[Funland] Tất tần tật về vấn đề học thêm dạy thêm

NamMTCAR

Xe tải
Biển số
OF-527001
Ngày cấp bằng
15/8/17
Số km
492
Động cơ
176,880 Mã lực
Tuổi
60
Em nghĩ cho con ở nhà tự học hay hơn, vì con đi học cả ngày rồi tối mình kèm con cũng được. Nhưng nếu không cho đi thì chắc chắn f1 cụ chủ sẽ gian nan vs cô giáo hơn các bạn khác trong lớp đấy.
 

Dqlong

Xe tăng
Biển số
OF-305616
Ngày cấp bằng
19/1/14
Số km
1,630
Động cơ
315,021 Mã lực
Rất nhiều người có quan điểm học hành sai lầm như cụ.
Học trong trường thì phải nghiêm túc học đầy đủ các môn trong sgk, bắt đầu tập cho trẻ khả năng hấp thụ kiến thức trên lớp và khả năng tự học ở nhà.
Tiếng Anh cũng đơn thuần chỉ là 1 môn học, nhiều phụ huynh quá chú trọng môn này bắt con học thêm hàng chục năm mà kết quả chả dc bao nhiêu. Các ph đó k biết rằng khi cần, chỉ cần 1 năm học tập trung là các cháu có thể có đủ khả năng đi du học.
Còn chuyện kỹ năng mềm hay trải nghiệm là việc của gianđình chứ k phải việc của nhà trường, đừng lẫn lộn. Em vẫn dạy con bơi lội, thể thao, nấu ăn...và k bao giờ xác định những cái này học ở trường.
Chuẩn cụ, rất nhiều phụ huynh không biết cách dạy, đã làm con đi sai đường, đúng là giáo dục trong thời đại này phải thay đổi, phải có kỹ năng mềm, phải biết thích nghi, phải giỏi ngoại ngữ... nhưng trên thực tế, nhiều học sinh lớp 1 đọc chưa thông, viết chưa thạo ??? Vậy sang lớp 2 thì nó học thế nào ? Câu tiếng Việt chưa biết viết, không có cấu trúc gì cả, làm sao viết được câu Tiếng Anh ? Và khi nó thấy khó, thì rõ ràng nó phải thể hiện là nó thiên về cái nọ, cái kia, hoặc có vô vàn lý do, bố mẹ hiện đại thì lại bảo: ừ, cho nó phát triển theo cá nhân (vd thấy nó thích vẽ thế là động viên nó cứ vẽ thôi, không cần học cái khác lắm) -> như vậy nếu đấy không phải là cá nhân thực sự của nó, vài năm sau mới phát hiện ra nó vẽ chả ra cái gì cả, đến lúc đấy vẫn chưa đọc thông viết thạo, cũng chả biết tính toán gì, không theo được trình độ của một lớp phổ thông, không trường nào nhận... vậy tương lai chúng nó sẽ đi đến đâu ? Vì vậy các bố mẹ cũng nên cân nhắc kỹ khi nghĩ rằng mình đang làm điều tốt nhất cho con, hay là đang đưa con vào một con đường không lối thoát. Ngay như em, cho con học 1 trường quốc tế, em cũng thấy rằng nhiều cái mình nghĩ trước đó là sai lầm:
- Trường dạy nhẹ nhàng hơn: không hề, vì vẫn phải dạy Tiếng Việt, dạy Toán song song với dạy Tiếng Anh và vô số thứ linh tinh khác (mỹ thuật, âm nhạc, đời sống, thể dục....); và đa phần bố mẹ đều nghĩ rằng con học trường quốc tế, trả nhiều tiền rồi thì trường phải lo, nên các thầy cô cũng rất áp lực, nên cũng yêu cầu các con học khá nhiều, và phải cho thêm bài tập về nhà mới đảm bảo kiến thức Toán, Tiếng Việt.
- Chất lượng cao hơn: lại càng không, trẻ con ở đây đa phần toàn hoàng tử, công chúa, nhiều đứa rất khó bảo, học không tập trung, ra bài tập về nhà thì nó 1 là tự bỏ qua, 2 là bố mẹ cũng chẳng quan tâm (với lý thuyết là về nhà là không cần làm bài gì hết) -> đến cuối năm lớp 1 mới biết là đa số có trình độ toán, tiếng việt thua các trường công. Đến lúc đấy lại tặc lưỡi là: tại vì chúng nó học được nhiều kỹ năng mềm. Nhưng mềm đâu không biết :D vì nói thật đa số những đứa đấy cũng chỉ biết tự ăn, tự mặc, tự tắm, tự đi vệ sinh, chưa làm được gì cả (ngày xửa ngày xưa em chỉ học trường làng, tuổi đấy em đã biết đi câu cá, lội ao, đi bán ổi, nấu cơm bằng bếp củi, bếp trấu... rồi)
- Nhiều bố mẹ thấy thất vọng nhưng chẳng dám cho con chuyển trường vì bị tiêm vào đầu cái khái niệm: trẻ học trường tư ra không hoà nhập được với trường công, toàn vớ vẩn hết, toàn bài viết của hội trường tư nó thuê. Đúng là đi học ở những môi trường đấy trẻ nó bị bó buộc hơn, nhưng thực ra tính rèn luyện nó cũng cao hơn, chỉ đi mấy bữa là nó quen ngay thôi. Xưa lớp em là lớp chuyên toán, đến lớp 7 vẫn có 1 bạn sống và học ở nước ngoài chuyển về rồi xin vào học, chả làm sao cả, hoà nhập tốt. Thế nên đừng nghĩ là trẻ nó không hoà nhập nổi môi trường mới, mà chỉ là bố mẹ có tạo điều kiện cho nó hoà nhập hay không thôi.
- Quốc tế nhưng nó vào VN là cũng mục đích làm tiền cả thôi, trong chăn biết chăn có rận, đúng là chỉ phải đóng 1 lần thật, nhưng nó kê ra ty tỷ thứ: học phí, phí xây dựng trường, phí ghi danh, tiền học liệu, tiền tài khoản học Tiếng Anh, tiền đồng phục... mà so giá với bên ngoài chắc đắt gấp đôi là ít. Chưa kể việc đầy thứ cũng chả được như cam kết, chỉ hy vọng là tốt hơn bên ngoài 1 tý như ăn uống, vệ sinh, an toàn...
(các cụ đừng chửi sao em không chuyển con về trường công; không phải là vì các lý do trên, mà vì con nhà em nó hơi nhát và sợ giao tiếp, em lo sang trường công các cô thấy nó im im cứ tưởng nó hiểu hết nên bỏ qua :D, đành cắn răng cho học tiếp ở đây, thêm nữa ở đây cạnh nhà ông bà nội, chiều về em không phải lo đi đón con vì em chưa luyện cho nó dám tự đi xe bus được)
 

