Tầu thủy chạy bằng dầu hỏa, Trò chơi cũ nhưng ko hề chán

quangdzung

Xe điện
Biển số
OF-8
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
3,592
Động cơ
591,598 Mã lực
NAKIO nói:
Ko phải "nồi súp-de" gì đó đâu bác ơi...

Nguyên lý của nó thế này nhá : Trước khi chạy ta phải đổ đầy nước vào trong ống và phần khoang của chứa nước làm bằng đồng lá mỏng. Khi được đốt nóng vào 1 vị trí lá đồng bị dãn nở ko đều (các chỗ khác vẫn mát vì có nước) hộp đồng phồng lên, khi phồng lên nước được hút vào ở 1 đầu ống (2 đầu ống nơi gắn với hộp lắp 2 van một chiều bố trí ngược nhau) khi hút nước vào thì chỗ đồng nóng đó lại được nguội vì nước lạnh mới hút vào, và nó lại nhanh chóng được nóng lên và quá trình lặp lại.... Bên hút vào bên đẩy ra.

@ quangdung, 2S : 2 Bác đi mua ngay 1 cái về nghiên cứu lại nhé :D :D :D :D , giả sử như bác nói thì chỉ chạy được 1 tý thôi thì phải đổ thêm nước vào chứ làm sao chạy liên tục đươc.

@Bác Niva4WD : Tiếng nổ phạch phạch là tiếng lá đồng bật lên bật xuống kêu đấy bác.

Cái này chạy đến khi nào hết dầu hoặc nến , trước kia chạy dầu nên chóng hỏng lắm vì hộp dầu nhỏ nằm ngay trong khoang đốt khi bị nóng dễ bị cháy bùng lên và khi nóng quá lá đồng cùng thiếc chảy hết thể là tèo...

E thấy chạy bằng nến nhỏ (loại cắm vào bánh trung thu là vừa đủ nhiệt) Nếu muốn chạy lâu thì dùng nến loại đổ trong hộp tròn dẹt (như nắpchai bia).

Hôm qua E nút đường thoát của WC nhà E và xả nước ra sàn 2 bố con nghịch cả tối (y) (y) (y) (y) (y)
Oài. Hồi đó em có 1 chiếc. Nhưng mà đến năm lớp 7 em không nhịn được nữa nên bổ ra xem. Kết quả như sau
Chẳng có 1 cái gì gọi là van 1 chiều. Nó chỉ có 2 cái ống chơi thẳng vào 1 cái như cái nồi hơi. Lúc đầu phải đổ nước vào để ( Mà ko đổ vào cũng vẫn chạy được. Chỉ có điều khởi động lâu hơn thôi. Cái này hồi đó em đã thử )
- Khi nước sôi, áp suất thay đổi, hơi nước và cả nước nữa phụt ra phía sau để đẩy tàu tiến lên. Đến 1 lúc nào đó, nước và hơi trong nồi hết áp suất trong nồi thấp hơn áp suất bên ngoài lúc đó nó lại tự hút vào. khi nước lạnh bị hút vào áp suất càng giảm đột ngột Đâm ra nó hút vào mạnh hơn. Khi nó hút đầy , chu trình lại được tiếp tục. Các bác có để ý sau khi nó nổ ầm ỹ tự nhiên có 1 khoảng lặng. lúc đó chiếc tàu chững lại 1 chút rồi mới đi tiếp.
Đấy là nghiên cứu của em từ thời em học lớp 7 chỉ có thế. ko biết đời cao bây giờ có cải tiến gì ko thì em chịu.
 

quangdzung

Xe điện
Biển số
OF-8
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
3,592
Động cơ
591,598 Mã lực
Và đây là kết quả nghiên cứu 1 em đời 2006

Sao trông giống cái của bác Nakio quá nhỉ. Không dám đặt trên sàn chụp, đặt nên bàn cho khỏi đụng hàng
Bên trong cũng thế

