[Funland] Tây du ký phiếm luận.

escape2012

Xe buýt
Biển số
OF-484612
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
594
Động cơ
199,242 Mã lực
Tuổi
44
Em mới đọc lại truyện này, có mấy thông tin sau thú vị, chia sẻ với các cụ:
1. Ngộ Không gặp sư phụ, được hỏi thích học 36 phép thiên cang hay 72 phép địa sát. Ngộ Không chọn 72. Ngưu Ma Vương cũng có 72 phép biến hoá như Ngộ Không. Bát Giới thì có 36 phép biến hoá. Đã từng có topic so sánh hai bộ phép này và có ý cho rằng 36 phép hay hơn 72 phép, tuy nhiên trong truyện thì 36 phép của Bát Giới chỉ biến hoá xấu xí được, không biến xinh đẹp được.
2. Sa Tăng chỉ làm vỡ cái chén lưu ly một cách vô tình mà bị phạt ác quá. Thời nay làm vỡ chén thì thay chén mới, sao phải đày người ta như thế.
3. Không biết cuộc sống thiên đình, cuộc sống của tiên giới như thế nào, nhưng rất nhiều tiên đồng, thú cảnh của cõi tiên chỉ chờ sơ hở là trốn xuống trần gian hưởng thụ cuộc sống (trâu của thái thượng lão quân, cá của bồ tát, điểu của phật tổ, thỏ của hằng nga, nhân viên canh lò của thái thượng lão quân, sao khuê tinh tú trên trời....).
4. Nếu đánh tay bo thì có nhiều yêu quái ngang ngửa với Ngộ Không: yêu tinh gấu đen, yêu tinh chồn vàng, ngưu ma vương...
...
 

Dungha

Xe container
Biển số
OF-95517
Ngày cấp bằng
16/5/11
Số km
5,274
Động cơ
25,718 Mã lực
Thế theo các cụ ai là người tung tin ăn thịt Đường Tank thì trường sinh bất tử? Không phải Quan Âm thì cũng là Phật Tổ.
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
18,000
Động cơ
1,102,507 Mã lực
Hôm nay em về muộn, được ăn cơm một mình, xúc bát cơm ra phòng khách bật ti vi vừa xem vừa ăn, bật đúng phim Tây du ký, tập Thỏ ngọc quyến rũ Đường Tăng. Vừa xem vừa nghĩ.

Nội dung phim Tây du ký thì các cụ đều xem nhiều lần rồi, nội dung chính là chuyến đi Tây trúc thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng, trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng họ đã hoàn thành nhiệm vụ, mang kinh Phật về Đông thổ.

Trong 81 kiếp nạn đó, có nhiều phen Đường Tăng bị các Yêu tinh cái quyến rũ, bắt ở lại làm chồng, bọn này tất nhiên là xinh đẹp, lại quyền phép, một số đứa còn là con quan, gia thế đầy mình, chỗ dựa không thiếu.

Vấn đề đặt ra ở đây là: 81 kiếp nạn là Phật sắp đặt để thử thách thầy trò Đường Tăng, vượt qua được mới thành chính quả. Tất nhiên theo phim thì họ vượt qua (phim mà), nhưng đặt câu hỏi ngược lại, nếu Đường Tăng ngã long trước gái đẹp, ở lại lấy yêu tinh làm vợ, không thèm đi thỉnh kinh nữa thì Phật phải làm thế nào?

- Lại sai Bồ tát sang Đông thổ tuyển người khác thay Đường Tăng đi thỉnh kinh: Xử lý như thế này không ổn, vì mất thêm 14 năm nữa, và thằng được tuyển lại tiếp tục sa ngã giữa đường thì làm thế nào?

- Vận động thuyết phục Đường Tăng bỏ vợ, tiếp tục đi thỉnh kinh: Giải pháp này cũng không ổn, vì chắc gì Đường Tăng đã chịu bỏ vợ, mà ông ta phá giới rồi, cũng không phù hợp với nhiệm vụ nữa.

- Sai 4 thằng đồ đệ tiếp tục làm nhiệm vụ thay thầy: Giải pháp này cũng không ổn vì trong 4 thằng này chẳng thằng nào đáng tin.

Như vậy có thể thấy việc Phật giao cho thầy trò Đường Tăng đi Tây trúc thỉnh kinh mang nặng tính chủ quan duy ý chí và nguy cơ thất bại là không nhỏ.

