Tashilumpo rất nổi tiếng trong Phật giáo, vì các sư trưởng đầu tiên của nó chính là vị Đạt-lai thứ nhất và thứ hai . Các sư trưởng thừa kế được gọi là Ban-thiền lạt-ma. Khi vị Đạt-lai thứ năm lên ngôi thì vị thầy của ông tên là Choki Gyeltshen (1475-1542) được phong làm Ban-thiền đời thứ tư. Vì Đạt-lai là hiện thân của Quán Thế Âm nên Ban-thiền, thầy của Đạt-lai được xem là hiện thân của A-di-đà. Các vị Đạt-lai và Ban-thiền được xem là đời đời làm thầy trò của nhau, vị này ấn chứng cho vị kia khi một vị được khám phá là mới tái sinh. Potala là cung điện của dòng Đạt-lai và Tashilhunpo là tu viện của dòng Ban-thiền. Hai dòng đều có trách nhiệm giáo hóa của mình nhưng công việc chính sự chỉ do các vị Đạt-lai nắm giữ.
Tháp thờ di cốt của Đức Đạt-lai Lat Ma thứ nhất , được dát bằng vàng và gắn rất nhiều đá quí, ngọc trai.....
Tháp thờ di cốt của Đức Đạt-lai Lat Ma thứ hai
Cửa ra vào linh tháp
Hai bên là các bích họa mầu sắc rực rỡ kể về các sự tích của Đức Phật
Ngoài ra còn có tháp của các vị Ban-thiền thứ 5 đến thứ 9. Các tháp này được khánh thành vào năm 1989.
Hiện nay, ở Tây Tạng, Đạt-lai thứ 14 lưu vong đi Ấn Độ, Ban-thiền thứ 11 cũng bị giam lỏng tại Bắc Kinh. Đến năm 1978 Ban-thiền thứ 10 được bầu làm phó chủ tịch Quốc hội. Năm 1989, Ban-thiền được về lại Shigatse, đến tu viện Tashilhunpo để làm lễ tế tự cho tháp mới xây của các vị Ban-thiền từ thứ 5 đến thứ 9. Trong buổi lễ đó, Ban-thiền thứ 10 chết ngay tại lúc tế tự các tiền thân của chính mình , lúc đó ông mới 51 tuổi. Đây là cái chết rất bí ẩn. Ở Tây Tạng quan niệm: khi 1 Phật sống mất đi, sẽ tái sinh vào 1 đứa trẻ và các Lạt Ma có trách nhiệm đưa người tái sinh đó về phong Ban thiền, đó chính là " Luân hồi ". Sau khi Ban thiền thứ 10 mất, Trung Quốc đã tìm ra được ban thiền thứ 11 và đưa về Bắc Kinh, hôm chúng tôi đến Shigatse cũng là lúc Ban thiền thứ 11 được về Tashilumpo để làm lễ Vu lan.