Hummer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-330
Ngày cấp bằng
14/6/06
Số km
1,052
Động cơ
588,526 Mã lực
Cụ rình trước cửa nhà cô giáo, quay phim chụp ảnh các hoạt động dạy thêm, burn ra vài đĩa cd (đương nhiên là cô không xin phép sở gd rồi) sau đó đồng thời gửi đơn tố cáo đến 3 nơi (nặc danh cũng được): phòng giáo dục quận, nhà trường và ubnd phường nhà cô giáo về hoạt động dạy thêm vi phạm pháp luật của cô. Chắc cô sẽ phải đóng cửa thôi ạ.
 

tiêu_kiếm

Xe tải
Biển số
OF-379949
Ngày cấp bằng
28/8/15
Số km
499
Động cơ
247,290 Mã lực
Tuổi
56
Tản mạn về quan hệ thầy trò


Tôi có người bạn dạy ở khoa Văn Đại học Tổng hợp Thành phố, luyện thi và dạy thêm rất nghề, nghe nói nhờ đó mà xây được cả nhà lầu. Thỉnh thoảng y ghé rủ đi uống rượu, nhưng bất kể uống tay đôi hay cả đám thì lần nào cũng giành trả tiền bằng được mới chịu thôi. Có lần tôi tỏ ý băn khoăn vì cứ để y tốn tiền, y nói “Mày nghiên cứu viết sách như cửa hàng đặc sản, giá cao khách ít, tao dạy học luyện thi như quán cơm bình dân, ai cũng phải ăn, doanh thu đều hơn, cứ để tao trả tiền, có gì mà ngại”. Cách ví von sặc mùi ăn nhậu ấy tuy có chỗ chưa ổn lắm nhưng cũng ít nhiều cho thấy việc học tập từ phổ thông tới Đại học đã trở thành một nhu cầu phổ biến trong xã hội hiện nay. Có điều vì được đáp ứng một cách ít nhiều không lành mạnh, nhu cầu vốn lành mạnh ấy lại đang có chiều hướng phát triển theo những xu thế đáng buồn...

Có lần uống rượu với y cùng một đám bạn đều là giáo viên Đại học, chuyện trò lan man qua việc “xin điểm” của sinh viên cả chính qui lẫn tại chức, tôi hỏi “Sinh viên xin điểm thì mày có cho không?”, y cười nói “Có khi tội nghiệp cũng cho, điểm có phải của mình đâu mà tiếc”. “Thế có nhận báo đáp không?”. Y nghiêm mặt “Chữ là của tao thì tao mới bán, chứ điểm là của nhà nước nên tao chỉ cho thôi, nhưng đúng là cũng có đứa bán điểm lấy tình, tiền hay quan hệ này khác, phức tạp lắm”. “Thế là chấp nhận giảm chất lượng à?”. “Bây giờ nhiều người đi học không phải vì học vấn mà vì bằng cấp thôi mày ơi”. Rõ ràng khuynh hướng chạy theo bằng cấp như một phong khí xã hội đang tác động xấu tới cả hoạt động lẫn hệ thống giáo dục, và theo chiều hướng ấy, cũng làm nảy sinh nhiều tiêu cực trong quan hệ thầy trò.

