- Biển số
- OF-85656
- Ngày cấp bằng
- 18/2/11
- Số km
- 12,636
- Động cơ
- 567,319 Mã lực
Không có chó bắt mèo ăn mứt
Nghĩa đúng như vậy đó, trước đây các cụ hay mắng con cháu như vậy.Ám chỉ 1 dạng vô tích sự, chả làm được gì ra hồn?!?
"Dạng này thì chỉ buôn c.ư.t bán cho chó"!
Đúng không bác
Em đánh dấu rảnh xem dần.Là con vật rất thân quen, gần gũi, phổ biến.... Chó (cẩu, khuyển, lang) được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ bình dị mà thâm thúy của người Việt Nam… (toàn chữ, k có thịt đâu ợ)
* Anh em cọc/cột chèo như mèo với chó: Quan niệm những anh em cùng làm rể một nhà thường ganh ghét, không mấy ưa nhau.
* Ăn ở như chó với mèo: Sống không hòa hợp, nhiều mâu thuẫn với nhau.
* Ăn cùng chó ló xó cùng ma: Giao lưu với người xấu sẽ dễ bị nhiễm, học theo những thói xấu của họ.
* Bán gà ngày gió, bán chó ngày mưa: Nên bán hàng vào những thời điểm thích hợp, được giá cao nhất.
* Bẩn như chó: 1. Rất bẩn thỉu; 2. Bủn xỉn, keo bẩn, ích kỷ, hẹp hòi.
* Bọ chó múa bấc: Không có tài cán mà học đòi, phô trương thanh thế, làm việc quá sức mình nên thường không thành công, bị chế nhạo, khinh bỉ.
* Bóp chó đá vãi phân: 1. Đối xử quá hà tiện, khắt khe, khắc nghiệt; 2. Cho vay với lãi suất quá cao; 3. Bóc lột tàn nhẫn.
* Bơ vơ như chó lạc nhà: Thất thểu, cô độc, mệt mỏi và không xác định được việc cần làm, nơi cần đi, cần đến.
* Bụng đói chó sói bỏ rừng: Phải từ bỏ, hy sinh những gì thân thiết do nguy cơ hoặc nhu cầu cấp bách.
* Buôn phân bán cho chó: Miệt thị người không biết làm ăn buôn bán và thường hay bị lỗ.
* Cẩu khẩu nan sinh xuất tượng ngà: Miệng chó không thể mọc ngà voi, cũng như từ nền tảng những tiêu cực, xấu kém khó thể hình thành nên những điều tích cực, cao đẹp.
* Chạy rông như chó ***: Lang thang tìm kiếm suốt ngày, như chó đực tìm bạn tình mùa động dục.
* Chó ăn đá/đất, gà ăn sỏi/muối: Thuộc nơi đất đai trơ trọi, cằn cỗi và nghèo nàn.
* Chó ăn trứng luộc: Vớ bở và dễ dàng ngoài trí tượng tượng của người đời.
* Chó ăn vụng bột: Hành vi lấm lét, sợ sệt, hoảng loạn, được biểu hiện rõ rành rành, không che giấu nổi.
* Chó cái trốn/bỏ con: Người mẹ không yêu chiều, mặn mà, thiết tha gì với con mình.
* Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói: Khuyên răn người ta trước khi nói phải suy nghĩ kỹ.
* Chó bỏ giỏ cua: Lâm vào cái thế bị kìm kẹp, chịu ép nhiều bề, khó đường tháo gỡ.
* Chó càn cắn/rứt dậu: Làm liều, thiếu cân nhắc khi bị đẩy tới bước đường cùng, không còn cách nào khác.
* Chó cắn áo rách/Chó sủa ăn mày/Đã khó chó cắn thêm: Đã khó khăn, khổ sở cùng cực lại còn gặp tai họa, rủi ro.
* Chó cắn ma: Cằn nhằn, dai dẳng như chó sủa đêm khi phát hiện có bóng người ẩn hiện vu vơ.
* Chó cắn trộm: Hành động xấu, độc ác được thực hiện lén lút và bất ngờ.
