- Biển số
- OF-358743
- Ngày cấp bằng
- 17/3/15
- Số km
- 68
- Động cơ
- 261,270 Mã lực
Thời gian qua các loại hình taxi phi truyền thống du nhập vào Việt Nam với công nghệ gọi taxi kiểu mới an toàn và tiết kiệm nên được nhiều người lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, những gì chúng ta đã và đang nhìn thấy thực chất đã như vậy hay đó chỉ là một chiêu trò cạnh tranh thiếu lành mạnh?
Muốn xâm nhập phải tìm cách cạnh tranh
Hai loại hình mới mẻ nhất về taxi phi truyền thống có thể nhắc đến là Uber và Grab. Ngay khi du nhập vào Việt Nam hai “hãng” taxi này đã nhanh chóng chiếm được lòng tin của người sử dụng dịch vụ từ chi phí cước, công nghệ gọi taxi, chế độ đãi ngộ tài xế... đến các loại xe hạng sang được sử dụng.
Việc đang dần chiếm lĩnh thị trường trong nước, Uber và Grab taxi đang từng bước đẩy các hãng taxi truyền thống phải rơi vào tình trạng bị khách hàng quay lưng.
Cũng đúng thôi, vì quyền lợi của người tiêu dùng là điều quan trọng nhất và những thượng đế luôn biết lựa chọn cho bản thân một sự hoàn hảo nhất định.
Và điều đó đã được ngợi khen bằng nhiều hình thức.
Nó có phải là chiêu trò của loại hình taxi phi truyền thống này hay không thì hiện tại vẫn còn là ẩn số. Mọi thứ về hai “hãng taxi” này hiện tại vẫn còn là tảng băng chìm đối với người tiêu dùng. Bởi lẽ người tiêu dùng chỉ cần được hưởng những tiện lợi như thế.
Tuy nhiên, chỉ cần chịu khó nghiên cứu về những “đặc tính nổi trội” này của Uber và Grab ta sẽ tìm ra nhiều hơn những câu trả lời so với hiện tại.
Thứ nhất, có thể khẳng định tính ưu việt của công nghệ ứng dụng gọi taxi kiểu mới này là hoàn toàn tân tiến, hiện đại và cần thiết. Tuy nhiên, việc giá cước taxi kiểu mới này (6.000-9.000) rẻ hơn rất nhiều so với taxi truyền thống và tài xế được hỗ trợ thêm ở mỗi cuốc từ 20.000-60.000 đồng, vậy khoản tiền này vẫn là một ẩn số (!?)
Không có nhà đầu tư nào chấp nhận một hình thức kinh doanh thua lổ như thế cả. Trong kinh doanh họ cần phải có một khoản lãi nhất định để duy trì quá trình sản xuất, vận hành.
Làm một phép tính như sau, một chiếc taxi kiểu mới này một ngày chạy 100 cuốc với mỗi cuốc là 1km thì việc chi tiền hỗ trợ cho chiếc xe đó sẽ mất thấp nhất là 2 triệu đồng. Trong khi đó nếu tính tiền thu vào của Uber hoặc Grab ở mức cao nhất (9.000đ/km) thì chỉ được 900.000đ. Như vậy, “doanh nghiệp” này đã phải lỗ mất 1,1 triệu đồng, đó là chưa kể đến khoản hoa hồng phải chi trả lại cho tài xế.
Vậy tại sao hình thức kinh doanh “thất bại” như thế vẫn được hai “doanh nghiệp” này duy trì trong suốt thời gian qua?
Bởi họ không tốn quá nhiều tiền vào chi phí đầu tư. Các phương tiện và tài xế đã được người khác đầu tư sẵn, họ chỉ cần bỏ ra phần mềm để điều khiển hoạt động.
Thanh tra giao thông tiến hành kiểm tra và xử lý một số lỗi vi phạm của taxi phi truyền thống (Ảnh minh họa)
Bởi, họ thấu hiểu được thị trường Việt Nam hiện tại và chỉ cần chấp nhận lỗ một số tiền không quá lớn nhưng họ có thể chiếm lĩnh được nó một cách trọn vẹn. Một mũi tên nhưng có nhiều đích đến: Thu hút tài xế, chủ xe, người tiêu dùng… Chấp nhận lỗ ở thời điểm hiện tại là cách không thể tốt hơn đối với họ để đạt được mục đích.