Quan hệ thầy trò là một trong những quan hệ vi diệu bậc nhất của xã hội loài người. Việc dạy học tức truyền thụ tri thức văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp... từ lâu đã trở thành một hoạt động chuyên nghiệp trong đời sống xã hội, tóm lại là một cái nghề. Tri thức, kỹ năng của người thầy do đó đã trở thành một thứ hàng hóa, nhưng đây là một hàng hóa đặc biệt được trao đổi theo một hệ thống chuẩn mực nghiêm ngặt trong đó đặc trưng nổi bật là tính chất phi vụ lợi. Nhưng trong hoàn cảnh hoạt động sản xuất – phân phối các sản phẩm tinh thần đang có nhiều thay đổi như ở Việt Nam hiện nay, quan hệ trao đổi của hệ thống giáo dục cũng phát sinh nhiều yếu tố không lành mạnh. Đồng lương không đủ cho giáo viên sống và học tập trau dồi nghề nghiệp, thì tự nhiên họ sẽ phải tham gia một hệ thống sản xuất khác để đảm bảo chuyện áo cơm. Việc tham gia cùng một lúc vào ít nhất là hai hệ thống sản xuất khác nhau như vậy tất yếu dẫn tới sự nảy sinh những loại nhân cách kinh tế lưỡng phân tác động ngược lại tới hoạt động sản xuất - nghề nghiệp chính thức của họ, đặc biệt là trong trường hợp hệ thống thứ hai không thực sự góp phần làm tăng trưởng các quá trình sản xuất - phân phối sản phẩm tinh thần. Chẳng hạn khi rất nhiều giáo viên ở thành phố tạo ra một hệ thống sản xuất giả bằng việc dạy thêm, thì quán tính khai thác nguồn thu nhập từ học sinh này tất nhiên sẽ đưa nhiều trường học tới chỗ đặt ra các khoản phụ thu trái với qui định của ngành cũng như bất chấp lương tâm nhà giáo. Chuẩn mực phi vụ lợi trong quan hệ thầy trò vẫn là một yếu tố đảm bảo cho sự vận hành thông suốt của guồng máy giáo dục trong quốc gia ở những trường hợp này đã bị gạt bỏ, đây cũng là lý do khiến cái “chợ chữ” ở Việt Nam nhiều năm qua xem ra ngày càng bát nháo, bệ rạc và nhiều người bán cũng trở nên thực dụng, tồi tệ một cách đáng thương.

Từ một góc độ khác, sự vi diệu trong quan hệ thầy trò còn thể hiện ở chỗ tương quan nhân cách và học vấn giữa đôi bên. Nhìn chung dù là xã hội nào cũng phải ít nhiều thừa nhận sự bình đẳng giữa con người, nên quan hệ thầy trò là một tương quan bình đẳng về nhân cách, nhất là trong trường hợp trò là người đã trưởng thành. Nhưng bản thân hoạt động cũng như môi trường giáo dục lại nảy sinh trên cơ sở sự không ngang bằng về học vấn, nên ở đây luôn luôn tồn tại một tương quan không bình đẳng, theo đó trò phải nghe lời thầy nếu không phải là tuyệt đối thì ít nhất cũng là thường xuyên. Sự tồn tại cùng lúc hai quan hệ nói trên dẫn tới sự khác biệt trong quan niệm chính thống về quan hệ thầy trò ở những xã hội khác nhau, chẳng hạn xã hội hiện đại ủng hộ tương quan bình đẳng giữa thầy và trò còn xã hội phong kiến ủng hộ tương quan bất bình đẳng. Nhưng nếu một trong hai mối tương quan nói trên phát triển tới mức cực đoan thì bản thân hệ thống giáo dục sẽ bị phá vỡ, nên xã hội phong kiến đòi hỏi ngoài học vấn người thầy còn phải trở thành một tấm gương về nhân cách, còn xã hội hiện đại đòi hỏi họ phải trau dồi học vấn không ngừng. Cả hai khuynh hướng nói trên đều nhằm đảm bảo tương quan bất bình đẳng cần thiết giữa người dạy và người học. Nhưng thực tế nhiều năm qua cho thấy hệ thống giáo dục ở Việt Nam đã không giữ được mối tương quan bất bình đẳng cần thiết vốn là nền tảng của chất lượng và hiệu quả giáo dục nói trên mà thay thế bằng các loại chỉ tiêu của ngành giáo dục. Chuẩn mực dạy người học biết cách học của hoạt động giáo dục đã bị gạt qua một bên bởi những con số và phần trăm ngoạn mục trong các báo cáo tổng kết của ngành giáo dục... Và như trong một phản ứng dây chuyền, việc phấn đấu thực hiện chỉ tiêu đã gây ra thảm trạng suy giảm năng lực nghiệp vụ cũng như xuống cấp lương tâm nghề nghiệp của không ít giáo viên, đặt quan hệ thầy trò trong trường học vào hàng loạt mâu thuẫn phi lý nên không thể nào giải quyết. Ở đây các chỉ tiêu đánh đồng giáo dục với kinh tế đã làm giáo dục đi chệch mục tiêu vốn có, nên không lạ gì mà trong rất nhiều trường hợp, quan hệ thầy trò từ phổ thông tới đại học hiện nay chủ yếu chỉ còn là một quan hệ hành chính, ở đó đôi bên không những không có tình cảm thân thiết cần có giữa thầy trò mà còn không có cả ý thức cần thiết về các lợi ích và mục tiêu chung...

