ trụ Plesetsk, Tây Bắc nước Nga vào lúc 14h chiều. Đầu đạn thử nghiệm đã bắn trúng mục tiêu nằm cách đó 5.750km ở bãi thử Kura thuộc bán đảo Kamchatka.
Cuộc thử nghiệm thứ 2 của RS-24 diễn ra vào ngày 25/12/2007. Quả tên lửa được bắn đi từ Plesetsk và đã trúng mục tiêu ở bãi thử Kura. Cuộc thử thứ 3 diễn ra tại Plesetsk vào ngày 26/11/2008. Tên lửa rời bệ phóng lúc 4h chiều và đã bay xuyên nước Nga trên một quãng đường dài 9.700km trước khi bắn trúng đích.
Tháng 6/2008, kiến trúc sư trưởng của Viện công nghệ nhiệt Moskva, ông Yuri Solomonov, lần đầu tuyên bố rằng RS-24 thực chất là một phiên bản cải tiến của Topol- M, với yếu tố quan trọng nhất là tăng số lượng đầu đạn. Ông nói rằng các thử nghiệm cuối cùng kết thúc trong năm 2008 và tên lửa sẽ được triển khai trong năm 2009. Tháng 3/2009, tới lượt SMF tuyên bố lô tên lửa RS-24 đầu tiên sẽ đi vào hoạt động trong tháng 12/2009.
Thay thế chúng là những quả RS-24 hiện đại hơn
Khả năng chọc thủng mọi lá chắn tên lửa
Tuy nhiên việc thử nghiệm RS-24 chỉ thực sự kết thúc vào giữa tháng 7/2010 và quả tên lửa đầu tiên được bàn giao cho SMF không lâu sau đó vào ngày 19/7 cùng năm. Do việc triển khai tên lửa mới bắt đầu sau khi Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START-1) đã hết hạn từ tháng 12/2009, RS-24 chính thức được coi là một tên lửa mới. Sau khi ra đời, RS-24 đã được đặt biệt danh “Con trai của Satan” bởi nó được tạo ra để thay thế những tên lửa R-36M, tên mã NATO là SS-18 Satan. Do được trang bị tới 6 đầu đạn nhiệt hạch, ưu điểm mạnh nhất của RS-24 là khả năng sống sót trước lưới phòng thủ tên lửa của đối phương tốt hơn quả Topol-M một đầu đạn. Giới chức SMF thậm chí còn tuyên bố rằng RS-24 có khả năng xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào.
Trong cuộc họp báo mới đây, Karakayev tuyên bố RS-24, cùng các hệ thống Topol-M đã triển khai, sẽ là hạt nhân của SMF cho tới tận năm 2020. Ông nói rằng quân đội sẽ tiếp tục sử dụng các tên lửa Topol-M ở trong silo phóng và cùng với RS-24, chúng sẽ là rường cột của các hệ thống tên lửa ICBM đặt trên mặt đất của Nga. Hai loại tên lửa này sẽ chiếm số lượng không dưới 80% kho vũ khí của SMF tới năm 2016.
Ông cũng cho biết tới tháng 6/2010, SMF đang điều hành ít nhất 50 silo phóng tên lửa Topol-M và 18 hệ thống phóng di động. Cùng lúc, các tên lửa RS-24 đầu tiên do Nhà máy Votkinsk sản xuất, đã được triển khai ở căn cứ tên lửa Teikovo vào đầu năm nay. Những vũ khí này được đánh giá sẽ tăng cường mạnh mẽ khả năng tấn công của SMF, cũng như sức mạnh răn đe hạt nhân của Nga cho tới giữa thế kỷ 21.
Gia Bảo
Ảnh to này
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
chi phí đào tạo ra 1 Seal gấp 100 lần jarhead vậy mà không chọi đc 100 hơi phí
mấy lị Mỹ tuyên bố tổn thất là khoảng 1:100 mà mặc dù bài đếm xác của Mỹ chưa bao h em tin
Cái này tỷ lệ thuận sao được cụ, tính thế có chết à :D
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
cháu nhà quê tính phải thế bỏ 100 phải lấy lại đc 100 là ít nhất chứ không thì chết
đùa chứ :P bỏ đi không nói nữa cái vụ này tranh luận chỗ khác đây là chỗ của ICBM :))
bác nói về Minuteman 3 đi cái này bác chắc ành hơn em
 

