Có nhiều cụ cố biên minh cho hành động này bằng việc chỉ ra tội của thằng trộm và độ thân thiết của con chó khác với bị mất những đồ vật khác. Nhưng các cụ nên nhìn nhận vào sự việc chính là việc thực thi pháp luật, xã hội phát triển nó hơn xã hội trung cổ ở cái chỗ đấy các cụ ạ. Thế kỷ 21 rồi mà hành xử vẫn như thời ăn lông ở lỗ.
Trời, thế khi bị án tử hình thì có bị coi là độc ác hơn ăn lông ở lỗ không Cụ. trách ai, trách gì
1. Nhà các cụ có nuôi chó không? cảm giác sẽ rất khác: một con chó nhà mình thì mình coi như người thân trong gia đình. Cũng là một con chó, nhà người khác mình cũng chỉ nghĩ nó là một con chó, nếu nó đẹp: thì là một con chó cảnh đẹp.
2. với các cụ yêu xe: coi xe như con, quý xăng như máu. Với chủ chó, người quý chó: coi chó như người thân thiết: thế thử hỏi ai động đến người nhà các cụ, các Cụ có bảo vệ không.
3. Nếu đấy là chú chó đã có công trông nhà, bảo vệ cụ, bảo vệ người nhà Cụ: tóm lại có công rất lớn với gia đình nhà cụ: thử hỏi các cụ có lôi nó ra thịt, hay cho người khác thịt, hay để thằng trộm chó thịt không.
4. Nếu theo đạo Phật thì Cụ nên đọc bài này "Anh kể rằng những con vật bên cạnh Tổ được Tổ gọi bằng cách rất thân thương, bình đẳng. Có hôm cho chú mèo ăn, Tổ gọi "cháu ơi, cháu đâu rồi!" làm anh càng thêm tôn kính Tổ bởi tính bình đẳng của chúng sinh mà Tổ dành cho chúng. Có phải vì tình thương đó, mà ở chùa Ráng, có những cây chỉ cao chưa tới 1m, chim cũng đến làm tổ, trong khuôn viên vườn chùa, chim, mèo, ong, ve...râm ran và cùng làm bạn quây quần bên nhau."
http://kienthuc.net.vn/hanh/201303/KTS-Pham-Thanh-Xuan-trai-long-ve-nghe-ve-chua-898271/