Hix, cuối cùng vụ này thế nào ợ, hóng mãi mà thông tin cứ lung văn tung cả lên
ĐÂY Ợ:
CSGT đo nồng độ cồn, tài xế tìm cách 'giã rượu'
- Thay vì xuống xe theo yêu cầu của lực lượng CSGT, tài xế taxi Phù Đổng có dấu hiệu say xỉn lại cố tình ngồi ỳ trên xe rồi lấy điện thoại gọi cho người thân đến giải cứu…
Đây là một trong số những trường hợp được lực lượng CSGT, kiểm tra nồng độ cồn trong máu chiều 9/11.
Khoảng 12h45, được các trinh sát báo lái xe của hãng Phù Đổng BKS 30Z-8816 chạy hướng Hàn Thuyên - Trần Thánh Tông có dấu hiệu say xỉn, lực lượng CSGT ra hiệu yêu cầu dừng xe thì lái xe đã cố tình chống đối, tiếp tục nhấn ga đi thẳng.
Bỏ chạy đến trước Cung văn hóa thể thao thanh niên Hà Nội trên đường Tăng Bạt Hổ, trước sự yêu cầu quyết liệt của lực lượng chức năng, cuối cùng lái xe mới chịu dừng.
Phải nhờ tới sự hỗ trợ của cảnh sát 113 và công an phường, cuối cùng tài xế Thành và người nhà mới đồng ý vào Công an phường Phạm Đình Hổ để giải quyết vụ việc.
Thay vì xuống xe theo yêu cầu của lực lượng CSGT, tài xế taxi lại cố tình ngồi ỳ trên xe rồi lấy điện thoại gọi cho người thân đến giải cứu.
Tài xế taxi tên Hoàng Trung Thành, ở phường Đông Mác, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). Sau khi xuống xe, dù được Thượng tá Nguyễn Hữu Luyện, Phó trưởng phòng tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm giao thông (Phòng 6 - C67) giải thích rất nhẹ nhàng và yêu cầu đo nồng độ cồn nhưng tài xế này vẫn nhất quyết không thực hiện và còn to tiếng gây sự chú ý của mọi người.
Không những thế, 4 đến 5 người được tài xế Thành gọi đến “giải cứu” còn to tiếng lại với lực lượng chức năng và liên tục lấy trà đá, nước chanh cho tài xế Thành uống với hy vọng “giã rượu”.
Cuối cùng, CSGT đã phải gọi cảnh sát 113, công an phường tới hỗ trợ. Lúc này, tài xế Thành và người nhà mới đồng ý vào Công an phường Phạm Đình Hổ để giải quyết vụ việc.
CSGT yêu cầu kiểm những người điều khiển xe máy kiểm tra nồng độ cồn.
Ghi nhận của PV cho thấy, xung quanh nút giao này có đến vài chục quán nhậu. Chỉ vài phút lại thấy một nhóm người điều khiển xe máy mặt đỏ bừng đi ra. Ngay lập tức lực lượng chức năng đã có mặt yêu cầu dừng xe để kiểm tra giấy tờ và đề nghị thổi vào máy đo nồng độ cồn.
Nhiều người khi được yêu cầu thổi vào máy tỏ vẻ sợ mất vệ sinh, ngày lập tức được Thượng tá Nguyễn Hữu Luyện giải thích: Những ống thở đo nồng độ đều được xử lý vô trùng, và đóng gói trong bọc nilon kín, mỗi người thổi một ống riêng, nên không lo mất vệ sinh.
Không phải với lái xe nào việc thực hiện đo nồng độ cồn cũng diễn ra thuận lợi.
Tuy nhiên, theo Thượng tá Luyện, không phải với lái xe nào việc thực hiện đo nồng độ cồn cũng diễn ra thuận lợi, để đo được nồng độ cồn qua khí thở, lái xe được yêu cầu thổi một hơi dài vào ống đo để máy kiểm tra. Nhưng thực tế một số người vì sợ bị phạt nên khi thổi hơi cứ liên tục dừng ngắt quãng, phải thổi đến 4, 5 lần mới được.
Lái xe được yêu cầu ký vào phiếu kết quả để chứng thực.
Sau khi máy đã đo được nồng độ cồn, thông tin này hiện lên và chuyển trực tiếp vào máy in để ra phiếu kiểm tra, lái xe được yêu cầu ký vào phiếu kết quả để chứng thực.
Gia Văn