* Chó cắn xe, xe cán chó: Xung đột, đối nghịch, đánh giết lẫn nhau.
* Chó (dại/dữ) cắn càn: Hung hăng, liều lĩnh làm bừa, không đủ tỉnh táo để suy tính thiệt hơn.
* Chó cậy (gần) nhà, gà cậy (gần) chuồng/vườn: Ỷ thế thuận lợi của mình mà hung hăng, dọa nạt, bắt chẹt người khác.
* Chó chạy bờ rào, chuột chạy bờ ao: Địa điểm, môi trường hoạt động đặc trưng, quen thuộc hoặc thuận lợi.
* Chó chạy đường cùng: Không còn đường xoay trở nên thường dẫn đến làm liều, không suy tính.
* Chó chạy hở đuôi/Chó nằm lòi lưng: 1. Thuộc chân ruộng xấu, lúa không mọc tốt được, ít lá, như con chó chạy trong ruộng lúa thì còn bị hở đuôi; 2. Không giữ nổi bí mật khi hoạt động.
* Chó chê cơm/phân nát: Chuyện ngược đời, hiếm khi xảy ra.
* Chó chê nhà dột ra nằm bụi tre: Chê bai chuyện tiêu cực nhưng lại gặp phải vấn đề tồi tệ hơn.
* Chó chê mèo rậm/lắm lông: Hay chê bai người khác mà không thấy điều xấu, điều dở của chính mình.
* Chó chết hết chuyện: 1. Không còn kẻ hay gây chuyện thì không còn việc gì lôi thôi; 2. Vấn đề cuối cùng hoặc quan trọng nhất đã kết thúc.
* Chó chui gầm chạn/tủ lạnh: 1. Thân phận nghèo hèn, mất chủ quyền, phải cam chịu nhẫn nhục nương nhờ vào thế lực, tài sản của người khác (thường dùng nói việc đi ở rể); 2. Chê kẻ ác đã bị thất thế, phụ thuộc, chẳng còn hại gì được ai.
* Chó chực máu giác/chuồng chồ: Miệt thị kẻ cam tâm chờ đợi để kiếm chút lợi lộc bẩn thỉu.
* Chó có chê phân thì người mới chê tiền: Không ai chê những thứ quan trọng, cần thiết với mình.
* Chó có/mặc váy lĩnh: 1. Đua đòi, ăn chơi kệch cỡm, nực cười; 2. Chuyện phi lý, hoang đường.
* Chó con không sợ hổ: Không sợ hãi vì hoàn toàn không ý thức được nguy cơ đối với mình.
* Chó cùng nhà, gà cùng chuồng: Những người có quan hệ thân thích, gần gũi phải biết thương yêu, đùm bọc nhau.
* Chó cùng rứt dậu: Xử sự liều lĩnh, làm bậy khi bị đẩy đến bước đường cùng.
* Chó cụp/cụt tai: Kẻ bị thua phải rút lui thảm hại, nhục nhã
* Chó dại có mùa, người dại quanh năm: Người ngốc, người dại lúc nào cũng có.
* Chó dắt: Người gặp may, vớ bở bất ngờ.
* Chó dữ mất láng giềng: Có những vật nuôi, đồ đạc nguy hiểm sẽ khiến hàng xóm, người thân e sợ, cảnh giác và xa lánh.
* Chó dữ (dùng) xích ngắn/cùm to: Tùy đối tượng mà có cách xử lý, khống chế.
* Chó đá vẫy đuôi: Chuyện phi lý, không có thực.
* Chó đen ăn vụng, chó trắng chịu đòn: Kẻ gây sai phạm để người thân chịu oan, gánh hậu quả.
* Chó đen giữ/một mực: Ngoan cố, không chịu sửa chữa tật xấu, không chịu hối cải.
* Chó đen quen ngõ: Quen thói, hành động theo bản tính hoặc thông lệ.
* Chó *** ta đây: Giễu kẻ hợm hĩnh, làm bộ làm tịch, dương dương tự đắc.
