Cụ thử đọc lại bài phỏng vấn của ông Tiến sĩ đó xem ông ấy có trích dẫn căn cứ luật nào để biện luận cho các quan điểm của ông ấy không? Cụ thể điều nào khoản nào?
Còn bài trả lời của ông Khuất Việt Hùng trên báo Tuổi Trẻ ông ấy trích luật rõ ràng, điều 26, điều 38 và điều 82 luật xử lý vi phạm hành chính. Nếu cụ nào bảo ông Hùng sai thì hãy chứng minh cụ thể bằng luật, luật nào, điều khoản nào?
Lập luận của ông Hùng không đủ căn cứ pháp lý:
1. Hiến pháp bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân (điều 32)
2. Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thấp hơn Hiếp pháp, tuy vậy luật này cũng không có quy định cho phép tịch thu tài sản của nhân dân trong trường hợp vi phạm hành chính mà ông Hùng đề xuất, vì:
- Luật XLVPHC chỉ cho phép tịch thu tang vật, phương tiện TRỰC TIẾP liên quan đến vi phạm hành chính, trong trường hợp vi phạm NGHIÊM TRỌNG và do lỗi CỐ Ý của cá nhân, tổ chức (điều 26).
- Ở đây có thể thấy, tịch thu tang vật, phương tiện chỉ được phép thực hiện khi có đủ 3 yếu tố: Trực tiếp, nghiêm trọng và cố ý
- Trong trường hợp điều khiển xe khi nồng độ cồn vượt quá mức theo đề xuất, tang vật và phương tiện trực tiếp gây ra vi phạm hành chính ở đây không phải là xe ô tô/xe máy, mà là RƯỢU. Do vậy, chỉ có thể tịch thu rượu. Trường hợp này cứ cho là nghiêm trọng, nhưng cố ý thì cũng chưa chắc, vì người vi phạm có thê lập luận rằng họ không cố ý điều khiển xe trong tình trạng nồng độ cồn vượt mức, mà họ cho rằng nồng độ cồn chưa vượt mức, vì họ mới chỉ uống một chút chẳng hạn.
- Trường hợp đua xe thì lại khác, cái xe đúng là tang vật và phương tiện trực tiếp gây ra vi phạm hành chính, có thể tịch thu.