Bạo tay bẻ nó lên phát để xem cho kỹ

Nói chung là em thấy khác mỗi cái là đời cao hơn thôi các bác ạ. Công nghệ vẫn thế

bác nào thấy đúng thì nhớ vote cho em đấy nhé
 
Biển số
OF-4
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
4,322
Động cơ
626,272 Mã lực
Nơi ở
Vietnam
Không tin được nó lại có cấu tạo phức tạp thế. Nếu bên hút vào bên đẩy ra thì người ta đã lảm một ống hướng ra trước để hút vào, ống ra sau để đẩy ra.
Tôi nhớ ngày xưa chạy đến hết nước như bác quangdung, 2S nói, nếu không dừng xe cho nước thì nó chẩy thiếc hàn chứ không cần chờ tới bùng lửa đâu.
Nguyên một chuyện lá đồng phồng lên xẹp xuống vì nhiệt đã là quá trình độ công nghệ của mấy ông hàng thiếc rồi. Lại còn van nước 1 chiều nữa.
Bác nào có thì nghiên cứu kĩ giùm đi.
Có gì đâu mà phức tạp bác, hay tại văn E nó lủng củng nên Bác thấy nó phức tạp :D :D :D
Thực ra gọi là 2 van một chiều cho nó oai chứ thực ra chỉ là 2 miếng tôn rất mỏng đặt ở ngay cái lỗ chỗ hàn ống vào 1 cái đặt phía trên tấm đồng 1 cái đặt phía dưới tấm đồng (nhưng nó vẫn được gọi là 2 van 1 chiều lá) hoặc chỉ cần 1 chiếc "Van 1 chiều" cũng chạy được.

Bác có thể kiểm tra sự phồng lên của miếng kim loại bất kỳ bằng cách dùng bật lửa hơ vào 1 điểm của miếng tôn. Còn tại sao người ta lại làm cái hộp đó bằng đồng (mà ko phải bằng tôn vì tất cả nguyên liệu làm tầu bằng tôn) là vì đồng có tính chất truyền nhiệt rất tốt giúp quá trình tiếp nhiệt nhanh từ ngọn lửa và giải nhiệt nhanh khi có nước lạnh chạy qua.

Việc tại sao họ lại ko làm 1 ống hướng ra trước , 1 ông hướng về sau thì E nghĩ có lý do như sau: nếu làm ống hút quay lên phía trước nước sẽ tự động chạy vào (do tầu chạy về phía trước ép nước chạy vào ống) và làm nguội ngay tấm đồng khi nó chưa đủ để phồng lên và như vậy kô thể làm cho máy "Nổ" được

Oài. Hồi đó em có 1 chiếc. Nhưng mà đến năm lớp 7 em không nhịn được nữa nên bổ ra xem. Kết quả như sau
Chẳng có 1 cái gì gọi là van 1 chiều. Nó chỉ có 2 cái ống chơi thẳng vào 1 cái như cái nồi hơi. Lúc đầu phải đổ nước vào để ( Mà ko đổ vào cũng vẫn chạy được. Chỉ có điều khởi động lâu hơn thôi. Cái này hồi đó em đã thử )
- . Khi nó hút đầy , chu trình lại được tiếp tục. Các bác có để ý sau khi nó nổ ầm ỹ tự nhiên có 1 khoảng lặng. lúc đó chiếc tàu chững lại 1 chút rồi mới đi tiếp.
Đấy là nghiên cứu của em từ thời em học lớp 7 chỉ có thế. ko biết đời cao bây giờ có cải tiến gì ko thì em chịu.
Reply With Quote
Ko đổ nước ko chạy được đâu bác ơi ....