supe

Xe tải
Biển số
OF-124059
Ngày cấp bằng
13/12/11
Số km
219
Động cơ
381,790 Mã lực
Nga bây giờ rời ICBM ra thì Tàu nó táng cũng chết chứ đừng nói Mỹ. Vì thế nên Nga cuống lên khi hệ thống phòng thủ tên lửa áp sát biên giới. Con át chủ bài cuối cùng mà bị vô hiệu thì Nga chả dọa được ai nữa.
Cái hồi khủng hoảng tên lửa ở Cuba thì ai lo sốt vó đây? Đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở sát biên giới chưa chắc đã vô hiệu hóa nhưng chỉ bắn trúng 1 quả thì cũng gây tác hại cực kì ghê gớm, bởi vậy nó mới phải giãy nảy lên.
Mà nó vừa tuyên bố ko tham gia Hiệp ước cắt giảm thì Mĩ lập tức thay đổi kế hoạch còn gì? Chả biết ai giãy nảy, lo sốt vó ở đây đâu
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
So sánh không quân chiến lược Nga-Mỹ nằm trong bộ 3 HN chiến lược của 2 anh đại gia.


Cuối tháng 7/2008 rộ lên tin về khả năng bố trí máy bay chiến lược Nga tại Cuba. Một số gọi đây là chiến dịch thông tin mới của Kremlin, số khác thì cho rằng, Nga hoàn toàn có thể sử dụng các căn cứ ở Cuba, Venezuela và Algeria làm sân bay “bước đệm” cho toàn bộ lực lượng không quân chiến lược của mình. Vậy Nga sẵn sàng đáp trả tên thực tế việc mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ bằng cách nào và Lầu Năm góc có thể làm gì để đối phó với tham vọng gia tăng của Moskva?

Không quân tầm xa của Nga

Hiện nay, các máy bay ném bom chiến lược của Không quân Nga được biên chế cho Tập đoàn không quân số 37 thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Tối cao (chiến lược).Tập đoàn không quân 37 có 2 sư đoàn máy bay ném bom hạng nặng được trang bị các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Tu-95MS, có khả năng mang tổng cộng đến 884 tên lửa hành trình tầm xa.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack - airwar.ru Ngoài ra, trong biên chế của tập đoàn quân còn có 4 sư đoàn máy bay ném bom hạng nặng trang bị máy bay ném bom Tu-22М3 (Backfire C). Sư đoàn Không quân ném bom Cận vệ số 22 đóng tại thành phố Engels, tỉnh Saratov, gồm có 2 trung đoàn máy bay ném bom hạng nặng: Trung đoàn Không quân Cận vệ 121 trang bị máy bay ném bom Tu-160 và Trung đoàn 184 với các máy bay ném bom Tu-95MS. Tổng cộng, trong trang bị của Sư đoàn 22 có 15 máy bay ném bom Tu-160 và 18 máy bay ném bom Tu-95MS.

Sư đoàn Không quân ném bom hạng nặng 326 đóng tại Ukrainka, Vùng Khabarovsk. Sư đoàn này bao gồm các trung đoàn cận vệ 79 và 182 trang bị máy bay ném bom Tu-95MS. Đóng tại căn cứ Ukrainka có tổng cộng 40 máy bay ném bom.

Trong thập kỷ 1990, Không quân Chiến lược Nga đã hứng chịu một tổn thất nặng nề do mất đi đội ngũ cán bộ, công tác huấn luyện sa sút, số lượng tai nạn tăng, thiếu phụ tùng. Tạm thời phải đình hoãn việc hiện đại hóa các trang bị cũ và mua sắm thêm trang bị mới. Còn những chiếc Tu-160 mẫu mới được chuyển giao từ tháng 5/1987 cho Không quân Nga sau khi Liên Xô sụp đổ đã rớt lại trên lãnh thổ Ukraine bởi vì chúng ngay từ đầu nằm trong biên chế Trung đoàn Không quân ném bom hạng nặng 184 đóng ở Priluki.