* Chó đói mới chịu giữ nhà: Người nghèo, yếu đuối, thất thế mới chịu làm, chấp nhận công việc hèn kém.
* Chó gầy hổ mặt người nuôi: Chỉ cần nhìn vật nuôi cũng ít nhiều đánh giá được người chủ như thế nào.
* Chó ghẻ có mỡ đằng đuôi: Đã xấu kém lại còn kiêu ngạo, hợm hĩnh.
* Chó già, gà non: Độ tuổi làm thực phẩm ngon nhất của chó và gà.
* Chó già giữ xương: 1. Người càng cao tuổi càng bảo thủ, giữ quan điểm và bản sắc của mình; 2. Chê người tham lam, không kham nổi mà vẫn cố giữ, không chịu buông ra cho người khác.
* Chó giống cha, gà giống mẹ: Hình thức giống bố mẹ của chó và gà con.
* Chó giữ nhà, gà gáy trống canh: Mỗi người một phận sự, nhiệm vụ, ai làm việc nấy, không nên ganh tỵ, suy bì.
* Chó hùa đàn: Ỷ thế đông người lấn át, bắt nạt kẻ yếu đuối, đơn độc.
* Chó ị bàn cờ dơ mặt tướng: Việc làm xấu, bừa bãi của cấp dưới sẽ khiến cấp trên bị ảnh hưởng tiêu cực, phải chịu trách nhiệm.
* Chó ị bờ giếng không sao, chó ị bờ ao người ta cắt cổ: Giễu sự trớ trêu là kẻ có tội thì không sao, còn người mắc lỗi nhỏ lại bị trừng trị, chịu tai họa.
* Chó khô, mèo lạc/Mèo đàng, chó điếm: Loại người lang thang, vớ vẩn, bất lương.
* Chó khôn/tinh chẳng sủa chỗ không: Người từng trải luôn có mục tiêu, mục đích chắc chắn và rõ ràng.
* Chó khôn tha phân ra bãi, chó dại tha phân về nhà: Chế giễu việc làm ngu ngốc, dại dột của ai đó.
* Chó lê trôn, gà gáy gở: Quan niệm về điềm xấu, báo hiệu điều dữ sắp xảy đến khi thấy chó và gà có biểu hiện bất thường.
* Chó liền da, gà liền xương: 1. Chó, gà bị thương thì nhanh khỏi, không có gì nguy hiểm; 2. Vết thương mau lành.
* Chó nào ăn được phân thuyền chài: Không thể kiếm chác được gì ở những nơi người ta không hề có sơ hở.
* Chó ngáp phải ruồi: 1. Gặp may một cách ngẫu nhiên, hiếm có; 2. Chuyện hú họa, chẳng mấy khi xảy ra.
* Chó ngồi/nhảy bàn độc: Kẻ bất tài, yếu kém mà lại được địa vị cao sang.
* Chó nhà nào sủa nhà ấy: Hãy nên lo việc của mình, đừng xía vào chuyện người khác.
* Chó nhà quê đòi ăn mắm mực: Ở địa vị thấp kém mà đòi hưởng những thứ cao sang.
* Chó quen nhà, gà quen chuồng: Biết nhớ, biết tìm về nơi chốn mình sinh sống.
*Chó săn/máy, chim mồi: Kẻ xấu, làm tay sai cho người khác.
* Chó sói đội lốt cừu: Nham hiểm, độc ác nhưng lai giả dạng lành thiện, ngoan hiền.
* Chó sống còn hơn sư tử chết: Có được quyền nhỏ còn hơn hư danh lớn.
* Chó sủa trăng/ma: Chửi vu vơ, chửi mò vì không biết điều gì cụ thể.
* Chó sủa là chó không cắn: Giễu người hay nói mà không/ít làm hoặc làm không được.
* Chó tha đi, mèo tha lại: Ít giá trị, bị chê bai, ruồng bỏ, bị đùn đẩy qua tay nhiều người.
* Chó tháng ba, gà tháng bảy: Kinh nghiệm ăn uống cho rằng tháng ba và tháng bảy (âm lịch) là tháng giáp hạt, chó và gà đều gầy, ăn không ngon.