Nhưng sẽ là bất công nếu đổ hết trách nhiệm về những tiêu cực trong quan hệ thầy trò hiện nay cho ngành giáo dục. Họ cũng ra sức Nói Không Với rất nhiều cái, như Nói Không Với bằng cấp không thực chất, Nói Không Với học thêm và dạy thêm sai qui chế, Nói Không Với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội vân vân. Có điều không ai có thể Nói Không Với lợi ích cá nhân, cái đưa tới tất cả những cái mà họ đang Nói Không Với nói trên. Trên nhiều đường đua vì lợi ích cá nhân hỗn loạn hiện nay, không thể nào đòi hỏi mọi người phải có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, cho dù đó là các nhà giáo. Nhưng cũng chính vì thế mà có thể nghĩ tới việc trả lại sự trong sáng và tích cực của quan hệ thầy trò ở Việt Nam hiện tại bằng cách tạo ra trong xã hội chỉ một đường đua duy nhất, với một điều lệ duy nhất mang tính pháp lý cho tất cả mọi người trong cuộc đua chạy theo lợi ích cá nhân.

Tháng 11. 2007
(Nguồn : ăn cắp)
 

le_petit

Xe điện
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
2,259
Động cơ
771,616 Mã lực
Cảm ơn cccm đã cùng chia sẻ.Đây là cháu thứ 2,cháu thứ 1 năm nay vào 12 nên tôi cũng nhiều kinh nghiệm,vui buồn có cả...
Thứ nhất, tôi ko ở HN mà ở một huyện miền núi nên ko có lựa chọn nào ngoài lớp mà con sẽ phải học!

Không đi học thêm là là một cuộc chiến gian khổ giữa gia đình, F1 và cô giáo.Con nhỏ sẽ bị chê mắng, sẽ bị những nhận xét vô lý, những điểm số bất ngờ (con lớn có số điểm 0 toán nhiều hơn điểm 10 vì cô kiểm tra bài cô dạy thêm hôm trước!).

Các thày cô tiểu học dạy thêm hầu như chỉ dạy toán, mà chương trình toán tiểu học của mình siêu khó và ...khá vô ích -điều này các thày cô dạy toán cấp 3 vẫn nhận xét-(ngoại trừ một chút rèn tính kiên trì và tư duy). Một ví dụ: con lớn nhà tôi kỳ 1 lớp 5 làm các đề HSG toán QG Singapo chỉ dùng 50% thời gian với số điểm tuyệt đối, nó bảo quá dễ, ko bằng bài hàng ngày thày cho. Còn với Âu Mỹ thì các cụ tìm hiểu sẽ thấy, hầu hết toán lớp 9 có thể giao cho học sinh lớp 4 của mình!
Dù học thêm thì các cô cũng ko có đủ trình độ dạy hs phương pháp tư duy mà chỉ là nghe, đọc, chép nhiều đến nhớ => càng học thêm càng ỳ, các cháu học thêm nhiều càng ngày càng lệ thuộc đánh mất khả năng tư duy, điều này thể hiện rõ ở lớp của con lớn nhà tôi, cho đến cấp 3, cháu nhà tôi là đứa duy nhất ko học thêm (trừ học đội tuyển) nhưng lại là hs đứng đầu toàn khối trong tất cả các môn, kể cả TD hay GDCD!Hè vưa rồi lấy đề thi thử, cháu đạt trên 7,5 điểm các môn toán, sinh, anh, lý, hoá.Từ hè lớp 1,tôi mua toàn bộ sách gk năm sau cho cháu tự đọc trước,thông thường ở cấp 1 và 2 cháu mất khoảng 15 ngày là làm hầu hết bài tập trong SGK,trong năm học chỉ học nâng cao nên rất nhàn, cấp 3 thì khó, nó phải học thêm. Vì thế việc bắt học sinh cấp 1 đi học thêm là chuyện rất hài!
 

5sang

Xe buýt
Biển số
OF-505088
Ngày cấp bằng
16/4/17
Số km
606
Động cơ
187,830 Mã lực
Rất nhiều người có quan điểm học hành sai lầm như cụ.
Học trong trường thì phải nghiêm túc học đầy đủ các môn trong sgk, bắt đầu tập cho trẻ khả năng hấp thụ kiến thức trên lớp và khả năng tự học ở nhà.
Tiếng Anh cũng đơn thuần chỉ là 1 môn học, nhiều phụ huynh quá chú trọng môn này bắt con học thêm hàng chục năm mà kết quả chả dc bao nhiêu. Các ph đó k biết rằng khi cần, chỉ cần 1 năm học tập trung là các cháu có thể có đủ khả năng đi du học.
Còn chuyện kỹ năng mềm hay trải nghiệm là việc của gianđình chứ k phải việc của nhà trường, đừng lẫn lộn. Em vẫn dạy con bơi lội, thể thao, nấu ăn...và k bao giờ xác định những cái này học ở trường.
Thưa cụ. Em đã từng là nạn nhân của giáo dục VN, và bị chính giáo viên VN trù ẻo, khiến thành tích của em cực lẹt đẹt. Cụ biết tại sao không? Vì em nhất quyết không đi học thêm. Hậu quả 4 năm cơ sở khá, 1 năm phổ thông trung bình. Sau đó em quyết định đi học nước ngoài, lao vào ôn luyện ngoại ngữ, giờ em cầm trong tay bằng cử nhân Staffordshire, đang học thêm thạc sĩ, việc ổn định, con ngoan. Theo cụ, nếu như hồi đó em tiếp tục thừa hưởng giá trị sai lầm của giáo dục VN, thì giờ em có phải trở thành phế vật của xã hội không? Đấy là bài học của cuộc đời em, và F1 của em sẽ đi theo con đường của em, vì em không còn lòng tin vào giáo viên VN nữa, thưa cụ.
 