Tháng 1/1992, Tổng thống Nga BorisYeltsin đã ra quyết định ngừng sản xuất loạt Tu-160. Tổng cộng cho đến lúc đó đã sản xuất 35 máy bay. Cùng năm, Nga đơn phương chấm dứt các chuyến bay của không quân chiến lược tới các khu vực xa xôi trên thế giới. Năm1998, Ukraine bắt tay vào tiêu hủy các máy bay ném bom chiến lược thuộc về họ bằng kinh phí do Mỹ cấp theo chương trình Nunn-Lugar. Nga đã kịp trì hoãn phần nào quá trình này. Năm 1999-2000, đã đạt được thỏa thuận, theo đó Ukraine đã chuyển cho Nga 8 chiếc Tu-160 và 3 chiếc Tu-95 để đổi lại việc Nga xóa một phần tiền nợ khí đốt.

Đầu thế kỷ XXI, không quân ném bom chiến lược Nga bắt đầu từng bước hồi phục. Tháng 5/2000, Không quân Nga nhận được chiếc Tu-160 mới, số hiệu 07 Aleksandr Molodchyi. Năm 2002, BQP Nga ký hợp đồng với hãng KAPO Gorbunov để hiện đại hóa 15 chiếc Tu-160. Ngày 12/4/2006, đã công bố hoàn tất giai đoạn thử nghiệm quốc gia đối với các động cơ hiện đại hóa NK-32 giành cho Tu-160.

Ngày 22/4/2006, cựu Tư lệnh Không quân Tầm xa của Không quân Nga, Trung tướng Igor Khvorov đã thông báo rằng, trong các cuộc diễn tập, một tốp máy bay Tu-160 đã xâm nhập không phận Mỹ mà không bị phát hiện. Ngày 5/7/2006, Không quân Nga nhận vào trang bị chiếc Tu-160 hiện đại hóa và nó là chiếc thứ 15 thuộc loại này (số hiệu 19 Valentin Bliznyuk). Chiếc máy bay này được chế tạo năm 1986, nhưng được sử dụng cho các cuộc thử nghiệm của Viện Thiết kế-Thử nghiệm (OKB) Tupolev.

Ngày 17/8/2007, Nga nối lại các chuyến bay thường kỳ của không quân chiến lược ở các khu vực xa xôi. Tháng 9/2007, Không quân Nauy và Không quân Hoàng gia Anh đã đưa các máy bay tiêm kích lên ngăn chặn các máy bay ném bom Tu-160 tuần tra trên không phận Bắc Đại Tây Dương. Đầu năm 2008, các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 đã tham gia các cuộc diễn tập của Hải quan Nga ở Đại Tây Dương.

Ngày 29/4/2008, một chiếc Tu-160 có tên Vitaly Kopylov, chiếc thứ 16, đã được nhận vào trang bị của Trung đoàn Không quân ném bom hạng nặng Cận vệ Cờ Đỏ Sevastopol. Như vậy, hiện Không quân Nga có tổng cộng 64 Tu-95MS và 16 Tu-160.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS (Bear H) được Viện Thiết kế (KB) A.N. Tupolev phát triển trong thập kỷ 1950 và được sản xuất loạt từ năm 1984-1991 tại nhà máy hàng không ở thành phố Kuibyshev (Nay là Nhà máy hàng không Aviakor, thành phố Samara). Máy bay ném bom này được trang bị các động cơ turbin quạt và là một trong những máy bay có tốc độ cao nhất thuộc loại này. Vũ khí tấn công của Tu-95 gồm: 6 tên lửa hành trình tầm xa Kh-55 bố trí trong khoang bom. Biến thể ném bom mới Tu-95MS16 có thể mang thêm tới 10 tên lửa hành trình lắp trên các giá treo dưới cánh.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS Bear H - airlines.net
Máy bay ném bom Tu-160 (Blackjack) cũng do Viện Thiết kế (KB) A.N. Tupolev nghiên cứu chế tạo và được sản xuất loạt từ năm 1984-1991 và từ năm 1999 tại nhà máy hàng không tại thành phố Kazan (Nay là Liên hiệp sản xuất hàng không S.P. Gorbunov). Vũ khí tiến công của máy bay ném bom Tu-16 gồm: 12 tên lửa hành trình tầm xa Kh-55 lắp trong khoang bom. Sau chương trình hiện đại hóa đang tiến hành, Tu-160 sẽ có thể mang bom rơi tự do và tên lửa hành trình lắp đầu đạn thông thường.