Vậy theo các cụ, Phật còn giải pháp dự phòng nào cho việc này không?

Đại khái như thủ tiêu Đường Tăng, rồi Phật tự mình cải trang thành Đường Tăng, đích thân mang kinh sang Đông thổ bàn giao cho chắc.

Hoặc đ éo kinh kệ gì nữa, kệ xác chúng mài.
Cụ nghĩ đường tăng chuẩn men sao, thơ ngây lắm :))
Ngay từ đầu lúc tôn ngộ không đại náo thiên cung, bay thế nào cũng không qua khỏi bàn tay phật tổ.
Tất cả nằm trong hết bàn tay phật tổ nhé :))
 

Giàng A Pháo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-378782
Ngày cấp bằng
21/8/15
Số km
3,893
Động cơ
269,600 Mã lực
Tuổi
51
Em mới đọc lại truyện này, có mấy thông tin sau thú vị, chia sẻ với các cụ:
1. Ngộ Không gặp sư phụ, được hỏi thích học 36 phép thiên cang hay 72 phép địa sát. Ngộ Không chọn 72. Ngưu Ma Vương cũng có 72 phép biến hoá như Ngộ Không. Bát Giới thì có 36 phép biến hoá. Đã từng có topic so sánh hai bộ phép này và có ý cho rằng 36 phép hay hơn 72 phép, tuy nhiên trong truyện thì 36 phép của Bát Giới chỉ biến hoá xấu xí được, không biến xinh đẹp được.
2. Sa Tăng chỉ làm vỡ cái chén lưu ly một cách vô tình mà bị phạt ác quá. Thời nay làm vỡ chén thì thay chén mới, sao phải đày người ta như thế.
3. Không biết cuộc sống thiên đình, cuộc sống của tiên giới như thế nào, nhưng rất nhiều tiên đồng, thú cảnh của cõi tiên chỉ chờ sơ hở là trốn xuống trần gian hưởng thụ cuộc sống (trâu của thái thượng lão quân, cá của bồ tát, điểu của phật tổ, thỏ của hằng nga, nhân viên canh lò của thái thượng lão quân, sao khuê tinh tú trên trời....).
4. Nếu đánh tay bo thì có nhiều yêu quái ngang ngửa với Ngộ Không: yêu tinh gấu đen, yêu tinh chồn vàng, ngưu ma vương...
...
Ờ hay nhỉ.

1- 36 là thiên cương, 72 là địa sát, thiên cương hơn địa sát mới đúng nhẽ.

2,3- Các Sếp thiên đình toàn loại vừa tham vừa ác, nên bọn tôi tớ hở ra cơ hội cái là chúng nó phắn liền.

4- Tôn Ngộ Không cũng chỉ là loại dựa hơi Sếp để tiến thân, chứ trình độ cũng thường thôi.
 

G810

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-117955
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
7,714
Động cơ
440,355 Mã lực
Hỏi thế nó khó, nói chung là khi đầu tư hay đặt cược thì 50-50 thôi, xác suất thế là cao rồi. Logic học dạy lập giả thiết để lật lại một vấn đề đảm bảo xác suất cao nhất thôi chứ không làm thay đổi kết quả.

Chuyện lấy kinh cũng thế, Phật tổ quản trị-dàn bài-lập quy trình....giám sát....công tội nó đoàn chuẩn lắm... dư kiểu đặt máy quay khắp nơi thế thì ngàn Đường Tăng cũng không dám làm bậy. Quản lý trên giời nó nghiêm túc thế chứ đâu có dư dưới hạ giới, sửa điểm thì phát biểu "Quy trình thi cử chặt chẽ lắm dưng do con người gian dối nên quy trình nào cũng bị phá vỡ". ;))

MK, nếu quy trình không quản lý được con người & hoạt động của họ thì sinh ra quy trình làm ccc giề. Nói chung trình quản trị mí lựa chọn cán bộ nguồn của Phật tổ đáng để hạ giới học tập. Bồ tát bao lần đi xử lý sự cố mà chưa bao giờ thấy cán bộ nguồn phát biểu "Mọi việc đúng quy trình" cả. :D
 