Vậy E hỏi nhé :

- Nếu vậy tại sao họ lại làm cái hộp đó bằng đồng mỏng mà ko phải là bằng sắt tây, tôn và làm to lên cho nó chạy được lâu ????
- Bác thử kiểm tra xem khi tầu chạy có khí phụt ra ở 2 ống ko ?
- Bác giải thích " Khi nước sôi, áp suất thay đổi, hơi nước và cả nước nữa phụt ra phía sau để đẩy tàu tiến lên. Đến 1 lúc nào đó, nước và hơi trong nồi hết áp suất trong nồi thấp hơn áp suất bên ngoài lúc đó nó lại tự hút vào. khi nước lạnh bị hút vào áp suất càng giảm đột ngột Đâm ra nó hút vào mạnh hơn". Vậy áp suất trong hộp đó sẽ giảm dần khi mới chạy nhanh sau chậm dần và sẽ có thời điểm cân bằng với ngoài. Vậy cái gì làm cho nó có áp xuất nhỏ hơn ngoài để nó hút nước trở lại (chẳng nhẽ càng đốt áp xuất lại càng giảm đi ???).
- Tại sao nhìn cái hộp đồng đó nó cứ phập phồng khi tầu chạy, và nó chính là cái tạo ra tiếng kêu chứ ko phải ở cuối 2 ống ( Nằm dưới nước ,nếu kêu thì chỉ có tiếng lục bục của bọt khí thôi chứ).

Nếu thấy cách giải thích của E hợp lý thì các Bác cho E xin mấy ly Votka nhé :) :) :) :) :)
 

quangdzung

Xe điện
Biển số
OF-8
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
3,592
Động cơ
591,598 Mã lực
Em vote cho bác rồi mà có thấy bác bún trả đâu.
Bây giờ chẳng cần bác đổ nước vào bác cứ đốt lửa lên thả nó xuống nước tự khắc nó sẽ chạy ( nhưng lâu hơn là đổ nước sẵn ). cái này thì cũng vừa test lại
Đang chạy mà bác nhấc lên là bác thấy ngay là nó phì cả ra 2 ống
Nếu 1 ống hút vào và 1 ống đẩy ra sẽ rất khó làm cho tầu đi thẳng ( mặc dù tầu có bánh lái )
Còn khi nó phì hết ra rồi thì bên trong nó còn cái gì đâu mà áp suất nó chẳng giảm hả bác. Khi áp suất cân bằng sẽ là lúc chu trình được bắt đầu từ đầu
Nếu làm cái nồi nó to lên thì thời gian chờ nước sôi sẽ lâu hơn. vả lại thời gian chờ nước nó hút vào cũng rất nhanh vì thế làm nồi to hơn là không cần thiết
Cái món này hồi trước em cũng hay nghịch nó phết. Hồi đó em còn làm cho nó tự lái vào đường dích giắc ngoằn nghèo nữa nữa cơ. Hay phết đánh võng chữ chi lụa lắm
 
Chỉnh sửa cuối:

Niva4WD

Xe tải
Biển số
OF-30
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
294
Động cơ
585,600 Mã lực
Để xem có van hay không bây giờ các bác có thể thổi vào lần lượt 2 đầu ống. Nếu có van thì chỉ thổi được một chiều thôi, hoặc thậm chí thổi được hai chiều với thông lượng gió khác nhau.
Tôi đồng ý là không nước trong nồi thì không chạy được, mà sẽ bị chẩy thiếc hàn nồi. Nếu nó chạy (như bác vừa thử lại) thì không thể chạy lâu vì lấy gì mà thổi ra. Nếu bác vẫn tiếp tục đốt thì làm sao áp suất giảm, mà giảm khá để có thể hút nước lên nồi, cao hơn mặt nước vài cm đấy nhé.
Cái nồi hơi bằng lá đồng có thể phập phồng vì cấu tạo sao cho hơi không thoát thẳng ra không khí mà phải có áp suất đủ lớn thì mới ra được. Thực tế hơi trong nồi hơi phải thắng áp suất nước ở đầu ống thì mới ra được, vì vậy nhịp nổ của máy này phụ thuộc công suất sinh hơi của nồi, tức là phụ thuộc vào lửa to hay nhỏ. Có thể vì muốn lợi dụng áp suất này để tạo tiếng kêu nên người ta dùng đồng lá mỏng. Chứ không có nó thì tầu vẫn chạy.
Các bác thấy xe máy, ô tô khi ống xả bị ngập có chút nước mà không ga đủ lớn thì cũng chết máy.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-4
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
4,322
Động cơ
626,272 Mã lực
Nơi ở
Vietnam
OK các Bác đợi tý Em kiểm tra lại nhé, đề tài này bắt đầu hay rồi đây ...

