- Biển số
- OF-577426
- Ngày cấp bằng
- 4/7/18
- Số km
- 491
- Động cơ
- 145,329 Mã lực
NẾU KO HẠNH PHÚC, hãy giải thoát cho nhau
em thấy bài này hay- các cụ thamkhảo a
Ai là người thứ ba?
Mấy tháng trước, đọc bức ảnh chụp màn hình trên nhà em Nguyễn Duy Linh, đại ý có cô bé sắp đi du học, nhưng cô lo bạn trai ở nhà sẽ yêu người khác. Cô nảy ra ý tưởng báo công an bắt bạn trai vì hai người “quan hệ” với nhau. Cô 16 tuổi, đã yêu 2 năm, có thể “quan hệ” khi cô bé 14 – 15. Nếu cô làm thật, khả năng cậu bạn trai (20 tuổi) nhập kho là rất cao.
Đọc đoạn tâm sự vừa buồn cười, vừa buồn vừa sợ. Người viết vừa trẻ con vừa ranh mãnh và độc ác. Bà mẹ của cậu con trai vị thành niên như tôi thoáng tưởng tượng đã chết khiếp.
Nhưng thử nhìn xung quanh, hóa ra sự độc ác nhân danh tình yêu, hoặc những áo khoác tình yêu tẩm đầy thuốc độc hóa ra không thiếu. Hồi tôi là sinh viên, tôi thuê trọ và sống cạnh gia đình chủ nhà. Ông bà chủ nhà già và cô con dâu hơn tôi vài tuổi, có một đứa con nhỏ. 18 tuổi lấy chồng, chồng ở nhà được 2 tháng thì vào Nam làm ăn, anh là thủy thủ tàu biển, đi về cập cảng Sài Gòn. Chị đã sống gần 10 năm như thế.
Suốt từ ngày anh chồng đi, mấy năm đầu mỗi năm về 1 – 2 lần; sau vài năm về một lần. Điện thoại hiếm hoi, tiền lúc gửi lúc không, có khi nửa năm không gửi, đứa con chẳng biết mặt bố. Chị con dâu đi dọn nhà thuê nuôi con. Tôi trở thành người bạn, người đồng minh để chị tâm sự. Tôi hỏi sao chị không bảo anh đón hai mẹ con vào Nam để gần nhau. Chị nói anh ấy cần chị ở nhà trông nhà cửa, chăm sóc bố mẹ anh ấy.
Hóa ra, anh lấy vợ để có người thay anh làm nghĩa vụ với bố mẹ, nếu thực lòng nếu yêu thương người phụ nữ ấy, anh ta sẽ không để vợ mòn mỏi như vậy, tuổi xuân của người đàn bà được bao lâu? 10 năm ở thời điểm người đàn bà khát khao yêu đương nhiều nhất. Đấy chẳng có lý giải nào ngoài sự ích kỷ.
Rồi việc gì đến cũng đến, chị có bồ. Một người đàn ông ở gần nhà, chứng kiến sự cô đơn, khổ cực; thiếu thốn cả tinh thần lẫn vật chất của chị. Có lúc tôi đi làm về khuya, thấy anh đứng ở đầu ngõ nhìn chăm chăm vào nhà chị. Mặt mũi thẫn thờ. Sự thẫn thờ của yêu thương thật lòng.
Chuyện vỡ lở. Sau gần 4 năm không về nhà với vài cú điện thoại thưa thớt, anh chồng xuất hiện rất nhanh. Một trận đánh ghen ầm ĩ giữa hai người đàn ông diễn ra. Chị nhận mọi sự rủa xả của gia đình chồng và hàng xóm quen biết. Tôi là người bạn duy nhất để chị bấu víu tìm sự an ủi. Rồi họ ly hôn, chị lấy “người thứ ba” và chuyển về quê Hải Phòng ở.
Tôi bặt tin chị từ đó. Sau đó tôi bị bố chồng chị mắng nhiếc là “dắt mối” phá hoại gia đình, thật oan uổng vì thực tế anh chị quen nhau khi chị đi lau nhà thuê. Nhưng tôi chẳng buồn thanh minh, chỉ nghĩ việc thế thì sẽ thế. Người yêu thương nhau sẽ tìm thấy nhau, chẳng cần ai “dắt mối”, và giờ chín chắn hơn, tôi thấy trong cuộc tình này anh chồng mới chính là “người thứ ba”, vì anh chẳng yêu thương, chẳng chăm sóc, chẳng tham gia vun trồng, thì anh là người nên bị sa thải.