Hùng D5

Xe hơi
Biển số
OF-440555
Ngày cấp bằng
27/7/16
Số km
168
Động cơ
211,870 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Hà Nội
e ko bàn luận đến đường tăng, xem nhiều rồi, nhưng chỉ thích phần đại náo của Tôn Ngộ Không, trc hoành tráng bao nhiêu ai nghe cũng sợ, đến lúc bị thu phục rồi thì kém vãi đái ra, gặp con yêu tinh nào dù khỏe hay yếu đều phải nhớ bồ tát hay các thể loại khác trợ giúp. nói chung chả thấy làm đc cái trò trống gì => phế vật.
 

tran phong vp

Xe tải
Biển số
OF-560727
Ngày cấp bằng
25/3/18
Số km
332
Động cơ
153,270 Mã lực
Em thì ko có bản lĩnh nên cứ gái xinh là em sa ngã
 

F kun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432347
Ngày cấp bằng
24/6/16
Số km
3,010
Động cơ
-82,855 Mã lực
Theo wiki thì thế này ạ, cụ ấy đã tự đắc đạo thành Phật mà éo cần thằng nào phong cho cả:

Huyền Trang

Đường Huyền Trang (chữ Hán: 玄奘; bính âm: Xuán Zàng; khoảng 602–664), cũng thường được gọi là Đường Tam Tạng hay Đường Tăng, là một Cao tăng Trung Quốc, một trong bốn dịch giả lớn nhất, chuyên dịch kinh sách Phạn ngữ ra tiếng Hán. Nhà sư cũng là người sáng lập Pháp tướng tông (zh. fǎxiàngzōng 法相宗), một dạng của Duy thức tông (zh. 唯識宗, sa. yogācāra, vijñānavāda) tại Trung Quốc. Danh hiệu Tam Tạng được giới tăng sĩ tôn xưng để tôn vinh ông là người tinh thông cả Tam tạng Kinh điển Phật giáo.

Cơ duyên và thành tích Sửa đổi

Huyền Trang trên đường Ấn Độ
Huyền Trang tên tục Trần Huy (Trần Vĩ hoặc Trần Y 陳褘) sinh năm 602, có thuyết nói là năm 600 (niên hiệu Khai Hoàng thứ 20, đời Tùy), tại Lạc Châu (洛州), huyện Câu Thị (緱氏縣), tỉnh Hà Nam, trong một gia đình có truyền thống quan lại. Đến cha của Huyền Trang là Trần Huệ thì dốc tâm vào Nho học, khước từ làm quan. Theo các truyện ký thì từ nhỏ Sư nổi danh thông minh đĩnh ngộ, sớm được thân phụ chỉ dạy những nghi thức Nho giáo.

Năm lên 13 tuổi Sư đã xuất gia và thọ giới cụ túc năm 21 tuổi. Sư tu học kinh sách Đại thừa dưới nhiều giảng sư khác nhau và thấy có nhiều chỗ giảng giải mâu thuẫn. Đây là lý do chính thúc đẩy Sư lên đường đi Ấn Độ để tự mình tìm hiểu.

Mặc dù bị hoàng đế ra lệnh cấm đi du hành qua Ấn Độ, năm 629 Sư liều mình ra đi để hành hương chiêm bái quê hương Đức Phật, hi vọng sẽ tìm kiếm và nghiên cứu kinh điển mà hồi đó Trung Quốc chưa biết tới. Tập ký sự du hành của Sư (viết theo yêu cầu của nhà vua, người đã khâm phục và hỗ trợ Huyền Trang sau khi Sư vinh quang trở về năm 645), có tên là Đại đường tây vực ký, để lại cho hậu thế một nguồn tài liệu vô song về địa lý, xã hội và tập quán của miền Trung Á và Ấn Độ trong thế kỉ thứ bảy. Nhiều miêu tả của Sư về các vùng đất đó đã đạt tới độ chính xác mà trong thế kỉ 19, 20, nhiều nhà du khảo phương Tây như Ariel Stein đã tham khảo tập ký sự đó như một tập sách hướng dẫn nhằm tìm lại và xác định những vị trí đã được tìm ra và rồi bị lãng quên trong nhiều thế kỉ.