Bởi, họ biết đến lúc các hãng taxi truyền thống không còn sức để “kháng cự” nữa thì đó là thời điểm lựa chọn của người tiêu dùng đối với họ là lựa chọn không thể thay thế.
Và cũng bởi, rằng buộc pháp lý giữa họ với tài xế (cũng là chủ xe) chỉ là rằng buộc về mặt “công nghệ”. Tài xế gỡ bỏ phần mềm hay họ không cung cấp phần mềm nữa thì rằng buộc đó sẽ chấm dứt.
Một thực tế khác cho thấy, những xe sang được xướng tên trong danh sách các xe của Uber và Grab taxi cũng chỉ là một hình thức quảng cáo câu khách. Bởi ở Việt Nam lượng người sử dụng xe sang không phải là đại đa số và họ cũng không có nhiều thời gian để “làm tài xế” cho người khác. Có chăng là những người nhìn thấy lợi nhuận trước mắt nên chấp nhận đầu tư xe sang mong một bước lên cao. Và chắc hẳn một điều rằng “hiện tại họ có lãi”.
Và cũng nên đặt câu hỏi vì sao ở các nước, loại hình taxi kiểu mới này đang bị cấm hoạt động (!?)
Danh sách Uber bị cấm trên thế giới
Taxi truyền thống nên nhìn lại mình...
Có thể nhìn nhận hiện tại taxi truyền thống đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Khi rơi vào tình trạng cạnh tranh có thể nói là khốc liệt như hiện tại, taxi truyền thống đã bộc lộ quá nhiều điểm khiếm khuyết. Vì sao ở bên kia của địa cầu người ta có thể điều khiển được toàn bộ hoạt động của những con người không cùng chung ngôn ngữ, văn hóa mà taxi truyền thống đang đánh mất? Chúng ta có vệ tinh thì tại sao không phát triển một phần mềm tương tự để đáp lại thị hiếu của người tiêu dùng? Để phục vụ tốt hơn những “thượng đế” của chính mình?
Đối với giá cước vận tải, dường như nó không hề nhúc nhích khi giá nhiên liệu giảm nhưng lại tỉ lệ thuận khi nhiên liệu tăng. Điều này thể hiện mặt xấu thật sự đối với taxi truyền thống hiện nay.
Vì sao tài xế của Uber với Grab vui vẻ và hứng khởi khi chạy đường ngắn, thậm chí rất ngắn, còn tài xế taxi truyền thống hiện nay sẽ tỏ thái độ không “phải phép” đối với chính thượng đế của họ?
Người ta chỉ cần bỏ ra thời gian ngắn để nghiên cứu và đang từng bước chiếm lĩnh thị trường taxi truyền thống Việt Nam. Vậy với các doanh nhân kinh doanh trong ngành vận tải taxi truyền thống hiện nay các anh đã làm được gì?
Đây chính là lúc taxi truyền thống tự nhìn nhận lại mình và thay đổi một cách quyết liệt về mọi mặt để xứng đáng với thị hiếu và tình cảm mà người tiêu dùng Việt Nam đã từng tin yêu.
Tín hiệu đáng mừng là vài hãng taxi truyền thống có năng lực đã xây dựng phần mềm ứng dụng gọi taxi cho riêng mình với các chuyên gia công nghệ Việt Nam, mà tính năng và tiện ích, tính tiện lợi của nó chắc chắn sẽ được người tiêu dùng lựa chọn.
Theo thông tin cho biết, hiện tại 23 quốc gia đã cấm mô hình này hoạt động của Uber. Bởi xét về lợi ích với nền kinh tế: Uber mang vào quốc gia đó rất ít vốn, có chăng chỉ là một phần nhỏ chi phí để thuê địa điểm cho văn phòng đại diện và một đội ngũ trên dưới 20 người để quản lý thị trường. Phần còn dư sẽ chi cho khuyến mại, miễn phí sử dụng dịch vụ để hút khách thời gian đầu. Sau đó họ mang ra họ mang ra 20% doanh số thị trường taxi vận tải truyền thống (lẽ ra số tiền đó sẽ được xoay vòng trong lãnh thổ) khi chẳng đưa vào bất cứ thứ gì có lợi cho nền kinh tế đất nước.