Tên lửa hành trình Kh-55 (AS-15, RKV-500А) của không quân tầm xa Nga do Viện MKB Raduga (Thành phố Dubna, tỉnh Moskva) phát triển và được sản xuất loạt từ năm 1983. Biến thể cải tiến Kh-55SM (RKV-500B) lắp thêm các thùng nhiên liệu nên có tầm xa hơn. Năm 1999, đã tiến hành các cuộc thử nghiệm biến thể hiện đại hóa Kh-555 (biến thể mang đầu đạn thông thường của Kh-55). Hiện Nga đang phát triển loại tên lửa hành trình mới để thay thế Kh-55 và các biến thể của nó. Biến thể mang đầu đạn thông thường của tên lửa mới có tên Kh-101, còn biến thể mang đầu đạn hạt nhân có tên Kh-102.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack - airwar.ru
Xét về tính năng kỹ-chiến thuật và cơ cấu vũ khí, Tu-160 là máy bay chiến đấu uy lực nhất thế giới và vượt trội đáng kể loại máy bay ném bom tương tự của Mỹ là В-1В Lancer. Tuy nhiên, số lượng Tu-160 hiện có của Không quân Nga không cho phép bảo đảm sự khống chế hoàn toàn không phận thế giới như Không quân Mỹ đang làm được.

Không quân chiến lược Mỹ

Trong biên chế của không quân ném bom chiến lược Mỹ hiện có các loại máy bay ném bom В-1В, В-2А và В-52Н (tổng cộng 181 chiếc, kể cả số thuộc lực lượng dự bị thường trực ở các đơn vị và trong biên chế Bộ Chỉ huy Không quân dự bị). Lực lượng và phương tiện chủ yếu của không quân ném bom chiến lược Mỹ tập trung tại các tập đoàn không quân số 8 và 12 của Bộ Chỉ huy Không quân Chiến đấu Mỹ. Ngoài ra, một phi đội В-52Н (8 chiếc) thuộc Bộ Chỉ huy Không quân dự bị được bố trí tại căn cứ không quân Barksdale, bang Louisiana.

Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit - airwar.ru
Các căn cứ không quân tiền tiêu của Mỹ ở nước ngoài có thể tiếp nhận triển khai máy bay của không quân ném bom chiến lược Mỹ là Fairford (Anh), Andersen (đảo Guam), Al-Udeid (Qatar), Diego Garcia (quần đảo Chagos).

Đơn vị chiến thuật chủ yếu của không quân ném bom chiến lược Mỹ là phi đoàn ném bom hạng nặng, trên cơ sở đó xây dựng cấu trúc một căn cứ không quân tiêu chuẩn. Một phi đoàn gồm: bộ chỉ huy và 4 bộ phận (tác chiến, bảo dưỡng kỹ thuật, bảo đảm kỹ thuật sân bay và y tế). Biên chế của bộ phận tác chiến gồm các phi đội chiến đấu (1-3) với các tổ lái và trang bị kỹ thuật hàng không, ngoài ra là các phân đội kế hoạch và điều khiển bay, trinh sát… Bộ phận bảo dưỡng kỹ thuật chịu trách nhiệm về tình trạng sẵn sàng chiến đấu của trang bị kỹ thuật hàng không, công tác khai thác và sửa chữa trang bị. Bộ phận bảo đảm kỹ thuật sân bay đảm nhiệm công tác xây dựng, yểm trợ vật chất-kỹ thuật và hậu cần cho các phi đội chiến đấu, đồng thời phụ trách công tác bảo vệ, phòng thủ căn cứ không.Một phi đội chiến đấu (tùy thuộc vào chủng loại máy bay ném bom trang bị cho phi đoàn) gồm 8 chiếc máy bay (В-2А) hay 12 chiếc (В-1B, B-52H).