Au79 Dragon

Xe container
Biển số
OF-445989
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
5,458
Động cơ
252,015 Mã lực
Em hiểu rồi, cụ mượn cô em để khoe cô chị. Cụ chắc cũng đủ từng trải để biết một đứa trẻ ở cấp tiểu học chả nói lên điều gì. Mỗi người một quan điểm, nếu không đi học thêm sẽ đuối so với các bạn thì em phải theo thôi.
 

5sang

Xe buýt
Biển số
OF-505088
Ngày cấp bằng
16/4/17
Số km
606
Động cơ
187,830 Mã lực
Chuẩn cụ, rất nhiều phụ huynh không biết cách dạy, đã làm con đi sai đường, đúng là giáo dục trong thời đại này phải thay đổi, phải có kỹ năng mềm, phải biết thích nghi, phải giỏi ngoại ngữ... nhưng trên thực tế, nhiều học sinh lớp 1 đọc chưa thông, viết chưa thạo ??? Vậy sang lớp 2 thì nó học thế nào ? Câu tiếng Việt chưa biết viết, không có cấu trúc gì cả, làm sao viết được câu Tiếng Anh ? Và khi nó thấy khó, thì rõ ràng nó phải thể hiện là nó thiên về cái nọ, cái kia, hoặc có vô vàn lý do, bố mẹ hiện đại thì lại bảo: ừ, cho nó phát triển theo cá nhân (vd thấy nó thích vẽ thế là động viên nó cứ vẽ thôi, không cần học cái khác lắm) -> như vậy nếu đấy không phải là cá nhân thực sự của nó, vài năm sau mới phát hiện ra nó vẽ chả ra cái gì cả, đến lúc đấy vẫn chưa đọc thông viết thạo, cũng chả biết tính toán gì, không theo được trình độ của một lớp phổ thông, không trường nào nhận... vậy tương lai chúng nó sẽ đi đến đâu ? Vì vậy các bố mẹ cũng nên cân nhắc kỹ khi nghĩ rằng mình đang làm điều tốt nhất cho con, hay là đang đưa con vào một con đường không lối thoát. Ngay như em, cho con học 1 trường quốc tế, em cũng thấy rằng nhiều cái mình nghĩ trước đó là sai lầm:
- Trường dạy nhẹ nhàng hơn: không hề, vì vẫn phải dạy Tiếng Việt, dạy Toán song song với dạy Tiếng Anh và vô số thứ linh tinh khác (mỹ thuật, âm nhạc, đời sống, thể dục....); và đa phần bố mẹ đều nghĩ rằng con học trường quốc tế, trả nhiều tiền rồi thì trường phải lo, nên các thầy cô cũng rất áp lực, nên cũng yêu cầu các con học khá nhiều, và phải cho thêm bài tập về nhà mới đảm bảo kiến thức Toán, Tiếng Việt.
- Chất lượng cao hơn: lại càng không, trẻ con ở đây đa phần toàn hoàng tử, công chúa, nhiều đứa rất khó bảo, học không tập trung, ra bài tập về nhà thì nó 1 là tự bỏ qua, 2 là bố mẹ cũng chẳng quan tâm (với lý thuyết là về nhà là không cần làm bài gì hết) -> đến cuối năm lớp 1 mới biết là đa số có trình độ toán, tiếng việt thua các trường công. Đến lúc đấy lại tặc lưỡi là: tại vì chúng nó học được nhiều kỹ năng mềm. Nhưng mềm đâu không biết :D vì nói thật đa số những đứa đấy cũng chỉ biết tự ăn, tự mặc, tự tắm, tự đi vệ sinh, chưa làm được gì cả (ngày xửa ngày xưa em chỉ học trường làng, tuổi đấy em đã biết đi câu cá, lội ao, đi bán ổi, nấu cơm bằng bếp củi, bếp trấu... rồi)
- Nhiều bố mẹ thấy thất vọng nhưng chẳng dám cho con chuyển trường vì bị tiêm vào đầu cái khái niệm: trẻ học trường tư ra không hoà nhập được với trường công, toàn vớ vẩn hết, toàn bài viết của hội trường tư nó thuê. Đúng là đi học ở những môi trường đấy trẻ nó bị bó buộc hơn, nhưng thực ra tính rèn luyện nó cũng cao hơn, chỉ đi mấy bữa là nó quen ngay thôi. Xưa lớp em là lớp chuyên toán, đến lớp 7 vẫn có 1 bạn sống và học ở nước ngoài chuyển về rồi xin vào học, chả làm sao cả, hoà nhập tốt. Thế nên đừng nghĩ là trẻ nó không hoà nhập nổi môi trường mới, mà chỉ là bố mẹ có tạo điều kiện cho nó hoà nhập hay không thôi.
- Quốc tế nhưng nó vào VN là cũng mục đích làm tiền cả thôi, trong chăn biết chăn có rận, đúng là chỉ phải đóng 1 lần thật, nhưng nó kê ra ty tỷ thứ: học phí, phí xây dựng trường, phí ghi danh, tiền học liệu, tiền tài khoản học Tiếng Anh, tiền đồng phục... mà so giá với bên ngoài chắc đắt gấp đôi là ít. Chưa kể việc đầy thứ cũng chả được như cam kết, chỉ hy vọng là tốt hơn bên ngoài 1 tý như ăn uống, vệ sinh, an toàn...
(các cụ đừng chửi sao em không chuyển con về trường công; không phải là vì các lý do trên, mà vì con nhà em nó hơi nhát và sợ giao tiếp, em lo sang trường công các cô thấy nó im im cứ tưởng nó hiểu hết nên bỏ qua :D, đành cắn răng cho học tiếp ở đây, thêm nữa ở đây cạnh nhà ông bà nội, chiều về em không phải lo đi đón con vì em chưa luyện cho nó dám tự đi xe bus được)
Theo như quan điểm của em thì cái thước đo chỉ số thông minh của con trẻ ở VN là khả năng làm toán. Còn với em hoặc người nước ngoài nó có thể là bất cứ thứ gì: Bắn súng, bơi lội, đàn hát, vẽ vời. Riêng môn tiếng việt thì em cho cháu học đúng như trong SGK, không việc gì phải đi học thêm. Còn với toán đủ hiểu cộng trừ nhân chia, biết đếm, thuộc bảng cửu chương là đủ. Còn những thứ còn lại tùy khả năng tiếp thu của cháu. Cụ không thể đánh giá con cá bằng khả năng trèo cây của nó. Em hồi xưa toán hình rất dốt, nhưng làm ma trận, hệ nhị phân thì lại toàn đứng top đầu. Có thể con cụ không học giỏi toán lý hóa sinh, nhưng nhạc mỹ thuật lại cực tốt. Cái cần nói ở đây là cái gì các cháu yếu thì đừng kỳ vọng quá. Phụ huynh VN hay có kiểu tất cả các môn phải 10 phẩy mới hài lòng, còn em thì không như vậy. :)
 