Bây giờ chẳng cần bác đổ nước vào bác cứ đốt lửa lên thả nó xuống nước tự khắc nó sẽ chạy ( nhưng lâu hơn là đổ nước sẵn ). cái này thì cũng vừa test lại
Cái này có lẽ là do nước vẫn còn nằm lại trong hộp do lần trước chạy nó nằm lại ko lẽ đốt ko khí, sẽ chẩy thiếc hàn ngay ...

Nếu 1 ống hút vào và 1 ống đẩy ra sẽ rất khó làm cho tầu đi thẳng ( mặc dù tầu có bánh lái )
Còn khi nó phì hết ra rồi thì bên trong nó còn cái gì đâu mà áp suất nó chẳng giảm hả bác. Khi áp suất cân bằng sẽ là lúc chu trình được bắt đầu từ đầu
Giảm (nếu có như bác giải thích) thì vẫn ko thể là áp âm để hút nước được.

Cái nồi hơi bằng lá đồng có thể phập phồng vì cấu tạo sao cho hơi không thoát thẳng ra không khí mà phải có áp suất đủ lớn thì mới ra được. Thực tế hơi trong nồi hơi phải thắng áp suất nước ở đầu ống thì mới ra được, vì vậy nhịp nổ của máy này phụ thuộc công suất sinh hơi của nồi, tức là phụ thuộc vào lửa to hay nhỏ. Có thể vì muốn lợi dụng áp suất này để tạo tiếng kêu nên người ta dùng đồng lá mỏng. Chứ không có nó thì tầu vẫn chạy.
Các bác thấy xe máy, ô tô khi ống xả bị ngập có chút nước mà không ga đủ lớn thì cũng chết máy.
Cách giải thích của Bác có lý lắm , để E thử kiểm tra lại nhé

Vấn đề là Xem lại xem nó chạy 1 hồi có dừng lại ko hay chạy được mãi ...
Và kiểm tra xem có đẩy ra cả 2 ống ko ??

và kiểm tra xem đổ nước có vào khi đổ ở cả 2 đầu ống ...

Và cuối cùng E chưa muốn phá nó ra để xem vì hôm nay chưa đến Trung thu, đây là quà mua cho cu Con :):):)

@QuangDũng : Em độ này ko buôn "Bún trả" nữa bác ạ, Các mod độ này "soi" kinh lắm ...:D :D :D
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-4
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
4,322
Động cơ
626,272 Mã lực
Nơi ở
Vietnam
Đã kiểm tra xong và tầu cũng đã ko chạy được nữa vì rách miếng đồng ở trên (tấm đồng phập phồng nhiều lần quá nên bị rách).

Kết quả đúng như bác Niva4WD nói (y) (y) (y)

Đây là 1 cái nồi hơi ... khi nước sôi hoá hơi áp suất trong nồi và ống tăng nhưng chưa thắng được áp lực nước ở đầu ống do tự trọng của thuyền làm ống ngập sâu dưới nước, lúc này áp suất làm phồng miếng đồng trên mặt nồi hơi và tăng cho tới khi thắng áp lực nước tại đầu ống, hơi phụt ra đẩy thuyền đi, miếng đồng trên nắp nồi hơi lại trở về trạng thái ba đầu, chu trình mới lại tiếp diễn ... đến khi hết nước trong nồi hoặc hết dầu, nến thì ko "Nổ" được và chạy được nữa.

