đề nghị các nước có kênh đàomang sách vở sang VN học hỏi kinh nghiệm
dã man quá cụ ơiVụ này thiệt hại nhiều tỷ usd, nếu ko giải cứu kịp thời còn ảnh hưởng đến giao thương toàn cầu.
Cụ có ảnh hiện tại ko ạ? Post lên cho mọi người biết.Kênh Suez "Việt Nam" là con kênh đào cắt ngang đảo Cát Hải (Hải Phòng) để tàu thuỷ dưới 7000 tấn từ Lạch Huyện vào thẳng cảng Hải Phòng. Kênh này được đào khoảng 2005
Kiểu thế giới có gì- đông Lào em có thứ đóCụ so sánh không khập khiễng mà phải nói là tập tễnh. Cái bến thuỷ nội địa này thì có mấy tàu bè đâu
Cụ có ảnh hiện tại ko ạ? Post lên cho mọi người biết.
Cụ ko biết các cụ ấy troll à?Cụ so sánh không khập khiễng mà phải nói là tập tễnh. Cái bến thuỷ nội địa này thì có mấy tàu bè đâu
Hay quá mà em hết diệu dồi. Kính cụ !
Nhân tiện em kể về lịch sử Cảng Hải Phòng
Năm 1888, sau khi vua Đồng Khánh ký nhượng một phần đất Hải Phòng, người Pháp tiến hành xây dựng cảng Hải Phòng
Phải nói chính xác ban đầu là người Pháp chọn xây dựng cảng ở Cái Lân (Hạ Long), vì ở đó cảng nước sâu, không bị sông bồi lấp.
Cảng Hải Phòng nằm trên sông Cấm, thuộc hệ thống sông Thái Bình, phù sa rất nhiều, làm lòng sông bị bồi lấp, khiến tàu dẽ mắc cạn.
Cách đây 150 năm, tàu viễn dương thời đó trọng tải chỉ chừng 1.500 tấn, và sông lúc đó chưa bị bồi, thêm nữa Hải Phòng đã là cửa ngõ buôn bán với nước ngoài qua thương nhân Ấn Độ và Trung Quốc, người Pháp đành chấp nhận Cảng Hải Phòng trên sông Cấm và có hẳn một đội nạo vét bùn để khai thông luồng lạch
Các cụ chú ý, em nói trọng tải DWT, chứ không nói sức giãn nước của tàu. Trọng tải = Sức giãn nước của tàu - trọng lượng khô của tàu
Lúc đó tàu hàng nước ngoài còn nhỏ đi từ ngoài cửa Nam Triệu vào cảng Hải Phòng (cầu Tân Vũ chưa hề xây dựng) cũng đã chật vật.
Sau 100 năm, sông Cửa Cấm bị bồi lấp, khiến tàu bè vào Cảng Hải Phòng phải chờ thuỷ triều cao mới ra/vào được, trọng tải hàng hoá trên tàu cũng chỉ trên dưới 2.500 tấn, không phù hợp với tốc độ phát triển hiện tại
Năm 2005, Việt Nam bắt đầu cho đào một con kênh xuyên đảo Cát Hải để tàu thuỷ dưới 2.500 tấn đi vào được cảng Đình Vũ và cảng Hải Phòng trong bất cứ thời gian nào. Con kênh này máng tên Cái Tráp (mới), thuê Công ty Bỉ đào. Người Bỉ mang tàu từng đào kênh Suez sang. Con tầu này cũng mang tên Suez từng mở rộng kênh Suez, nên lúc đầu nhiều người gọi tên là “kênh Suez”. Gọi là đào không hẳn đúng, vì chỗ đào kênh là bùn lầy, nên tàu phải lấy đất vừa đào san lấp mặt bằng và cạp bờ....
Năm 2015, kênh Cái Tráp (mới) được hoàn thành, cho phép tàu trọng tải 2.500 tấn ra vào sông Cấm tiếp cận cảng Hải Phòng, cảng Vật Cách. Tàu bè từ nay không phải qua cửa Nam Triệu nữa, vì thế cầu Tân Vũ được xây dựng để nối Hải Phòng với cảng nước sâu Lạch Huyện
Ngày nay những tàu viễn dương có sức chở tầm 15-20.000 tấn, sẽ cập cảng Lạch Huyện, với hệ thống đường kết nối với cao tốc Hà Nội –Hải Phòng – Quảng Ninh sẽ thúc đẩy giao thương
Trước đó khoảng 1980, người ta cũng đào kênh Cái Tráp (nhỏ) để tàu thuyền nhỏ (dưới 600 tấn) qua lại kết nối với Quảng Ninh (tàu to không thể qua lối này, mà vẫn phải đi cửa Nam Triệu).
Trước khi có kênh Cái Tráp (cũ), tàu bè nhỏ từ Hải Phòng đi Quảng Ninh phải chạy vòng vèo qua sông Chanh chật hẹp và khoảng cách xa thêm gấp đôi hiện nay