Trong c/s, người ta sẵn sàng buông lời rủa xả vào người không phải chồng/vợ trong một cuộc tình tay ba. Nhưng có ai nhìn sòng phẳng vào mối quan hệ của mình: mình có thực sự phù hợp, có thực yêu thương, có thực xót xa hay vun đắp cho người mình cùng ký vào tờ giấy kết hôn không? Hay chỉ là mình đang giữ một người đàn bà để hầu hạ mình và gia đình mình; giữ một người đàn ông kiếm tiền cho mình tiêu; hay giữ một bộ khung để khoe sự viên mãn, hoàn hảo với thiên hạ, dù trong lòng chán ghét, khinh khi người gọi là chồng/vợ.
Tôi nghe quá nhiều lời than phiền về sự bạc tình của người yêu, chồng/vợ khi lúc cơ hàn thì yêu nhau, thành đạt thì bỏ nhau. Tôi thì nghĩ rằng c/s như một vũ điệu, ai cũng là vũ công và phải luôn vận động.
Lúc cơ hàn họ yêu nhau vì hai người có thể đều là trai quê/gái bản; đều là sinh viên, hay là mối tình mới lớn như cô gái đầu câu chuyện. Cô lo lắng thế, nhưng có thể khi đi du học về, cô mới là người chủ động bỏ người yêu. Vì nhận thức của cô, thế giới quan của cô đã thay đổi, mà anh người yêu đã bị tụt lại, không còn đồng hành cùng cô được nữa.
Giống một vũ công trong dàn múa, bạn dừng lại sẽ bị văng ra hoặc bị dẫm lên người. Bạn bắt buộc phải vận động. Bạn muốn giữ người thương yêu, bạn phải nỗ lực học hỏi, hoàn thiện mình để song hành với người ta. Bạn không đi du học được cùng, ít nhất bạn cũng hàng ngày lên mạng đọc/học về lĩnh vực của người ta để có hiểu biết nhất định. Còn để bẵng đi, tôi chẳng ngạc nhiên, nếu một ngày bạn trở thành “người thứ ba” trong mối quan hệ của người yêu, chồng/vợ mình.
“Trong một cuộc tình, người không được/không còn được yêu nữa là người thứ ba”. Tôi mới đọc được câu này.
em thấy bài này hay- các cụ thamkhảo a
Ai là người thứ ba?
Mấy tháng trước, đọc bức ảnh chụp màn hình trên nhà em Nguyễn Duy Linh, đại ý có cô bé sắp đi du học, nhưng cô lo bạn trai ở nhà sẽ yêu người khác. Cô nảy ra ý tưởng báo công an bắt bạn trai vì hai người “quan hệ” với nhau. Cô 16 tuổi, đã yêu 2 năm, có thể “quan hệ” khi cô bé 14 – 15. Nếu cô làm thật, khả năng cậu bạn trai (20 tuổi) nhập kho là rất cao.
Đọc đoạn tâm sự vừa buồn cười, vừa buồn vừa sợ. Người viết vừa trẻ con vừa ranh mãnh và độc ác. Bà mẹ của cậu con trai vị thành niên như tôi thoáng tưởng tượng đã chết khiếp.
Nhưng thử nhìn xung quanh, hóa ra sự độc ác nhân danh tình yêu, hoặc những áo khoác tình yêu tẩm đầy thuốc độc hóa ra không thiếu. Hồi tôi là sinh viên, tôi thuê trọ và sống cạnh gia đình chủ nhà. Ông bà chủ nhà già và cô con dâu hơn tôi vài tuổi, có một đứa con nhỏ. 18 tuổi lấy chồng, chồng ở nhà được 2 tháng thì vào Nam làm ăn, anh là thủy thủ tàu biển, đi về cập cảng Sài Gòn. Chị đã sống gần 10 năm như thế.
Suốt từ ngày anh chồng đi, mấy năm đầu mỗi năm về 1 – 2 lần; sau vài năm về một lần. Điện thoại hiếm hoi, tiền lúc gửi lúc không, có khi nửa năm không gửi, đứa con chẳng biết mặt bố. Chị con dâu đi dọn nhà thuê nuôi con. Tôi trở thành người bạn, người đồng minh để chị tâm sự. Tôi hỏi sao chị không bảo anh đón hai mẹ con vào Nam để gần nhau. Chị nói anh ấy cần chị ở nhà trông nhà cửa, chăm sóc bố mẹ anh ấy.
