[Funland] Tàu chiến Mỹ, tàu kiểm ngư Việt Nam, tàu Hải Dương 4 xuất hiện gần nhau ở Biển Đông

Spencie

Xe tăng
Biển số
OF-733395
Ngày cấp bằng
20/6/20
Số km
1,494
Động cơ
84,289 Mã lực
Cháu nhìn thấy tàu kiểm ngư của VN hơi bé, giá có tàu kiểm ngư cỡ to hơn ở khu vực tranh chấp này thì tốt hơn.
Ngư dân ta đi biển nhìn thấy tàu kiểm ngư VN to to 1 tý cũng yên tâm hơn. Mịa giờ đi đánh cá trên vùng biển của mình mà cũng nơm nớp lo sợ các cụ nhỉ. Chán. :D
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,230
Động cơ
688,809 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tàu mình bé, có anh Mỹ cao to tháp tùng là vui rùi :))
 

xedapchongnguoc

Xe tăng
Biển số
OF-561171
Ngày cấp bằng
28/3/18
Số km
1,166
Động cơ
161,700 Mã lực
Tuổi
32
Việt nam mới đưa cái dàn khoan mới ra biển làm tình hình khá phức tạp. Con kiểm ngư nhìn bé tý so với 2 con kia
 

sudichat2002

Xe container
Biển số
OF-48729
Ngày cấp bằng
14/10/09
Số km
5,955
Động cơ
535,366 Mã lực
Yêu cầu tàu Mẽo cút ra khỏi khu vực tranh chấp của Khựa với Việt Nam, đây là vấn đề tranh chấp nội bộ 2 bên - 1 Khựa nô hậm hực chia sẻ...
 

xedapchongnguoc

Xe tăng
Biển số
OF-561171
Ngày cấp bằng
28/3/18
Số km
1,166
Động cơ
161,700 Mã lực
Tuổi
32
Có khi thằng mẽo đứng nhìn 2 thằng đập nhau chán chê xong lấy cớ bảo vệ hòa bình biển Đông mới vô đc
 

NDTBM

Xe điện
Biển số
OF-191612
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
2,841
Động cơ
390,229 Mã lực
Nơi ở
2Bà.HàN
Có lẽ đây là một phiên bản rút gọn cuộc tập trận HQ ngoài kế hoạch (do từ 2018 TQ không được mời tham dự RIMPACT ) chăng??? ;)

Đây có thể nói là cuộc tập trận không tuyên bố, hay hơn mấy cuộc tập trận thường niên của Mẽo với các đồng minh nhiều. :P
 

BánhLái

Xe tải
Biển số
OF-154685
Ngày cấp bằng
30/8/12
Số km
312
Động cơ
350,889 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Mình chắc không đầu tư tầu lớn hoành tráng được mà e nghĩ có đầu tư được thì làm mấy con nhỏ mà có võ còn hơn
 

Jade2110

Xe buýt
Biển số
OF-545495
Ngày cấp bằng
12/12/17
Số km
770
Động cơ
168,001 Mã lực
Sự phối hợp đã đc lên kế hoạch trước
 

xuanleelee

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-729297
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
122
Động cơ
73,296 Mã lực
Gặp thằng Nhật thì nó cứ mang quân ta lấy, như cái đảo Điếu Ngư 😙
Đảo Điếu Ngư là Nhật được Mỹ dâng cho chớ làm sao giám lấy của Khựa, với lại quân Khựa cái thời trước năm 1945 sao sách được với quân Nhật
 

ngocmai227

Xe lăn
Biển số
OF-354323
Ngày cấp bằng
11/2/15
Số km
13,334
Động cơ
2,156 Mã lực
Nơi ở
Ở nhà vợ nuôi.
Mặc dù rất quý khựa nhưng Mẽo bấm nhầm nút phóng tên lửa vào tầu khựa thì tốt :))
 

zinhaicau

Xe điện
Biển số
OF-29884
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
3,391
Động cơ
381,294 Mã lực
Đận này thích đâm luôn,không chơi té nước nữa đâu....đang lụt cmn đến tận ngực òi...sợ nước òi...
Sao e thấy các tàu lớn cứ thích cắt mặt đường đi của tàu khác nhỉ, giả sử bị đâm thì tàu đâm có lợi thế hơn tàu chặn cắt mặt chứ ạ.
 

