Khi bước vào cổng lâu đài, mọi người đều được kiểm tra rất gắt gao, giống như lên máy bay vậy,, toàn bộ hành lý, máy ảnh qua máy soi, tịch thu hết nước uống, bật lửa ....Các nhân viên an ninh nhắc nhở nếu cố tình chụp sẽ thu máy, vào Hồng cung chỉ được phép tham quan 1 giờ, nếu muộn : phạt 5.000 tê/ người , lập tức đóng của không cho các đoàn khác vào thăm đợi cho đến khi nộp xong mới tiếp tục mở...:'(:'(:'( Đã trải qua 7 ngày ở Trung Quốc, chúng tôi không muốn rầy rà nên cũng chẳng liều chụp ảnh trong Hồng cung, đành phải chụp bằng mồm mọi người thông cảm :6::6::6:
Bước vào cung điện, múi hương trầm thoang thoảng khắp mọi nơi, thi thoảng lại gặp 1 người mang trầm hương đang cháy đi dọc hành lang, mọi ngóc ngách của cung điện. Trong cung điện được thắp sáng bởi các ngọn đèn mỡ trâu, làm tăng vẻ huyền bí của cung điện.
Phòng đầu tiên chúng tôi đến là phòng tiếp khách của Đà Lai Lạt Ma. Căn phòng thoáng , rộng. Sau đó là đến phòng uống trà, phòng cầu nguyện hàng ngày. Mỗi 1 Đà Lai Lạt Ma xây 1 điện thờ riêng theo các phong cách khác nhau , có thể bằng vàng, có thể bằng đồng.
Toàn bộ bên trong toà lầu trang bày các kiệt tác tinh hoa nghệ thuật kiến trúc cổ. Trên những vách của lâu đài đều có các bích họa với những màu sắc rực rỡ, nghệ thuật phong phú nhiều chủng loại. Với diện tích khoảng 130.000 mét vuông với 1.500 gian phòng, chứa hơn 10.000 Phật điện, 20.000 tượng điêu khắc lăng mộ của 8 vị Lạt Ma cùng rất nhiều bức tranh quý. Toàn bộ được xây bằng gỗ.
Cung Potala có thể nói là một thế giới của các bức bích hoạ. Trong các cung điện và trên các hành lang đều có treo rất nhiều bích hoạ, khiến cho các cung điện và hành lang này càng trang hoàng lộng lẫy hơn. Các bức bích hoạ trong cung Potala đều được vẽ từ năm 1684, đó là công sức trong vòng hơn mười năm của 63 vị hoạ sĩ người Tây Tạng.
Nếu phân chia theo nội dung, các bức bích hoạ ở đây có hai loại gồm các bức bích hoạ mô tả các nhân vật lịch sử như Zanganbu và công chúa Đường Văn Thành. Các bức bích hoạ miêu tả các câu chuyện tôn giáo, như Đức mẹ Bạch Độ. Tương truyền, bà là một nữ thần lương thiện, có 7 con mắt, có thể nhìn thấu tâm địa của người khác, mọi việc trên thế gian đều không qua nổi mắt bà. Trên hành lang tầng hai của đại diện phía Tây, có tới 698 bức bích hoạ. Đây là nơi có nhiều bức bích hoạ nhất ở cung Potala.
Tòa nhà Cuokin, cung điện lớn nhất của bạch Cung là nơi đức Đạt Lai Lạt Ma cử hành những nghi lễ tôn giáo chính trong năm, cũng như những nghị sự chính trị quan trọng của Tây tạng. Linh đường có thể chứa tới 5.000 người.
Nơi linh thiêng nhất Hồng Cung là điện Linh Tháp của đức Đà Lai Lạt Ma và những Niệm Phật Đường. Linh tháp của đời thứ 5 Đà Lai Lạt Ma, động Pháp Vương, nằm ở phía Tây ở khu Kim Đỉnh, được đúc bằng vàng cao khoảng 15m và được bọc bởi 3700kg vàng. Trong tháp có một hạt xá lợi Phật và xương ngón tay cái của Phật Thích ca cùng rất nhiều kinhvieets trên lá bối được chôn cất trong tháp. Tháp của Đà Lại Lạt Ma thứ năm là vĩ đại nhất, tượng của ông cũng to lớn hơn các tượng khác, công của ông rực rỡ hơn công các vị khác ông là người đã xây dựng cung Potala này.
Linh tháp các đời Đà Lai Lạt Ma từ đời thứ 6 đến đời thứ 12 tháp đều được dát vàng khảm rất nhiều châu báu. Riêng linh tháp của đời thứ 13 Đạt La Lạt Ma ở điện Nhật Quang Đông Tây mang phong cách Tây phương. Vàng bạc châu báu quả là không thiếu tại Potala, đó là một kho tàng của nghệ thuật tôn giáo và là nơi cất chứa không biết bao nhiêu tượng vàng
Ánh đèn mờ tỏ soi rõ Tàng kinh các, đó là nơi cất chứa kinh điển. Kinh điển Tây Tạng làm bằng những khổ giấy hẹp, chúng được để rời không đóng gáy. Trong Potala các kinh điển quí báu đó đều được bọc bằng lụa đỏ hay vàng, chứa trong các khung gỗ đặt cao, du khách không rờ tới được. Hệ thống kinh điển của Tây Tạng thật đáng ngạc nhiên cho một nước có khoảng 5-6 triệu dân, đó là một tập hợp đồ sộ của nhiều tạng kinh mà chữ Hán cũng chưa chắc có.
Sau Tàng kinh các, chúng tôi bắt đầu đi từ phòng này qua phòng khác với vô số tượng. Tượng đầu tiên tôi thấy trong Potala là A-đề-sa và các vị Đạt-lai. Trong lâu đài được bày trí mấy ngàn tượng Phật to nhỏ – đúc bằng vàng, bạc, đồng... với cách tạo hình rất sinh động.
Potala đúng là một pháo đài kiên cố, đường đi quanh co không ai nhớ nổi . Trong ánh sáng mờ ảo chúng tôi như lạc vào cõi thần tiên của giớ Phật. Trong các góc hành lang, các nhân viên an ninh giám sát chặt chẽ các khách du lịch. Cũng đúng thôi, toàn bộ lâu đài được xây bằng gỗ, chứa hiện vật vô giá, chỉ 1 vô ý của du khách cúng có thể thiêu trụi tài sản này.