Au79 Dragon

Xe container
Biển số
OF-445989
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
5,458
Động cơ
252,015 Mã lực
Thưa cụ. Em đã từng là nạn nhân của giáo dục VN, và bị chính giáo viên VN trù ẻo, khiến thành tích của em cực lẹt đẹt. Cụ biết tại sao không? Vì em nhất quyết không đi học thêm. Hậu quả 4 năm cơ sở khá, 1 năm phổ thông trung bình. Sau đó em quyết định đi học nước ngoài, lao vào ôn luyện ngoại ngữ, giờ em cầm trong tay bằng cử nhân Staffordshire, đang học thêm thạc sĩ, việc ổn định, con ngoan. Theo cụ, nếu như hồi đó em tiếp tục thừa hưởng giá trị sai lầm của giáo dục VN, thì giờ em có phải trở thành phế vật của xã hội không? Đấy là bài học của cuộc đời em, và F1 của em sẽ đi theo con đường của em, vì em không còn lòng tin vào giáo viên VN nữa, thưa cụ.
Cụ có khi nào nghĩ rằng hồi đó đi học thêm thì giờ có lẽ mình cũng hàm thứ trưởng không hoặc chủ tịt nọ kia ko? Chỉ là không quay được lại để trải nghiệm con đường thứ 2 thôi và ta hay gọi đó là sự sắp đặt của số phận.
 

le_petit

Xe điện
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
2,259
Động cơ
771,616 Mã lực
Em hiểu rồi, cụ mượn cô em để khoe cô chị. Cụ chắc cũng đủ từng trải để biết một đứa trẻ ở cấp tiểu học chả nói lên điều gì. Mỗi người một quan điểm, nếu không đi học thêm sẽ đuối so với các bạn thì em phải theo thôi.
Mạng ảo, tôi chỉ phân tích và lấy dẫn chứng cho việc vô nghĩa của học thêm cấp 1-2. Điểm thi thử kia là điểm thi ĐH, cháu bắt đầu vào 12, và tức là thi sớm 1 năm cháu sẽ vào hầu hết các trường ĐH, trừ Công an!
 