Theo các kế hoạch xây dựng Không quân Mỹ hiện nay, đến năm 2035-2040, trong biên chế không quân ném bom chiến lược vẫn duy trì cả 3 loại máy bay ném bom, tổng cộng là 156 chiếc (76 В-52Н, 60 В-1В, 20 В-2А). Trong số đó, 96 máy bay ném bom (36 В-1В, 16 В-2А và 44 В-52Н) sẽ được sử dụng để trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu.

Máy bay ném bom chiến lược B-52H Stratofortress - ausairpower.net
Theo tính toán của lãnh đạo Không quân Mỹ, lực lượng không quân ném bom chiến lược với 156 máy bay ném bom đã qua các chương trình hiện đại hóa tương ứng và được trang bị các vũ khí hàng không hiện đại và tiên tiến sẽ có thể bảo đảm trình độ sẵn sàng và sức mạnh tấn công cần thiết cho không quân và đáp ứng các yêu cầu mà những tài liệu chỉ đạo xây dựng quân đội Mỹ nêu ra trong phạm vi toàn bộ dải phổ nhiệm vụ phải thực hiện.

Máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer - airforce-technology.com
Các máy bay dùng để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chiến đấu (96 chiếc) sẽ được triển khai tại 5 căn cứ không quân chính của không quân ném bom chiến lược ở lục địa nước Mỹ: Mainot, bang North Dakota - 12 В-52Н; Elsworth, South Dakota - 24 В-1В; Whiteman, Missouri - 16 В-2А; Dais, Texas - 12 В-1В và Barksdale, Louisiana - 24 В-52Н và 8 В-52Н thuộc dự bị của Không quân.

Các kế hoạch xây dựng không quân ném bom chiến lược Mỹ dự kiến việc phát triển một mẫu thử nghiệm máy bay tấn công tầm xa thế hệ mới trước năm 2018. Việc chế tạo máy bay phải bắt đầu không muộn hơn năm 2013.

Như vậy, có thể nói Nga thua kém Mỹ về lực lượng và phương tiện không quân ném bom chiến lược nên để thực hiện những kế hoạch tham vọng ở Cuba, Venezuela và Algeria, Nga trước hết cần phải nghĩ đến việc khôi phục tổ hợp công nghiệp quốc phòng của mình để tăng mạnh số lượng phương tiện hiện đại cho không quân ném bom chiến lược. Không có những phương tiện đó thì khó lòng giành thắng lợi trong các cuộc chiến địa-chính trị hiện nay. Thiếu những tiềm lực đó, Nga chỉ còn cách tiến hành các chiến dịch thông tin, nhưng có lẽ cách đấu tranh này trong xã hội thông tin hiện đại lại hiệu quả hơn nhiều bản thân những chiếc máy bay.

  • Nguồn: Lenta.ru
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Mỹ trang bị tên lửa Trident cho tàu ngầm mới SSBN(X)

Hải quân Mỹ dự định trang bị cho tàu ngầm nguyên tử chiến lược mới SSBN(X) đang đóng các tên lửa đường đạn Trident II D5.

Hầm phóng tên lửa trên tàu ngầm lớp Ohio (defenseindustrydaily.com) Tàu SSBN(X) dùng để thay thế các tàu lớp Ohio, sẽ được trang bị 16 hầm phóng tên lửa đường đạn, trong khi tàu lớp Ohio có 24 hầm phóng.