Hóa ra, anh lấy vợ để có người thay anh làm nghĩa vụ với bố mẹ, nếu thực lòng nếu yêu thương người phụ nữ ấy, anh ta sẽ không để vợ mòn mỏi như vậy, tuổi xuân của người đàn bà được bao lâu? 10 năm ở thời điểm người đàn bà khát khao yêu đương nhiều nhất. Đấy chẳng có lý giải nào ngoài sự ích kỷ.
Rồi việc gì đến cũng đến, chị có bồ. Một người đàn ông ở gần nhà, chứng kiến sự cô đơn, khổ cực; thiếu thốn cả tinh thần lẫn vật chất của chị. Có lúc tôi đi làm về khuya, thấy anh đứng ở đầu ngõ nhìn chăm chăm vào nhà chị. Mặt mũi thẫn thờ. Sự thẫn thờ của yêu thương thật lòng.
Chuyện vỡ lở. Sau gần 4 năm không về nhà với vài cú điện thoại thưa thớt, anh chồng xuất hiện rất nhanh. Một trận đánh ghen ầm ĩ giữa hai người đàn ông diễn ra. Chị nhận mọi sự rủa xả của gia đình chồng và hàng xóm quen biết. Tôi là người bạn duy nhất để chị bấu víu tìm sự an ủi. Rồi họ ly hôn, chị lấy “người thứ ba” và chuyển về quê Hải Phòng ở.
Tôi bặt tin chị từ đó. Sau đó tôi bị bố chồng chị mắng nhiếc là “dắt mối” phá hoại gia đình, thật oan uổng vì thực tế anh chị quen nhau khi chị đi lau nhà thuê. Nhưng tôi chẳng buồn thanh minh, chỉ nghĩ việc thế thì sẽ thế. Người yêu thương nhau sẽ tìm thấy nhau, chẳng cần ai “dắt mối”, và giờ chín chắn hơn, tôi thấy trong cuộc tình này anh chồng mới chính là “người thứ ba”, vì anh chẳng yêu thương, chẳng chăm sóc, chẳng tham gia vun trồng, thì anh là người nên bị sa thải.
Trong c/s, người ta sẵn sàng buông lời rủa xả vào người không phải chồng/vợ trong một cuộc tình tay ba. Nhưng có ai nhìn sòng phẳng vào mối quan hệ của mình: mình có thực sự phù hợp, có thực yêu thương, có thực xót xa hay vun đắp cho người mình cùng ký vào tờ giấy kết hôn không? Hay chỉ là mình đang giữ một người đàn bà để hầu hạ mình và gia đình mình; giữ một người đàn ông kiếm tiền cho mình tiêu; hay giữ một bộ khung để khoe sự viên mãn, hoàn hảo với thiên hạ, dù trong lòng chán ghét, khinh khi người gọi là chồng/vợ.
Tôi nghe quá nhiều lời than phiền về sự bạc tình của người yêu, chồng/vợ khi lúc cơ hàn thì yêu nhau, thành đạt thì bỏ nhau. Tôi thì nghĩ rằng c/s như một vũ điệu, ai cũng là vũ công và phải luôn vận động.
Lúc cơ hàn họ yêu nhau vì hai người có thể đều là trai quê/gái bản; đều là sinh viên, hay là mối tình mới lớn như cô gái đầu câu chuyện. Cô lo lắng thế, nhưng có thể khi đi du học về, cô mới là người chủ động bỏ người yêu. Vì nhận thức của cô, thế giới quan của cô đã thay đổi, mà anh người yêu đã bị tụt lại, không còn đồng hành cùng cô được nữa.
Giống một vũ công trong dàn múa, bạn dừng lại sẽ bị văng ra hoặc bị dẫm lên người. Bạn bắt buộc phải vận động. Bạn muốn giữ người thương yêu, bạn phải nỗ lực học hỏi, hoàn thiện mình để song hành với người ta. Bạn không đi du học được cùng, ít nhất bạn cũng hàng ngày lên mạng đọc/học về lĩnh vực của người ta để có hiểu biết nhất định. Còn để bẵng đi, tôi chẳng ngạc nhiên, nếu một ngày bạn trở thành “người thứ ba” trong mối quan hệ của người yêu, chồng/vợ mình.
“Trong một cuộc tình, người không được/không còn được yêu nữa là người thứ ba”. Tôi mới đọc được câu này.