Chelski

Xe điện
Biển số
OF-30410
Ngày cấp bằng
3/3/09
Số km
2,999
Động cơ
515,789 Mã lực
P/S có mỗi báo tuổi trẻ dám đưa thông tin chi tiết về vụ này :)

TTO - Hình ảnh do Hải quân Mỹ công bố cho thấy tàu USS Gabrielle Giffords và một tàu kiểm ngư Việt Nam đã cùng xuất hiện tại khu vực tàu khảo sát Trung Quốc hoạt động dưới sự hộ tống của một tàu hộ vệ tên lửa.
Tàu chiến Mỹ, tàu kiểm ngư Việt Nam, tàu Hải Dương 4 xuất hiện gần nhau ở Biển Đông - Ảnh 1.
USS Gabrielle Giffords tăng tốc tiến tới khu vực tàu kiểm ngư Việt Nam (số 2) đang chạm trán với tàu Hải Dương 4 (số 1) - Ảnh: US NAVY
Các hình ảnh được công bố ngày 2-7 cho thấy không chỉ có USS Gabrielle Giffords xuất hiện gần tàu Trung Quốc ngày 1-7 tại một khu vực không xác định trên Biển Đông.
Một bức ảnh toàn cảnh được chụp từ trên cao khác cho thấy có 4 tàu trong vụ việc. Ngoài tàu chiến Mỹ còn có một tàu kiểm ngư của Việt Nam và hai tàu Trung Quốc, trong đó có một tàu hộ vệ tên lửa.
Các bức không ảnh do Mỹ công bố cho thấy một tàu kiểm ngư Việt Nam (không rõ số hiệu) thuộc lớp tàu tuần tra KN-750 dường như đã cơ động chắn ngang đường tàu Trung Quốc có thể tiến tới.
Tàu chiến Mỹ, tàu kiểm ngư Việt Nam, tàu Hải Dương 4 xuất hiện gần nhau ở Biển Đông - Ảnh 2.
Tàu Hải Dương 4 (số 1) bị tàu kiểm ngư Việt Nam (số 2) chắn trước mặt trong lúc tàu chiến Mỹ chạy cắt đuôi - Ảnh: US NAVY
Ít nhất hai hình ảnh được chụp từ trực thăng hoặc thiết bị bay không người lái của USS Gabrielle Giffords cho thấy có vẻ như tàu tuần tra của Việt Nam đã bám đuổi tàu Trung Quốc trước khi tàu Mỹ xuất hiện.
Dựa trên vệt nước trên mặt biển, USS Gabrielle Giffords dường như đã tăng tốc và cắt ngang đội hình của tàu Trung Quốc trước khi so kè với tàu Hải Dương 4. Một hình ảnh khác cho thấy tàu hộ vệ tên lửa của hải quân Trung Quốc đã di chuyển sau hành động của tàu Mỹ.
Tàu chiến Mỹ, tàu kiểm ngư Việt Nam, tàu Hải Dương 4 xuất hiện gần nhau ở Biển Đông - Ảnh 3.
Không ảnh toàn cảnh cho thấy có ít nhất 4 tàu xuất hiện gần nhau ngày 1-7 gồm tàu hộ vệ tên lửa (số 1) và tàu Hải Dương 4 (số 2) của Trung Quốc, tàu kiểm ngư lớp KN-750 của Việt Nam (số 3) và tàu chiến Mỹ - Ảnh: US NAVY
Dữ liệu hàng hải trên trang Marine Traffic cho thấy tàu khảo sát của Trung Quốc đã chuyển hướng khỏi khu vực và tăng tốc về phía bắc chỉ một ngày sau vụ việc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa đưa ra bình luận.
Đây không phải là lần đầu tiên tàu khảo sát Trung Quốc tiến xuống Biển Đông. Giới học giả nhận định không chỉ khảo sát dầu khí, các tàu khảo sát Trung Quốc còn tranh thủ vẽ bản đồ đáy biển cho tàu ngầm hoạt động.

Một số thông tin trên báo quốc tế nói Hải Dương 4 đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 2-7, khi được hỏi về hoạt động của tàu Hải Dương 4 của Trung Quốc trên Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: "Chúng tôi cho rằng các hoạt động thăm dò, khảo sát phải có sự đồng ý của Việt Nam, phù hợp công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982).
Việc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và UNCLOS 1982 có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực biển đông, trong khu vực cũng như trên thế giới".
Tàu chiến Mỹ, tàu kiểm ngư Việt Nam, tàu Hải Dương 4 xuất hiện gần nhau ở Biển Đông - Ảnh 4.
Hình ảnh cho thấy tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc (khoanh đỏ) cơ động sau khi bị tàu Mỹ cắt ngang đội hình - Ảnh: US NAVY
USS Gabrielle Giffords không hề xa lạ với Trung Quốc. Đây là tàu đã đối đầu với tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc cùng đội tàu hộ tống của nó khi các tàu này được cho là quấy rối tàu khoan dầu khí của Malaysia trên Biển Đông hồi tháng 5.
Hải quân Mỹ xác nhận USS Gabrielle Giffords đã hoạt động gần tàu khảo sát Hải Dương 4 của Trung Quốc trên Biển Đông ngày 1-7. Con tàu đang trong giai đoạn triển khai luân phiên tới khu vực nhằm tăng cường tác tương tác giữa Mỹ với đối tác và phục vụ như một lực lượng sẵn sàng phản ứng nhanh.
USS Gabrielle Giffords thuộc lớp tàu Independence và là tàu chiến đấu ven bờ đầu tiên được trang bị tên lửa chống hạm. Khác với các tàu khu trục, thiết kế của các tàu thuộc lớp Independence cho phép chúng cơ động nhanh nhẹn tại các vùng nước nông trên Biển Đông.
Truyền thông nhà nước và các học giả Trung Quốc đã chỉ trích tàu chiến Mỹ gây hấn trên Biển Đông, cáo buộc Washington đang áp đặt tiêu chuẩn kép với Bắc Kinh.
Tàu chiến Mỹ, tàu kiểm ngư Việt Nam, tàu Hải Dương 4 xuất hiện gần nhau ở Biển Đông - Ảnh 5.
Một tàu kiểm ngư thuộc lớp KN-750 của Việt Nam thử nghiệm trên biển - Ảnh chụp màn hình
Lầu Năm Góc lên án Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa
Rạng sáng 3-7 (giờ Việt Nam), Bộ Quốc phòng Mỹ đã phát đi thông cáo lên án cuộc tập trận 5 ngày của Trung Quốc ở phía bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Thông cáo nhấn mạnh hành động của Trung Quốc đang làm "mất ổn định hơn nữa Biển Đông" và "vi phạm cam kết của các bên trong Tuyên bố năm 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)".
Lầu Năm Góc khẳng định những hành động của Trung Quốc đang trái ngược với tầm nhìn của Mỹ về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó "tất cả các quốc gia dù lớn nhỏ đều được đảm bảo chủ quyền, không bị cưỡng ép và có quyền theo đuổi phát triển kinh tế phù hợp với các quy tắc và luật pháp quốc tế".
Thông cáo kết thúc bằng lời cảnh báo Mỹ sẽ tiếp tục theo dõi các động thái của Trung Quốc "với mong muốn Bắc Kinh sẽ giảm quân sự hóa và cưỡng ép các bên ở Biển Đông".
Cũng may có con LCS 10 . USS Gabrielle Giffords tác chiến ven bờ của Hải quân Mỹ xuất hiện đúng thời điểm, không thì con Hải Dương 9 của Trung Quốc cùng đội tầu hộ tống của nó cậy to khỏe đã đâm thẳng tầu Kiểm ngư của Việt Nam bé tí tẹo kia rồi !
 

xuanleelee

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-729297
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
122
Động cơ
73,296 Mã lực
Óe, năm sau Mỹ định loại biên 4 tàu LCS như thế này .. hay ta đề nghị mua chịu cả lô nhỉ
Tầu nhỏ KN 750 là tầu của VN đóng không phải tầu loại biên của Mẽo... mà nghe nói tầu Mẽo to đùng nhưng khả năng cơ động kém, cũng như chi phí nhiên liệu tón kém lắm ...
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,423
Động cơ
291,729 Mã lực
Sao e thấy các tàu lớn cứ thích cắt mặt đường đi của tàu khác nhỉ, giả sử bị đâm thì tàu đâm có lợi thế hơn tàu chặn cắt mặt chứ ạ.
Cái này để bàn thì sẽ khá dài! ( về nguyên lý,cách thức,sự hoạt động)bác có thể gg. Còn để lái sang chính trị thì ...thôi!
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,423
Động cơ
291,729 Mã lực
Èo khiếp, nhà mình tự đóng những 50 con KN750, cũng ngon cơm chớ bộ

Screenshot_20200703-120919_Chrome.jpg
Thực ra trong khả năng mà bác. Ngon thì ngon rồi...
Có điều về vũ khí,khí tài thì không công khai.
Cá nhân em tin 1 điều,về quân sự VN mình không phải đậu vừa rang đâu ợ.
 

zinhaicau

Xe điện
Biển số
OF-29884
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
3,391
Động cơ
381,294 Mã lực
Cái này để bàn thì sẽ khá dài! ( về nguyên lý,cách thức,sự hoạt động)bác có thể gg. Còn để lái sang chính trị thì ...thôi!
E chỉ ko hiểu đơn thuần về vật lý chuyển động thôi ạ. Tàu bé cắt mặt tàu to, nó đâm dễ chìm ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top