Hải quân Mỹ cho biết, tàu USS Detroit phát sinh hàng loạt vấn đề tại hệ thống động cơ không lâu sau khi nó rời khỏi căn cứ Mayport ở bang Florida. Sự cố khiến con tàu không thể tiếp tục hành trình và thủy thủ đoàn đã yêu cầu được trợ giúp từ lực lượng cứu hộ để dưa chiếc tàu này quay trở lại cảng.
"USS Detroit đã gặp phải một tai nạn kỹ thuật liên quan đến hệ thống động cơ khiến con tạu phải quay về cảng để tiến hành sửa chữa", Hải quân Mỹ cho biết trong một tuyên bố.
Được biết, đây là lần thứ 3 kể từ năm 2016, USS Detroit - chiếc tàu LCS thứ 7 bị hỏng động cơ khi đang thực hiện nhiệm vụ. Hiện Hải quân Mỹ vẫn chưa có tuyên bố chính thức nào về mức độ nghiệm trọng của những lần phát sinh sự cố này nhưng theo chuyên gia của tờ Defense News, động cơ của USS Detroit phải được thay thế.
Lỗi này được phát hiện ra vào hồi tháng 7, sau khi các kĩ sư đang tìm hiểu một vấn đề khác ở hệ thống bơm nước biển trên con tàu. Nhưng kể từ đó đến nay, sự cố vẫn chưa khắc phục được triệt để.
View attachment 5605379
X
Hồi háng 12/2015, tàu USS Milwaukee cùng lớp đã gặp lỗi động cơ khi đang trên đường đi tới Nova Scotia và phải quay về cảng tại Virginia, Mỹ.
Trong khi đó, đến tháng 1/2016, tàu USS Fort buộc phải ngừng hoạt động vì lỗi động cơ sau khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên biển Đông. Nó phải dành tới 8 tháng để sửa chữa tại Singapore trước khi quay trở về Mỹ. Hậu quả của vụ việc khiến hạm trưởng Michael Atwell phải từ chức.
Ngoài các lỗi kĩ thuật nói trên, cả chiến hạm LCS Independence và Freedom trở thành nỗi thất vọng của Mỹ với nhiều vấn đề nan giải khác. Mỹ xây dựng LCS theo kiểu module để giúp nó dễ dàng biến đổi nhằm thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như chống tàu ngầm, chống tàu mặt nước và chống mìn.
Tuy nhiên, 8 năm sau khi chiếc tàu đầu tiên được hạ thủy, các module tách rời vẫn chưa thể hoàn thiện và hoạt động như công bố ban đầu. Đây chính là nguyên nhân khiến Hải quân Mỹ đang lên kế hoạch đóng chiến hạm FFG để thay thế.
Hải quân Mỹ đã lên kế hoạch đóng mới 20 chiếc FFG hiện đại để cấp tốc nâng cao sức mạnh cho hạm đội, những chiến hạm này sẽ có lượng giãn nước vào khoảng 4.000 - 6.000 tấn, trị giá 950 triệu USD mỗi tàu, mức giá trên nằm giữa Arleigh Burke (1,8 tỷ USD) và LCS (700 triệu USD).
Đã có nhiều công ty đóng tàu nổi tiếng trên thế giới tham gia chương trình lựa chọn mẫu FFG mới của Hải quân Mỹ, bao gồm cả BAE Systems của Anh, Fincantieri đến từ Ý hay Navantia của Tây Ban Nha...
Tuy nhiên đáng chú ý hơn cả vẫn là phiên bản nâng cấp mẫu tàu chiến ven bờ LCS được Tập đoàn Lockheed Martin giới thiệu với lợi thế hàng nội địa thì khả năng thắng cuộc của nó là rất lớn.
Hải quân Mỹ hủy bỏ nhiệm vụ tuần tra khi chiến hạm USS Detroit (LCS 7) bỗng dưng chết máy khi đang làm nhiệm vụ.
baodatviet.vn