Khoảng cách từ cầu tới mặt nước chắc cũng phải ngót nghét 20m. Khúc sông này rộng, nước chảy xiết và có nhiều ghềnh đá cả hai bên bờ và giữa lòng sông. Cảnh tưởng ít nhiều giống như cụ Nguyễn Tuân mô tả "nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”.
Vào mùa lũ chắc còn khiếp nữa.
Ngay cả những địa danh nơi đây cũng liên quan đến sự hung dữ của sông Đà. Kẻng Mỏ (tiếng Quan Hỏa), tạm dịch là “thác rơi chảo”. Do con sông "hung dữ nhất Đông Dương” này chảy trên lưu vực có độc dốc cao, xiết, quá nhiều ghềnh thác, người đi bè xuôi thác ngày xưa đặt những cái tên “khủng” cho từng con thác để miêu tả sự hung hiểm của nó: Kẻng Cớn nghĩa là đá lăn, Kẻng Mỏ là bè lật dựng đứng lên, cái chảo nấu ăn (là vật rất quý của người đi bè) đã buộc vào bè rồi mà còn rơi mất…
Vào mùa lũ chắc còn khiếp nữa.
Ngay cả những địa danh nơi đây cũng liên quan đến sự hung dữ của sông Đà. Kẻng Mỏ (tiếng Quan Hỏa), tạm dịch là “thác rơi chảo”. Do con sông "hung dữ nhất Đông Dương” này chảy trên lưu vực có độc dốc cao, xiết, quá nhiều ghềnh thác, người đi bè xuôi thác ngày xưa đặt những cái tên “khủng” cho từng con thác để miêu tả sự hung hiểm của nó: Kẻng Cớn nghĩa là đá lăn, Kẻng Mỏ là bè lật dựng đứng lên, cái chảo nấu ăn (là vật rất quý của người đi bè) đã buộc vào bè rồi mà còn rơi mất…
Chỉnh sửa cuối: