Tiếp tục ở Chùa Lăng Vân. Phía sau Đại Hùng Bảo Điện, một không gian kiến trúc theo kiểu mới, xây dựa vào núi, cây hoa đơn sơ, thanh nhã. Chúng tôi đi tới vào trong là Tàng Kinh Các.
Và để tưởng nhớ công ơn các Thiền sư suốt 90 năm tạc nên pho Đại Phật lớn nhất thế giới này, chúng tôi lần đi tiếp đến Hải Thông Đường.
Có một tài liệu viết rằng:
Tương truyền, khoảng năm đầu niên hiệu Khai Nguyên đời Ðường, có ngài Hải Thông Thiền sư soi thấy nước con sông chảy xiết hung tợn, phá hoại thuyền bè, ngài mới về núi Lăng Vân, đến vách núi cạnh sông đục một tượng Phật lớn để trấn thủy quái. Ðang khi ngài Hải Thông bắt đầu thi công thì Quận sử đòi ăn của đút (hối lộ). Vị sư nói rằng: “Mắt kẻ tu hành có thể khoét, tài sản của Phật khó được!” Quận sử nổi giận nói: “Tương lai rồi thử xem!”. Vị sư liền tự móc mắt của mình đặt lên mâm bưng đến, quận sử hối ngộ, phát nguyện hết lòng trợ giúp công việc ấy.
Toàn thân Phật chưa xong thì Thiền sư đã qua đời. Có những vị Liên Sư Chương, Cưu Kiêm Quỳnh mang đến hai mươi vạn tiền giúp kinh phí cho công việc ấy. Trong niên hiệu Khai Nguyên vua xuống chiếu ban cho số thuế muối, thuế sợi gai thu được tư cấp cho việc sửa sang xây dựng, kịp đến khi Vi Cao làm Tiết Ðộ sứ Kiếm Nam, từ trên tòa hoa sen đến đầu gối, thợ làm chưa xong, còn gần một trăm thước, năm Trinh Nguyên thứ năm, ông mới xuất ra năm mươi vạn tiền để tiếp tục hoàn thành.
Du khách đến bái lạy Thiền sư Hải Thông