Chương trình phát triển SSBN(X) khởi động vào năm 2010. Hầm phóng tên lửa cho tàu do công ty Electric Boat nghiên cứu chế tạo theo hợp đồng ký vào tháng 12.2008 trị giá 592 triệu USD. Các hầm phóng này được thiết kế để tương lai có thể phóng cả các tên lửa đường đạn tương lai.

Theo kế hoạch, giai đoạn phát triển thiết kế tàu ngầm mới sẽ bắt đầu vào năm 2014, tàu đầu tiên khởi đóng vào năm 2019. Toàn bộ công việc nghiên cứu chế tạo SSBN(X) sẽ hoàn thành vào năm 2026, còn tàu đầu tiên sẽ được nhận vào trang bị của Hải quân Mỹ vào năm 2029.

Dự kiến, tàu ngầm đầu tiên lớp Ohio sẽ bị thanh loại vào năm 2027. Sau đó, Hải quân Mỹ sẽ loại khỏi biên chế mỗi năm 1 tàu Ohio trong vòng 13 năm.

Hiện chưa rõ tính năng kỹ thuật của tàu ngầm tiên tiến của Mỹ. Dự đoán, ngoài tên lửa đường đạn, tàu sẽ được trang bị các tên lửa hành trình đa năng tầm xa Tomahawk. Trước đó có tin, dự thảo ngân sách quân sự Mỹ năm 2011 và 2012 không trù tính kinh phí cho dự án SSBN(X).

  • Nguồn: Lenta, 1.2.2011.
Hé lộ tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới của Mỹ

Bài báo Strategic assets: Deterrent plans confront cost challenges của Sam LaGrone và Richard Scott đăng trên Jane's Navy International hé lộ một số chi tiết sơ bộ thiết kế tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn (SSBN) tiên tiến thế hệ mới của Mỹ, dùng để thay thế SSBN lớp Ohio hiện nay.
Tất cả các tàu ngầm lớp Ohio sẽ bị loại khỏi biên chế Hải quân Mỹ từ năm 2027 đến những năm 2040 và để thay thế chúng, Mỹ dự kiến đóng 12 SSBN mới theo chương trình Ohio Replacement, mỗi tàu mới trang bị 16 tên lửa đường đạn Trident II D-5 LE (Life Extension).

Việc chỉ đạo chương trình phát triển SSBN mới do văn phòng Ohio Replacement programme, có phiên hiệu PMS 397, trực thuộc Bộ chỉ huy Các hệ thống hải quân NAVSEA (Naval Sea Systems Command) của Hải quân Mỹ đảm nhiệm. Dự kiến, SSBN mới đầu tiên sẽ bắt đầu được đóng vào năm 2018 và ký hợp đồng đóng đầy đủ vào năm 2019.
Các tàu ngầm mới sẽ đóng theo chu trình sản xuất 84 tháng (tương tự như đóng các tàu ngầm lớp Virginia), chiếc đầu tiên bàn giao năm 2027.
Thách thức chủ yếu đối với Hải quân Mỹ vẫn là chi phí cao của chương trình. Dự kiến, từ giữa những năm 2020, việc đóng loạt SSBN mới sẽ ngốn từ 1/3 đến ½ toàn bộ kinh phí đóng tàu hàng năm được chi theo chương trình đóng tàu 30 năm của hạm đội Mỹ. Theo đánh giá của PMS 397, chi phí đóng SSBN đầu tiên lớp mới sẽ là 11,3 tỷ USD (bao gồm 4,5 tỷ USD chi phí thiết kế và 6,8 tỷ USD chi phí đóng tàu), còn chi phí đóng 11 tàu ngầm sản xuất loạt sẽ là 62 tỷ USD (5,6 tỷ USD/chiếc).
PMS 397 đang cùng với ngành công nghiệp nghiên cứu giảm chi phí đóng 11 tàu sản xuất loạt xuống còn 54 tỷ USD (4,9 tỷ USD/chiếc).
Hiện tại, theo thiết kế sơ bộ, SSBN mới có lượng giãn nước nổi không tải 19.737 tấn (hơn khoảng 1.000 tấn so với các tàu ngầm Ohio). Đường chính vỏ vững chắc của tàu là 13,1 m, tương đương đường kính khoang tên lửa Common Missile Compartment (CMC) đang hợp tác chế tạo với Anh.
СМС bao gồm một số module 4 tên lửa với các hầm phóng có đường kính 221 cm để phóng tên lửa Trident II D-5 LE. SSBN của Mỹ sẽ có 4 module (tổng cộng 16 tên lửa), còn SSBN tương lai của Anh có 3 module (12 tên lửa).
Chiều dài thân của SSBN tương lai của Mỹ hiện chưa xác định, song dự kiến sẽ đúng bằng chiều dài SSBN lớp Ohio (559 ft).
SSBN mới của Mỹ sẽ chạy bằng điện toàn phần, bộ dẫn tiến phụt nước và cánh lái đuôi hình chữ thập. Tàu sẽ được trang bị hệ thống thủy âm tiên tiến dựa trên hệ thống có anten lớn ở mũi Large Aperture Bow (LAB), được phát triển cho các tàu ngầm Virginia Block III.