5sang

Xe buýt
Biển số
OF-505088
Ngày cấp bằng
16/4/17
Số km
606
Động cơ
187,830 Mã lực
Cụ có khi nào nghĩ rằng hồi đó đi học thêm thì giờ có lẽ mình cũng hàm thứ trưởng không hoặc chủ tịt nọ kia ko? Chỉ là không quay được lại để trải nghiệm con đường thứ 2 thôi và ta hay gọi đó là sự sắp đặt của số phận.
Em nghĩ 1 nền giáo dục công bằng là khi không cần đi học thêm cũng có kiến thức cần biết trong đề thi. Đấy là lý do tại sao em chọn học nước ngoài, vì đó là một nền giáo dục công bằng. Nếu cụ trải nghiệm qua cụ sẽ hiểu những điều em nói. Hơn nữa việc chỉ vì vấn đề làm kinh tế mà giáo viên trù dập cả một thế hệ trẻ, cụ nghĩ việc đó có đạo đức không? Để làm thứ trưởng vụ trưởng bộ trưởng này nọ mà em phải cam chịu cổ súy những thứ như vậy thì thôi, em xin nhường các cụ khác :)
 

Au79 Dragon

Xe container
Biển số
OF-445989
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
5,458
Động cơ
252,015 Mã lực
Mạng ảo, tôi chỉ phân tích và lấy dẫn chứng cho việc vô nghĩa của học thêm cấp 1-2. Điểm thi thử kia là điểm thi ĐH, cháu bắt đầu vào 12, và tức là thi sớm 1 năm cháu sẽ vào hầu hết các trường ĐH, trừ Công an!
Cụ hơi bị sai lầm ở chỗ đánh đồng tất cả bọn trẻ như con của cụ. Nhân tài thời nào cũng có chứ không phải chỗ nào cũng có, có thể con của cụ là một trong số những bạn có trí tuệ hơn người, bản thân bạn em học ngày trước cũng từng có đứa như vậy. Những đứa còn lại, nếu muốn được như con cụ thì chúng phải làm gì ngoài chăm chỉ học, học và học? Cụ không nghe Cần cù bù thông minh sao?
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Thưa cụ. Em đã từng là nạn nhân của giáo dục VN, và bị chính giáo viên VN trù ẻo, khiến thành tích của em cực lẹt đẹt. Cụ biết tại sao không? Vì em nhất quyết không đi học thêm. Hậu quả 4 năm cơ sở khá, 1 năm phổ thông trung bình. Sau đó em quyết định đi học nước ngoài, lao vào ôn luyện ngoại ngữ, giờ em cầm trong tay bằng cử nhân Staffordshire, đang học thêm thạc sĩ, việc ổn định, con ngoan. Theo cụ, nếu như hồi đó em tiếp tục thừa hưởng giá trị sai lầm của giáo dục VN, thì giờ em có phải trở thành phế vật của xã hội không? Đấy là bài học của cuộc đời em, và F1 của em sẽ đi theo con đường của em, vì em không còn lòng tin vào giáo viên VN nữa, thưa cụ.
F1 nhà em em không cho học thêm, giáo viên không dám trù ẻo, kết quả năm nào cũng học sinh giỏi. Em k phản đối việc học thêm, nhưng học như thế nào, ở đâu, khi nào thì lại là chuyện hoàn toàn khác, lên cấp 3 em cho F1 học thêm nhưng k phải trong trường mà ở những thầy cô hàng đầu, thầy cô trong trường biết có ý kiến nhưng cũng chả làm gì dc, vẫn phải cho con em 10 điểm.
Học phổ thông bây giờ mà trung bình thì gần như cá biệt rồi.
Việc du học nước ngoài quan trọng là tiền thôi.
Việc học trong trường chỉ mang tính cơ bản dù học ở bất cứ đâu, thành đạt trong cuộc sống sau này phụ thuộc rất nhiều yếu tố, em thì luôn đề cao vấn đề học tập hàng đầu về mọi mặt kể cả thời gian và tiền bạc.
 

dongnat123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-477830
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
9,632
Động cơ
272,228 Mã lực
Hôm nay, cháu đến lớp buổi đầu tiên(các bạn đã học một tuần), chính thức trở thành sinh viên năm thứ nhất trường Tiểu học. Đón cháu ở cổng trường, cháu lạnh lùng tuyên bố:" Tối con học thêm nhà cô giáo".
Về nhà tìm hiểu thêm thì ra cô lệnh cho cả lớp tối đến nhà cô để phát triển tài năng!
Cả nhà làm công tác tư tưởng suốt: Chỉ bạn học kém mới cần học, chứ con xấp xỉ thiên tài cứ ở nhà xem hoạt hình cho chóng lớn.Hiện cháu mới đồng ý ở nhà chứ mặt vẫn dài hơn bình thường!
Chị nó đến lớp 4 vẫn ko học thêm buổi nào,lớp 5 nhờ quen thân với cô giáo nên được vào đội tuyển toán và nó nhất tất cả các cuộc thi toán các cấp đã tham gia đến giờ, một phần có lẽ nó luôn tự học và có thời gian tự học chứ ko tối ngày nghe chép!
Sẽ là những năm tháng gian nan đối phó với cô giáo khi ko cho con đi học thêm đây, cụ mợ nào đồng cảm ko ạ.
Em nói không với học thêm đến hết lớp 9
 