Đúng là miếng đồng đó chỉ để tạo tiếng kêu, nhưng chính bị bẻ lên xuống liên tục nên chỉ một thời gian là rách, nồi bị hở ko tạo được áp xuất ...

Và đúng là muốn tầu chạy được lâu thì ngoài đủ nhiên liệu nồi hơi phải chứa được nhiều nước nữa và thời gian khởi động sẽ lâu hơn.

Cám ơn bác Niva4WD, Quangdzung tại E thấy nó "nổ" nghe giống hệt động cơ diezen nên phức tạp hoá vấn đề :D :D :D :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Quạt

Xe điện
Biển số
OF-1427
Ngày cấp bằng
21/8/06
Số km
2,052
Động cơ
594,080 Mã lực
Tuổi
51
Ngay tối hôm qua đã có một phóng sự về món đồ chơi này trên VTV. Món đồ chơi được một gia đình ở Thanh xuân sản xuất, đã hai đời làm nghề này. Tuy bây giờ lãi xuất của món hàng này không được là bao nhưng ông Bố hiện đã gần 80 tuổi vẫn khuyến khích ông con tầm hơn 40 cứ mỗi độ trung thu về lại sản xuất một số lượng nhỏ đem ra chợ Hàng Mã bán nhắm gìn giữ một nét đẹp cũng như một món đồ chơi Handmade phải nói là cũng rất cầu kỳ. Tối quá em còn được nhìn thấy máy con tàu chiến hơn nhiều, nhìn giống tàu sân bay của Mỹ nhưng gắn cờ Việt nam. Hôm nay phải chốn việc ra hàng mã mua một con về trưng bày mới đươc. Nhìn thấy nó vẫn cứ xao xuyến thế mới lạ.
 

Niva4WD

Xe tải
Biển số
OF-30
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
294
Động cơ
585,600 Mã lực
Cám ơn bác Nakio trong chuyến "hoài cổ" trở về thời thơ ấu đã mang lại cho anh em OF những hoài niệm êm đềm. Và câu chuyện lại kết thúc bằng việc nghiên cứu thực nghiệm cái máy thuỷ, tuy đơn sơ nhưng rất thú vị, này.
 

Drifter

Xe buýt
Biển số
OF-1761
Ngày cấp bằng
1/10/06
Số km
832
Động cơ
577,820 Mã lực
Nơi ở
Ba Dinh - Hanoi
Em rất thích đọc lại bài của các bác trong topic này, nghe các bác kể về kỷ niệm tuổi nhỏ em thấy cũng có mình trong đó. Kể cả xem các bác tranh luận về cơ cấu hoạt động cũng hay nữa... hì hì y như hồi nhỏ.
 

Hai Tạ Thóc

Xe hơi
Biển số
OF-2263
Ngày cấp bằng
4/11/06
Số km
188
Động cơ
1,189,999 Mã lực
HIc hic - ngày xưa em với mấy thằng ở xóm cũng có 1 chú này đấy - thả ra sông nhuệ chạy phành phạch còn buộc dây chỉ vào nữa - bây giờ mang ra mấy cái hồ chắc gặp chú xế thuỷ tốc độ cao nào lượn qua phát chắc chìm nghỉm quá :52:
 

quangna

Xe tăng
Biển số
OF-2948
Ngày cấp bằng
2/1/07
Số km
1,747
Động cơ
577,620 Mã lực
Nơi ở
5 Trần Thánh Tông
nhìn mà em lại nhớ....dù chưa được chơi bao giờ vì em còn làm loại thủ công hơn, đó là chế bằng xốp và chạy bằng lực đàn hôì của dây chụn
 

humxam

Xe hơi
Biển số
OF-2421
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
172
Động cơ
566,410 Mã lực
Ngày xưa em cũng chơi cái này ! Cùng đám bạn thả xuống ao rồi bơi theo (trốn nhà, sợ bỗ mẹ biết nên bơi phải trần truồng thôi các pac ah :D :D )

Nhớ wa !!!
 