  • Nguồn: bmpd, 27.11.11.
 

sen

Xe tăng
Biển số
OF-84156
Ngày cấp bằng
31/1/11
Số km
1,456
Động cơ
425,210 Mã lực
Nơi ở
Bên cửa sổ
Nhìn thằng B52 với B1 mới nó dội kìa? Hầm 15 chịu được không?
b-(
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
cái này gọi là hên xui đen phải chệu thôi

thực ra xưa nay thì LX và NGA thường không quá tập trung vào vũ khí tấn công (trừ ICBM mà thựucc ra ICBM cũng chỉ là để phòng thủ )
 

zin3_cau

Xe tải
Biển số
OF-49144
Ngày cấp bằng
21/10/09
Số km
427
Động cơ
461,970 Mã lực
cái này gọi là hên xui đen phải chệu thôi

thực ra xưa nay thì LX và NGA thường không quá tập trung vào vũ khí tấn công (trừ ICBM mà thựucc ra ICBM cũng chỉ là để phòng thủ )
Vì ko tấn công đến nhà Mẽo đc, chỉ oánh đc mấy anh Tây Âu thôi Ngố ,Xô đi chậm hơn kẻ thù số 1 vài bước về kinh tế kéo theo hạn chế những mặt khác trong đó có Quốc Phòng.... thằng Mẽo nó ngon ở cái vỵ trí đẹp các kẻ thù lớn đều cách nó cái đại dương to đùng điều hàng qua phang nhà nó thì nó cũng có thời gian để chặn....ngược lại nó mở các căn cứ Quân sự ngay cạnh các thủ nên nếu có biết nó sẽ chiếm lợi thế....Ngố giờ vác vài tầu ngầm hạt mít qua đóng ở Cuba xem Mẽo chẳng cuông mít...nhưng hình như Cuba bây giờ không còng cùng Vịt canh gác 2 đầu thế giới nữ thì phải.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vậy chi phí đào tạo 1 phi công chiến đấu gấp mấy nghìn lần 1 lính bộ binh, thì 1 phi công cũng phải chọi đc với mấy ngàn lính bộ binh à?
B2 Nó táng cho dăm quả bom chùm chuyên diệt tăng đúng chỗ các sư đoàn tăng đang tập hợp đi cả trăm con tăng thì quá bằng vô số bộ binh cụ ơi, so kiểu đó sao được.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vì ko tấn công đến nhà Mẽo đc, chỉ oánh đc mấy anh Tây Âu thôi Ngố ,Xô đi chậm hơn kẻ thù số 1 vài bước về kinh tế kéo theo hạn chế những mặt khác trong đó có Quốc Phòng.... thằng Mẽo nó ngon ở cái vỵ trí đẹp các kẻ thù lớn đều cách nó cái đại dương to đùng điều hàng qua phang nhà nó thì nó cũng có thời gian để chặn....ngược lại nó mở các căn cứ Quân sự ngay cạnh các thủ nên nếu có biết nó sẽ chiếm lợi thế....Ngố giờ vác vài tầu ngầm hạt mít qua đóng ở Cuba xem Mẽo chẳng cuông mít...nhưng hình như Cuba bây giờ không còng cùng Vịt canh gác 2 đầu thế giới nữ thì phải.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược nó không cần cảng gần cụ ơi, nó lang thang dưới đại dương ở những nơi không ngờ nhất để giữ bí mật. Chứ làm cảng lộ vị trí thì chết ợ.
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
642
Động cơ
410,730 Mã lực
TNHN mang tên lửa đạn đạo (SSBN) có khắc tinh là tàu ngầm tấn công. Bọn này suôt ngày đi săn lùng để diệt SSBN ngay khi chiến tranh hạt nhân bùng nổ. Bọn tàu ngầm hạt nhân này thì cũng săn lẫn nhau nên khắp các đại dương diễn ra trò mèo đuổi chuột. Vì thế các tàu ngầm tấn công của các anh lớn cũng chạy bằng hạt nhân để có thể lang thang vô hạn định như SSBN. Các SSBN thường trang bị tên lửa vượt đại châu 8000km trở lên nên ko cần tiếp cận bờ biển đối thủ làm gì. Tàu Nga thường hay núp ở Bắc băng dương là chính vì khoảng cách đủ phóng tên lửa đến tất cả lãnh thổ Mỹ và châu Âu mà lại gần nhà dễ được bảo vệ. Lang thang đên gần Cuba chả để làm gì mà hàng đàn Los angeles class nó quây chặt ngay cụ ơi
 