5sang

Xe buýt
Biển số
OF-505088
Ngày cấp bằng
16/4/17
Số km
606
Động cơ
187,830 Mã lực
F1 nhà em em không cho học thêm, giáo viên không dám trù ẻo, kết quả năm nào cũng học sinh giỏi. Em k phản đối việc học thêm, nhưng học như thế nào, ở đâu, khi nào thì lại là chuyện hoàn toàn khác, lên cấp 3 em cho F1 học thêm nhưng k phải trong trường mà ở những thầy cô hàng đầu, thầy cô trong trường biết có ý kiến nhưng cũng chả làm gì dc, vẫn phải cho con em 10 điểm.
Học phổ thông bây giờ mà trung bình thì gần như cá biệt rồi.
Việc du học nước ngoài quan trọng là tiền thôi.
Việc học trong trường chỉ mang tính cơ bản dù học ở bất cứ đâu, thành đạt trong cuộc sống sau này phụ thuộc rất nhiều yếu tố, em thì luôn đề cao vấn đề học tập hàng đầu về mọi mặt kể cả thời gian và tiền bạc.
Hồi đấy là mười mấy năm trước rồi cụ ơi, trường công độc quyền lắm. Cũng chỉ vì không học thêm, thích là cho điểm kém. Có những chuyện rất vô lý như kiểu giáo viên cho nghỉ nên cả lũ hồi đó trốn đi chơi điện tử băng, rồi phải viết bản kiểm điểm rằng trốn học? Mà còn bắt em viết trong lúc đang làm bài ktra 1 tiết? Đại khái như vậy. Hồi nhỏ còn dại nên không nghĩ gì. Sau lớn mới biết hận. Nói chung mỗi 1 quan điểm của 1 người đều từ kinh nghiệm sống và nhân sinh quan của người ta. Kinh nghiệm của em thì là vậy.
 

5sang

Xe buýt
Biển số
OF-505088
Ngày cấp bằng
16/4/17
Số km
606
Động cơ
187,830 Mã lực
Em xin nói thêm những cụ nghĩ tiếng Anh chỉ là 1 môn học là sai lầm nhé. Tiếng Anh là một ngôn ngữ, và em giáo dục F1 bằng cách đưa tiếng Anh vào đời sống hàng ngày, chứ không phải sách vở. Tiếng Anh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng suy luận và tiếp nhận thông tin. Em lấy ví dụ như khái niệm "Organic growth" và "inorganic Growth" cực kì phổ biến ở chiến lược phát triển của các tập đoàn quốc tế. Nhưng tra thông tin bằng tiếng việt lại không hề có. Ý em muốn nói ở đây là khi biết tiếng Anh, kiến thức lúc nào cũng up to date, lượng information dồi dào và mở, không bị bó hẹp như tiếng Việt. Các cụ cứ thử xem.
 
Chỉnh sửa cuối:

le_petit

Xe điện
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
2,259
Động cơ
771,616 Mã lực
Cụ hơi bị sai lầm ở chỗ đánh đồng tất cả bọn trẻ như con của cụ. Nhân tài thời nào cũng có chứ không phải chỗ nào cũng có, có thể con của cụ là một trong số những bạn có trí tuệ hơn người, bản thân bạn em học ngày trước cũng từng có đứa như vậy. Những đứa còn lại, nếu muốn được như con cụ thì chúng phải làm gì ngoài chăm chỉ học, học và học? Cụ không nghe Cần cù bù thông minh sao?
Tôi đánh giá con nhỏ ko thông minh bằng hầu hết các bạn của nó (15 đứa lớp chuyên toán), nhưng nhờ tự học nhiều nên nó học nhàn hơn và kết quả tốt hơn các bạn
 

Au79 Dragon

Xe container
Biển số
OF-445989
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
5,458
Động cơ
252,015 Mã lực
Em nghĩ 1 nền giáo dục công bằng là khi không cần đi học thêm cũng có kiến thức cần biết trong đề thi. Đấy là lý do tại sao em chọn học nước ngoài, vì đó là một nền giáo dục công bằng. Nếu cụ trải nghiệm qua cụ sẽ hiểu những điều em nói. Hơn nữa việc chỉ vì vấn đề làm kinh tế mà giáo viên trù dập cả một thế hệ trẻ, cụ nghĩ việc đó có đạo đức không? Để làm thứ trưởng vụ trưởng bộ trưởng này nọ mà em phải cam chịu cổ súy những thứ như vậy thì thôi, em xin nhường các cụ khác :)
Đi học, bằng cách nào đó là để theo kịp bạn bè chứ không phải vì sợ bị trù dập, dù biết đâu đó vẫn còn nhưng đó là tư tưởng lạc hậu rồi cụ ơi.
 

le_petit

Xe điện
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
2,259
Động cơ
771,616 Mã lực
Chẳng hạn, tiếng Anh, lớp 2 tôi mua cho cháu máy chấm đọc, yêu cầu cháu học từ nào cũng theo máy ko được đọc theo cô, từ lớp 5 cháu học trên mạng . Cách đây 2 năm đứa bạn học nước ngoài gần chục năm về kiểm tra nói ít hs ko học trung tâm có trể nói cho ng nước ngoài nghe được như cháu. Điều đó khác đi nếu cháu ko tự học.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top