Sau khi trở về cố quốc, một phần nhờ trình độ uyên bác xuất chúng, một phần nhờ tiếng tăm vang dội mà Sư đã gặt hái được tại Ấn Độ và các nước Trung Á, một phần nhờ hoàng đế Trung Quốc đặc biệt hỗ trợ, như xây cất chùa chiền cho Sư trú ngụ cũng như thành lập một ban dịch thuật do chính nhà vua chọn lọc để giúp cho Sư hoàn thành công tác phiên dịch của hơn 600 kinh sách mang về Trung Quốc, Huyền Trang đã trở thành tu sĩ tiếng tăm nhất tại vùng Đông Á trong thế hệ đó. Học viên đến với Sư từ khắp Trung Quốc, kể cả từ Triều Tiên và Nhật Bản, song song có nhiều tăng sĩ từ Ấn Độ và các vương quốc Trung Á đến để bày tỏ lòng hâm mộ. Ngoài việc truyền bá kinh sách Phật giáo và tư tưởng Ấn Độ mới mẻ vào Trung Quốc, Sư cũng gây ảnh hưởng lên nền nghệ thuật và kiến trúc Trung Quốc bằng những vật dụng và thiết kế do Sư mang về. Có một ngôi chùa được xây theo thiết kế của Sư tại Trường An (ngày nay là Tây An) để chứa dựng kinh sách và các tác phẩm nghệ thuật của Sư mang về. Ngôi chùa đó ngày nay vẫn còn và là một dấu ấn quan trọng của đô thị này.

Sư là một trong những dịch giả người Hán dịch các văn bản của Phật giáo Ấn Độ vĩ đại nhất và mang lại thành quả lớn lao nhất (và cũng chính xác nhất). Nhiều dịch phẩm của Sư, như Tâm kinh và Kim Cương kinh, ngày nay vẫn còn đóng một vai trò quan trọng trong việc hành lễ Phật giáo hàng ngày. Quy mô của các dịch phẩm của Sư là vô song, không chỉ những kinh sách của Duy thức tông mà Sư quy phục, mà còn bao gồm đầy đủ những kinh tạng đạo Phật, từ phép chỉ quán và đà-la-ni, đến phép quán tưởng, đến a-tì-đạt-ma cũng như toàn bộ kinh bát-nhã ba-la-mật (bộ kinh này chiếm ba bộ của Địa tạng Trung Quốc), kinh A-hàm, kinh Đại thừa, các chú giải về kinh và luận, Nhân minh học (Sư là người duy nhất dịch kinh luận Nhân minh ra chữ Hán) và kể cả một văn bản Thắng luận của Ấn Độ giáo.

Trong thời Huyền Trang còn tại thế, Phật giáo Trung Quốc có nhiều trường phái và học thuyết được thành hình, họ tranh cãi nhau về các vấn đề cơ bản. Trong số đó, nhiều trường phái dựa trên các kinh sách không rõ xuất xứ nhưng được xem là phiên dịch từ nguồn gốc Ấn Độ. Một số khác dựa trên kinh sách đích thật nhưng các bản dịch thiếu chính xác đã gây ra nhiều nhầm lẫn, ngày một phổ biến tại Trung Quốc và Triều Tiên. Sau 16 năm tại Trung Á và Ấn Độ, trở về Trung Quốc, Huyền Trang cống hiến đời mình bằng cách đưa Phật giáo Trung Quốc thời đó trở lại phù hợp với những gì Sư học hỏi được tại Ấn Độ. Sư thực hiện điều đó bằng cách phiên dịch lại các kinh sách quan trọng, trình bày lại một cách chính xác hơn cũng như giới thiệu những kinh sách mới và nhiều tài liệu chưa hề có tại Trung Quốc. Song song với công trình dịch thuật khổng lồ – 74 bộ kinh luận trong 19 năm – trong đó có một số kinh với quy mô to lớn, như bộ Ma-ha-bát-nhã-ba-la-mật-đa đã nhắc đến dài hàng ngàn trang – Sư còn đào tạo tăng sĩ học tập hệ thống Duy thức và Nhân minh Ấn Độ, đồng thời Sư là tăng sĩ biện giải số một của triều đình cho đến ngày nhập diệt. Công trình dịch thuật của Sư ghi dấu ấn sâu sắc sự thâm nhập của tư tưởng Phật giáo Ấn Độ vào miền Đông Á.
 

ongxixeo

Xe máy
Biển số
OF-582136
Ngày cấp bằng
30/7/18
Số km
69
Động cơ
138,160 Mã lực
Tuổi
30
Đơn giản như lúc gặp sa tăng có đoạn này nè cụ:
"Những chiếc đầu lâu trên chuỗi vòng cổ đều là đời trước của Đường Tăng. Những kiếp trước, Đường Tăng đã bị Sa Tăng ăn thịt 9 lần. Đó là lý do trong “Tây Du Ký” thường nói Đường Tăng là Kim Thiền Tử chuyển thế lần thứ 10."
Đơn giản kiếp này ko qua thì kiếp khác lại tiếp tục thôi.
 