UDM

Xe máy
Biển số
OF-1004
Ngày cấp bằng
29/7/06
Số km
76
Động cơ
576,750 Mã lực
Các bác bàn tán xôn xao về công nghệ của cái máy này làm em ngứa mồm cũng xin tham gia 1 tí.

Thứ nhất là không thể có chuyện nước phụt ra từ 2 ống. Vì sao? Nếu nước phụt ra từ 2 ống cùng 1 lúc thì có nghĩa là bên trong ống và cả trong cái "nồi hơi" đều không có gì, tức là điều kiện chân không (trước khi xảy ra quá trình hút vào theo như giải thích của 1 bác). Các bác không thể tạo ra chân không bằng cái đèn dầu và ống bơ được. Có lẽ ở đây ai cũng hiểu sự chênh lệch áp suất giữa 1 atm và chân không là lớn như thế nào.

Cái động cơ này hoạt động được nhờ sự di chuyển của dòng nước lạnh và nóng.
Đơn giản thôi. Khi bị đốt nóng, nước trong "nồi hơi" sẽ bị nở ra (không cần sôi), áp suất trong nồi hơi tăng, nước nóng sẽ phải tìm đường thoát ra ngoài.

Đường nào? có 2 ống dần ra ngoài, vậy nước nóng sẽ chọn 1 trong 2, hoặc cả 2. Khi nước thoát ra thì áp suất trong "nồi hơi" sẽ lại giảm và lượng nước nóng thoát ra cần phải được thay thế bằng 1 thể tích nước tương ứng. Do vậy nước lạnh sẽ được hút vào. Quá trình tuần hoàn này phải diễn ra liên tục. giống như khi ta đun nước, có thể nhìn thấy những dòng nước nóng và lạnh luân chuyển trong nồi nước cho tới khi toàn bộ nước trong nồi có chung nhiệt độ.

Vì ta không bao giờ biết nước sẽ ra đường nào và vào đường nào nên phải làm 2 ống song song ở phía sau tàu. Nếu làm 1 ống hút trước và ống xả sau thì bắt buộc phải sử dụng van 1 chiều ở ống hút, điều này là không tưởng đối với khả năng và trình độ của người thợ thủ công.

Trường hợp nước nóng thoát ra đều ở cả 2 ống cùng 1 lúc có thể nói là không xảy ra, chỉ cần 1 chênh lệch nhỏ sẽ khiến lượng nước lạnh được hút vào ở 1 ống lớn hơn so với bên kia và quá trình hút vào đẩy ra ở 2 bên sẽ trở thành 1 chiều.

Khi các bác nhấc tàu lên thấy nước chảy ra ở cả 2 ống là vì lực trọng trường sẽ làm cho nước chảy ra, nước chảy chỗ trũng mà bác. trong 2 ống luôn luôn có nước, bác cứ nhấc lên thì nước phải chảy ra thôi.

Việc không cần đổ nước mà tàu vẫn chạy là có thật. Cái này em cũng từng chơi rồi. Giải thích cho điều này thì cung như khi có nước thôi. Không khí chẳng qua cũng là chất lỏng, khi đốt nóng cũng nở ra và phải tìm đường thoát. Nhưng vì ở dưới nước nên thay vì hút khí vào, hệ thống sẽ hút nước, và chiếc tàu sẽ chạy bình thường.

Thường thì ta mồi nước vào trước để đảm bảo "nồi hơi" không bị quá nóng mà chảy thiếc ra.