nguồn: http://doanhnghiepvn.vn/taxi-phi-truyen-thong-cuoc-re-chi-la-chieu-tro-d59109.html
Muốn xâm nhập phải tìm cách cạnh tranh
Hai loại hình mới mẻ nhất về taxi phi truyền thống có thể nhắc đến là Uber và Grab. Ngay khi du nhập vào Việt Nam hai “hãng” taxi này đã nhanh chóng chiếm được lòng tin của người sử dụng dịch vụ từ chi phí cước, công nghệ gọi taxi, chế độ đãi ngộ tài xế... đến các loại xe hạng sang được sử dụng.
Việc đang dần chiếm lĩnh thị trường trong nước, Uber và Grab taxi đang từng bước đẩy các hãng taxi truyền thống phải rơi vào tình trạng bị khách hàng quay lưng.
Cũng đúng thôi, vì quyền lợi của người tiêu dùng là điều quan trọng nhất và những thượng đế luôn biết lựa chọn cho bản thân một sự hoàn hảo nhất định.
Và điều đó đã được ngợi khen bằng nhiều hình thức.
Nó có phải là chiêu trò của loại hình taxi phi truyền thống này hay không thì hiện tại vẫn còn là ẩn số. Mọi thứ về hai “hãng taxi” này hiện tại vẫn còn là tảng băng chìm đối với người tiêu dùng. Bởi lẽ người tiêu dùng chỉ cần được hưởng những tiện lợi như thế.
Tuy nhiên, chỉ cần chịu khó nghiên cứu về những “đặc tính nổi trội” này của Uber và Grab ta sẽ tìm ra nhiều hơn những câu trả lời so với hiện tại.
Thứ nhất, có thể khẳng định tính ưu việt của công nghệ ứng dụng gọi taxi kiểu mới này là hoàn toàn tân tiến, hiện đại và cần thiết. Tuy nhiên, việc giá cước taxi kiểu mới này (6.000-9.000) rẻ hơn rất nhiều so với taxi truyền thống và tài xế được hỗ trợ thêm ở mỗi cuốc từ 20.000-60.000 đồng, vậy khoản tiền này vẫn là một ẩn số (!?)
Không có nhà đầu tư nào chấp nhận một hình thức kinh doanh thua lổ như thế cả. Trong kinh doanh họ cần phải có một khoản lãi nhất định để duy trì quá trình sản xuất, vận hành.
Làm một phép tính như sau, một chiếc taxi kiểu mới này một ngày chạy 100 cuốc với mỗi cuốc là 1km thì việc chi tiền hỗ trợ cho chiếc xe đó sẽ mất thấp nhất là 2 triệu đồng. Trong khi đó nếu tính tiền thu vào của Uber hoặc Grab ở mức cao nhất (9.000đ/km) thì chỉ được 900.000đ. Như vậy, “doanh nghiệp” này đã phải lỗ mất 1,1 triệu đồng, đó là chưa kể đến khoản hoa hồng phải chi trả lại cho tài xế.
Vậy tại sao hình thức kinh doanh “thất bại” như thế vẫn được hai “doanh nghiệp” này duy trì trong suốt thời gian qua?
Bởi họ không tốn quá nhiều tiền vào chi phí đầu tư. Các phương tiện và tài xế đã được người khác đầu tư sẵn, họ chỉ cần bỏ ra phần mềm để điều khiển hoạt động.
Thanh tra giao thông tiến hành kiểm tra và xử lý một số lỗi vi phạm của taxi phi truyền thống (Ảnh minh họa)
Bởi, họ thấu hiểu được thị trường Việt Nam hiện tại và chỉ cần chấp nhận lỗ một số tiền không quá lớn nhưng họ có thể chiếm lĩnh được nó một cách trọn vẹn. Một mũi tên nhưng có nhiều đích đến: Thu hút tài xế, chủ xe, người tiêu dùng… Chấp nhận lỗ ở thời điểm hiện tại là cách không thể tốt hơn đối với họ để đạt được mục đích.
Bởi, họ biết đến lúc các hãng taxi truyền thống không còn sức để “kháng cự” nữa thì đó là thời điểm lựa chọn của người tiêu dùng đối với họ là lựa chọn không thể thay thế.