* Chó treo, mèo đậy: Phải được giữ gìn, bảo quản kín đáo, chắc chắn.
* Chó xơi mướp nướng/Cẩu xực mướp lùi: Bất ngờ dùng phải những thứ nguy hại, rất không phù hợp.
* Có đểu mới có, có chó mới giàu: Bao biện, thanh minh, nói vui cho những điều tiêu cực.
* Có phân thì có chó: Hệ lụy, hậu quả tất yếu xảy ra.
* Có tiền chó hóa kỳ lân, không tiền kỳ lân hóa chó: Sức mạnh của đồng tiền có thể làm thay đổi, đảo ngược địa vị.
* Chơi/yêu/đùa nhờn (với) chó, chó liếm mặt: Quá dễ dãi, xuề xòa, thân mật với kẻ xấu, người dại nên bị nhờn, bị đùa giỡn thô lỗ.
* Chực như chó chực cối/máu giác: Mong chờ, chầu chực để được hưởng một chút gì.
* Chửi chó mắng mèo/Chửi mèo quèo chó: Mượn cớ mắng chửi cái khác nhằm biểu hiện sự tức giận đối với người nào đó.
* Chửi như chó ăn vã mắm: Chửi nhiều, chửi tới tấp, xối xả.
* Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nhà nghèo: Xử sự, thói quen hoặc đức tính tích cực, phù hợp của người bề dưới, người phụ thuộc.
* Đánh chó phải nể chủ/Đánh chó ngó chúa: Xử sự có hại đến cái gì, người nào thì phải dè chừng nhân vật sở hữu, bảo trợ cho cái đó, người ấy.
* Đánh chó đá vãi phân: Bất tài, vô tích sự mà còn khoe khoang, hợm hĩnh.
* Đen như mõm chó: 1. Đen và nhẵn, ướt; 2. Vận hạn gặp lúc đen đủi.
* Đi tu Phật bắt ăn chay, thịt chó ăn được thịt cầy thì không: Chế giễu sự tu hành giả tạo, nửa mùa.
* Đồ/Loại chó chết: Lời miệt thị kẻ khốn nạn, thấp hèn.
* Đừng khinh chó, chớ cậy giàu: Lời khuyên phải cư xử khiêm nhường, nhã nhặn với kẻ yếu, người nghèo.
* Gà què bị chó đuổi: Kẻ yếu đuối lại bị tai nạn dồn dập.
* Hàm chó, vó ngựa: 1. Phương tiện tấn công, tự vệ đặc thù của động vật;
2. Những thứ dễ gây nguy hiểm, nên tránh.
* Không có chó bắt mèo ăn phân: 1. Buộc phải thay thế dù biết rằng không phù hợp; 2. Làm chuyện ngược đời.
* Khuyển mã chí tình: Chó và ngựa (vốn) rất trung thành, tình cảm với chủ nuôi.
* Lạc đàn nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu: Kinh nghiệm tìm đường nhờ vật nuôi.
* Làm người thì khó, làm chó thì dễ: Quan niệm về sự phức tạp của cuộc sống con người so với động vật khác.
* Lang lảng như chó cái trốn con: Lảng tránh, không muốn gặp ai để tránh phiền toái, ví như chó mẹ trốn đàn con nhỏ đang đòi bú.
* Làu bàu/lầu bầu như chó hóc xương: Nói nhỏ, lầm bầm trong miệng với vẻ bực tức, khó chịu.
* Lên voi xuống chó: Sự thay đổi địa vị đột ngột.
* Loại trâu sinh chó đẻ: Lời chửi rủa thậm tệ.
* Loanh quanh như chó nằm chổi: Dò xét, cân nhắc xung quanh trước khi thực hiện công việc chính, trung tâm (chó trước khi nằm lên chổi quét thường đi loanh quanh mấy vòng).
* Lõm bõm như chó nhảy ruộng nước: Tiếng bì bõm ngắt quãng giống âm thanh của chó khi lội và nhảy qua những vùng nước nông.
* Lòng lang dạ sói: Nham hiểm, độc ác và phản bội, không chung thủy.