Giải thích về sự hiện diện của miếng đồng. Đồng là chất truyền nhiệt tốt nhất sau bạc và vàng, vì vậy không có vật liệu nào tốt hơn đồng để làm cái "nồi hơi" đấy cả. Nếu bác làm bằng thép thì các bác sẽ phải đun rất lâu nó mới có thể làm cho nước trong nồi nóng lên, khi nước nóng rồi thoát ra ngoài rồi, nước lạnh mới được hút vào sẽ lại phải đợi 1 thời gian lâu nữa mới nóng lên được. Kết quả là tàu sẽ không chạy liên tục. Thêm vào đó, miếng sắt cứng cũng không thể tạo ra tiếng kêu phạch phạch đặc trưng của con tàu.

Dành cho bác nào vẫn còn đang băn khoăn:

Nước không bị đun sôi hay hóa thành hơi mà chỉ cần nóng lên là cũng đủ tạo ra chênh lêch áp suất với nước lạnh. Khi nước nóng lên sẽ nở ra, áp suất được giữ nguyên nhưng thể tích tăng làm miếng đồng phồng lên cho tới khi không phồng được nữa. Lúc này thể tích là không đổi nhưng nhiệt độ tiếp tục tăng làm cho áp suất tăng, nước nóng sẽ phải tìm đường ra ngoài.

Nước không bị đẩy ra bởi tác dụng của miếng đồng mà là chảy ra. Nước nóng chảy ra nước lạnh chảy vào. Để có hiện tượng này thì chênh lệch áp suất chỉ cần rất ít.
 
Chỉnh sửa cuối:

khangletrung

Đi bộ
Biển số
OF-7950
Ngày cấp bằng
12/8/07
Số km
5
Động cơ
538,040 Mã lực
Hồi xưa em cũng được chơi ké của thằng em họ, nhưng chỗ em ở không có sông suối nên thường thì chỉ bẻ bánh lái cho nó chạy vòng vòng trong thùng phuy, thỉnh thoảng mới được thả ra các vũng nước mưa to tướng trước nhà. Có hôm cãi nhau nó không cho chơi chung đứng xa nhìn buồn chết đi đươc.
 

sungak

Xe tăng
Biển số
OF-2978
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
1,574
Động cơ
575,600 Mã lực
Nơi ở
Gần nhà ông bes
Website
www.myhyec.com
Bác nào được chơi rồi là sướng hơn em, đến tận bây giờ, hơn 3x tuổi rồi em vẫn chưa được sở hữu quả thuyền này lần nào :((
 

giang_choi2003

Xe máy
Biển số
OF-3577
Ngày cấp bằng
2/3/07
Số km
84
Động cơ
555,230 Mã lực
Tuổi
48
Các bác lại làm em nhớ tuổi thơ rồi.
Hôm nào anh em OF chế tàu bằng bọt biển rồi đi thả thi đê
 

greatwiner

Đi bộ
Biển số
OF-12415
Ngày cấp bằng
3/1/08
Số km
7
Động cơ
523,760 Mã lực
Hị hị , thế gập thuyền giấy thả thi cũng đươc.
 

CHI HUA HUA

Xe buýt
Biển số
OF-7343
Ngày cấp bằng
22/7/07
Số km
813
Động cơ
548,220 Mã lực
Tuổi
51
Website
www.adz.com.vn
Em nhớ có 1 lần tivi giới thiệu bây giờ chỉ còn duy nhất 1 gia đình ở xóm Hồng ,Khương Hạ ,Khương Đình ,Thanh Xuân còn làm loại tàu thuỷ sắt tây này.
 

nguyenhoangtam

Xe tải
Biển số
OF-3725
Ngày cấp bằng
10/3/07
Số km
329
Động cơ
556,616 Mã lực
Nhớ tuổi thơ quá, lúc nhỏ cứ rằm tháng tám là em đòi mua bằng được. Nhưng thằng con em bây giờ rằm tháng tám cho nó đi Hàng Mã hỏi có thích không thì nó bảo chỉ thích siêu nhân thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top