Nghe bác mô tả thì cũng đã hình dung được khó khăn của việc làm chuẩn hóa lượng dữ liệu lớn đến thế này, đặc biệt là khi về phía công dân họ cũng không hoàn toàn có trách nhiệm với dữ liệu của mình.
Ở thôn tôi thì đồng chí CAKV tiếp cận với bà con thông qua tổ dân phố, trên tờ khai được cung cấp cho bà con từ năm ngoái có ghi số điện thoại của đồng chí ấy, những trường hợp nào công dân có nghi hoặc, hoặc không biết cách ghi kê khai thế nào cho đúng thì đã liên hệ từ trước để được hướng dẫn nên khi ra địa điểm tập trung để làm CCCD thì chỉ còn mỗi việc lăn tay và chụp ảnh.
Nhưng cũng phải nhìn nhận thông tin cần kê khai lần này có những chỗ phức tạp theo nghĩa không thể được hiểu theo cách thông thường trong nhân dân.
Nói ví dụ nơi sinh thì cần được hiểu là nơi khai sinh hay nói đầy đủ là nơi đăng ký khai sinh. Cách hiểu và ghi như vậy có lẽ tiện cho việc quản lý, truy nguồn thông tin sau này nhưng lại không đúng với cách hiểu thông thường. Như vậy trường hợp công dân 30 năm mới được cấp giấy khai sinh sẽ phải ghi là phường Bồ Đề, Gia Lâm, Hà Nội. Nếu anh ta lưu lạc đến địa phương khác và được nơi đó cấp GKS, trường thông tin này sẽ ghi địa phương đó, rất có thể là tỉnh, thành khác. Nước (quốc gia) khác thì sao? Để ý rằng trên hộ chiếu VN vẫn có trường thông tin "Nơi sinh" - place of birth - phù hợp với thông lệ quốc tế. So sánh với CCCD, sẽ không kiểm tra đối chiếu được thông tin này. Rồi khi làm các giấy tờ liên quan các yếu tố nước ngoài, place of birth luôn là một trường thông tin bắt buộc. Lấy gì đối chiếu? Trong khi đó "nguyên quán"; "quê quán" ghi thế nào thì đã tranh cãi khá nhiều, thông lệ quốc tế không ghi trên CMND mà chỉ ghi nơi sinh - place of birth, thì ở ta lại ghi ==> tôi dự là còn phải thay đổi nữa