* Lơ láo như chó thấy thóc: Ngỡ ngàng nhưng thờ ơ trước những vật, những việc không liên quan đến mình.
* Lợn rọ, chó thui: Không thể biết hoặc đánh giá đúng nếu sự vật, hiện tượng đã được sửa chữa, trang điểm, che đậy.
* Mang chết chó cũng lè lưỡi: Làm hại được người khác thì mình cũng thiệt thòi, mất mát, ví như chó cắn chết được rắn hổ mang thì cũng dễ mất mạng.
* Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang: Một quan niệm tín ngưỡng về vận may rủi liên quan với mèo và chó.
* Nai vạc móng thì chó cũng lè lưỡi: Cãi vã, kiện tụng, đấu đá thì cuối cùng đều gây tổn thất cho cả bên thắng lẫn bên thua.
* Nắng tháng ba chó già lè lưỡi: Thời tiết oi nồng cuối xuân đầu hạ (tháng 3 âm lịch) rất khó chịu.
* Ngay lưng như chó trèo chạn: Lười biếng, không chịu làm việc.
* Ngồi như chó ngó tát ao: Hiếu kỳ, tò mò nhưng không hiểu gì.
* Ngồi xó ró như chó tiền rưỡi: Ngồi co rúm lại như không còn chút sức lực nào nữa.
* Ngu như chó: Quá ngu ngốc.
* Nhục như con chó: Nhục nhã quá mức, như tư cách, thân phận hèn kém của con chó.
* Nói dai như chó nhai giẻ rách: Nói đi nói lại, dấm dẳn và dai dẳng (về một vấn đề gì đó).
* Quăng xương cho chó cắn nhau/Xuỵt chó bụi rậm: Cơ hội, ma lanh, gây mất đoàn kết hoặc xui dại những người khác để mình hưởng lợi.
* Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa: Nhìn màu ráng trời có thể đoán biết thời tiết sắp tới.
* Rậm rật như chó tháng bảy: Nhộn nhạo, hỗn loạn do hứng thú quá mức (chó động dục mạnh nhất vào tháng 7 âm lịch và khi đó chó đực thường tranh giành chó cái nên chúng cắn lộn nhau, sủa ầm ĩ).
* Sống được miếng dồi chó, thác được bó vàng tâm: Chê người quá tham lam và cầu toàn.
* Sống trên đời ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ biết có hay không: Miếng ngon chỉ có ở trên đời thực/trần gian.
* Thắt cổ mèo treo cổ chó: Hà tiện quá mức, như người chủ hạn chế cả việc cho ăn thường ngày những con thú mình nuôi.
* Thính như mũi chó: Rất mẫn cảm, tinh nhạy.
* Thịt chó chấm nước chó: Phải sử dụng ngay nguồn sẵn có vì không còn có gì hơn.
* Thui chó nửa mùa hết rơm: Phê phán sự thiếu chuẩn bị chu đáo trước khi làm một việc gì.
* Trâu đeo mõ, chó leo thang: Thuộc vùng miền núi hẻo lánh (người dân thường ở nhà sàn, và cho trâu mình nuôi đeo mõ để dễ tìm nếu chúng đi xa, đi lạc vào rừng).
* Treo (đầu) dê bán (thịt) chó: Bịp bợm, phô trương, giả danh giả hiệu cái tốt đẹp để che giấu, để làm điều xấu xa.
* Voi đú, chó đú, lợn sề cũng hộc: Đua đòi, bắt chước kẻ khác đến độ nhố nhăng, lố bịch, nực cười.
htps://nguoihanoi.vn/ (Phong Hóa)
1-Chạy như chó phải pháoEm nhớ được 2 câu:
- Chạy xe: Chạy như chó tuột xích.
- Đỗ xe: Đỗ kiểu chó đái bờ rào.
Đọc tiêu đề thớt em cũng nghĩ ngay đến câu này"sống trên đời xơi miếng dồi chó
chết xuống âm phủ éo có mà ăn":
câu ca dao chứng tỏ......tục ko cúng thịt chó