Forza Azzurri

Xe điện
Biển số
OF-576458
Ngày cấp bằng
29/6/18
Số km
3,049
Động cơ
762,755 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội dáng kiều thơm
3. Không biết cuộc sống thiên đình, cuộc sống của tiên giới như thế nào, nhưng rất nhiều tiên đồng, thú cảnh của cõi tiên chỉ chờ sơ hở là trốn xuống trần gian hưởng thụ cuộc sống (trâu của thái thượng lão quân, cá của bồ tát, điểu của phật tổ, thỏ của hằng nga, nhân viên canh lò của thái thượng lão quân, sao khuê tinh tú trên trời....).
Đây là tâm lý "thèm của lạ" đấy cụ, chứ trên thiên đình rõ ràng mọi thứ ngon hơn hẳn.
 

muoibaconcho

Xe container
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
5,009
Động cơ
652,025 Mã lực
e ko bàn luận đến đường tăng, xem nhiều rồi, nhưng chỉ thích phần đại náo của Tôn Ngộ Không, trc hoành tráng bao nhiêu ai nghe cũng sợ, đến lúc bị thu phục rồi thì kém vãi đái ra, gặp con yêu tinh nào dù khỏe hay yếu đều phải nhớ bồ tát hay các thể loại khác trợ giúp. nói chung chả thấy làm đc cái trò trống gì => phế vật.
Thiên đình tuyền bọn vớ vẩn như bọn quả đấm thép của người tử tế nên ông Ngộ Không (vừa tốt nghiệp ĐH loại ưu) mới quẩy tung đc. Sau bị đuổi việc khỏi Thiên Đình ra ngoài làm mới biết núi cao còn có núi cao hơn.
 

cerat

Xe container
Biển số
OF-305308
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
6,351
Động cơ
355,067 Mã lực
Nơi ở
năm châu bốn bể
Website
www.cerat.com.vn
Thiên đình tuyền bọn vớ vẩn như bọn quả đấm thép của người tử tế nên ông Ngộ Không (vừa tốt nghiệp ĐH loại ưu) mới quẩy tung đc. Sau bị đuổi việc khỏi Thiên Đình ra ngoài làm mới biết núi cao còn có núi cao hơn.
e nhớ trước đi học có ông thầy ví ngộ không là kỹ sư ...
:D
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,674
Động cơ
400,455 Mã lực
Em mới đọc lại truyện này, có mấy thông tin sau thú vị, chia sẻ với các cụ:
1. Ngộ Không gặp sư phụ, được hỏi thích học 36 phép thiên cang hay 72 phép địa sát. Ngộ Không chọn 72. Ngưu Ma Vương cũng có 72 phép biến hoá như Ngộ Không. Bát Giới thì có 36 phép biến hoá. Đã từng có topic so sánh hai bộ phép này và có ý cho rằng 36 phép hay hơn 72 phép, tuy nhiên trong truyện thì 36 phép của Bát Giới chỉ biến hoá xấu xí được, không biến xinh đẹp được.
2. Sa Tăng chỉ làm vỡ cái chén lưu ly một cách vô tình mà bị phạt ác quá. Thời nay làm vỡ chén thì thay chén mới, sao phải đày người ta như thế.
3. Không biết cuộc sống thiên đình, cuộc sống của tiên giới như thế nào, nhưng rất nhiều tiên đồng, thú cảnh của cõi tiên chỉ chờ sơ hở là trốn xuống trần gian hưởng thụ cuộc sống (trâu của thái thượng lão quân, cá của bồ tát, điểu của phật tổ, thỏ của hằng nga, nhân viên canh lò của thái thượng lão quân, sao khuê tinh tú trên trời....).
4. Nếu đánh tay bo thì có nhiều yêu quái ngang ngửa với Ngộ Không: yêu tinh gấu đen, yêu tinh chồn vàng, ngưu ma vương...
...
Trích trả lời mục 3. Chỉ có một thiên đường nơi hạ giới, bọn yêu tinh khoái thiên đường là phải. Các cõi thần tiên kia là cõi tưởng thôi, không thật. Không có gà béo lợn quay, rượu ngon gái đẹp ...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top