Và cũng bởi, rằng buộc pháp lý giữa họ với tài xế (cũng là chủ xe) chỉ là rằng buộc về mặt “công nghệ”. Tài xế gỡ bỏ phần mềm hay họ không cung cấp phần mềm nữa thì rằng buộc đó sẽ chấm dứt.
Một thực tế khác cho thấy, những xe sang được xướng tên trong danh sách các xe của Uber và Grab taxi cũng chỉ là một hình thức quảng cáo câu khách. Bởi ở Việt Nam lượng người sử dụng xe sang không phải là đại đa số và họ cũng không có nhiều thời gian để “làm tài xế” cho người khác. Có chăng là những người nhìn thấy lợi nhuận trước mắt nên chấp nhận đầu tư xe sang mong một bước lên cao. Và chắc hẳn một điều rằng “hiện tại họ có lãi”.
Và cũng nên đặt câu hỏi vì sao ở các nước, loại hình taxi kiểu mới này đang bị cấm hoạt động (!?)
Danh sách Uber bị cấm trên thế giới
Taxi truyền thống nên nhìn lại mình...
Có thể nhìn nhận hiện tại taxi truyền thống đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Khi rơi vào tình trạng cạnh tranh có thể nói là khốc liệt như hiện tại, taxi truyền thống đã bộc lộ quá nhiều điểm khiếm khuyết. Vì sao ở bên kia của địa cầu người ta có thể điều khiển được toàn bộ hoạt động của những con người không cùng chung ngôn ngữ, văn hóa mà taxi truyền thống đang đánh mất? Chúng ta có vệ tinh thì tại sao không phát triển một phần mềm tương tự để đáp lại thị hiếu của người tiêu dùng? Để phục vụ tốt hơn những “thượng đế” của chính mình?
Đối với giá cước vận tải, dường như nó không hề nhúc nhích khi giá nhiên liệu giảm nhưng lại tỉ lệ thuận khi nhiên liệu tăng. Điều này thể hiện mặt xấu thật sự đối với taxi truyền thống hiện nay.
Vì sao tài xế của Uber với Grab vui vẻ và hứng khởi khi chạy đường ngắn, thậm chí rất ngắn, còn tài xế taxi truyền thống hiện nay sẽ tỏ thái độ không “phải phép” đối với chính thượng đế của họ?
Người ta chỉ cần bỏ ra thời gian ngắn để nghiên cứu và đang từng bước chiếm lĩnh thị trường taxi truyền thống Việt Nam. Vậy với các doanh nhân kinh doanh trong ngành vận tải taxi truyền thống hiện nay các anh đã làm được gì?
Đây chính là lúc taxi truyền thống tự nhìn nhận lại mình và thay đổi một cách quyết liệt về mọi mặt để xứng đáng với thị hiếu và tình cảm mà người tiêu dùng Việt Nam đã từng tin yêu.
Tín hiệu đáng mừng là vài hãng taxi truyền thống có năng lực đã xây dựng phần mềm ứng dụng gọi taxi cho riêng mình với các chuyên gia công nghệ Việt Nam, mà tính năng và tiện ích, tính tiện lợi của nó chắc chắn sẽ được người tiêu dùng lựa chọn.
Theo thông tin cho biết, hiện tại 23 quốc gia đã cấm mô hình này hoạt động của Uber. Bởi xét về lợi ích với nền kinh tế: Uber mang vào quốc gia đó rất ít vốn, có chăng chỉ là một phần nhỏ chi phí để thuê địa điểm cho văn phòng đại diện và một đội ngũ trên dưới 20 người để quản lý thị trường. Phần còn dư sẽ chi cho khuyến mại, miễn phí sử dụng dịch vụ để hút khách thời gian đầu. Sau đó họ mang ra họ mang ra 20% doanh số thị trường taxi vận tải truyền thống (lẽ ra số tiền đó sẽ được xoay vòng trong lãnh thổ) khi chẳng đưa vào bất cứ thứ gì có lợi cho nền kinh tế đất nước.
nguồn: http://doanhnghiepvn.vn/taxi-phi-truyen-thong-cuoc-re-chi-la-chieu-tro-d59109.html