Chỉnh sửa cuối:

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
chả biết thế nào mà cái vụ NIKITA vác tên lửa sang CUBA đã làm cho cả anh KENEDY lo quắn *** thúc dân đào hầm chống hột nhưn :)) và phải ký cái hiệp định không đc xâm phạm CUBA :)) và rút tên lửa THỔ về .
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
642
Động cơ
410,730 Mã lực
chả biết thế nào mà cái vụ NIKITA vác tên lửa sang CUBA đã làm cho cả anh KENEDY lo quắn *** thúc dân đào hầm chống hột nhưn :)) và phải ký cái hiệp định không đc xâm phạm CUBA :)) và rút tên lửa THỔ về .
càng lúc càng chứng tỏ nguy hiểm vô đối. Thời khủng hoảng Cu ba là năm 61 lúc đấy công nghệ còn lạc hậu lắm mới phải đem tên lửa đặt gần nhà nhau. Giờ là năm nào rồi? Biết cái chữ ICBM là nghĩa gì ko: Inter-continental balistic missile mà đi đặt ở Cu 3 thì chắc thằng Nga bị điên.

Thân NGa mà viết thế hoá ra bảo công nghệ Nga lởm so với nato
 
Chỉnh sửa cuối:

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
B2 Nó táng cho dăm quả bom chùm chuyên diệt tăng đúng chỗ các sư đoàn tăng đang tập hợp đi cả trăm con tăng thì quá bằng vô số bộ binh cụ ơi, so kiểu đó sao được.

Thế nhỡ thằng S300 nó soi được con B2 2 tỉ đồng tiền Mỹ i, vít cổ lôi xuống đất như B52 ở Hanoi thì sao nhẩy???
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
cưng xem lại nhé anh không viết là mang ICBM qua CU3
Ngố nó chưa có mang ICBM tầm bắn 8000-12000 cây số sang Cuba nhưng cũng đã chở được 1 mớ tên lửa đường đạn tầm trung Ss-4 bay được cỡ 2000 cây số thôi ạ. Đủ để đặt 1 số bang phía đông và đông nam nước Huê cầy trong cái tầm khủng bố của nó.
Chưa kể Ngố vào thời gian đó vẫn đang phát triển SS-5 với tầm bắn 4500 cây :P
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top