Công ty CP Tasco (HNX: HUT) được thành lập từ năm 1976 trên cơ sở sáp nhập đội cầu Nam Hà và xí nghiệp Xây dựng cầu đường Ninh Bình. Sau khi tiến hành cổ phần hóa từ
doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, Tasco hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, hạ tầng giao thông và thầu xây lắp…được đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Xuất thân từ vùng đất Thành Nam, không quá bất ngờ khi Tasco được giao cho thực hiện hàng loạt dự án BT (xây dựng – chuyển giao) và BOT (xây dựng – kinh doanh - chuyển giao) tại khu vực Nam Định, Hà Nam, Thái Bình.
Thu phí đường bộ hơn trăm tỷ mỗi năm
Hiện nay, Tasco đang thực hiện tổ chức thu phí đường bộ tại trạm thu phí Tân Đệ và trạm thu phí Mỹ Lộc để hoàn vốn cho hai dự án Dự án Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 10 (Km92+900 - Km 98+400) đoạn từ cầu La Uyên đi Cầu Tân Đệ - huyện Vũ Thư- tỉnh Thái Bình (BOT10) và dự án đầu tư xây dựng tuyến đường tránh thành phố Nam Định từ thị trấn Mỹ Lộc đến quốc lộ 10 (BOT21).
[/IMG]
Trạm thu phí và biểu mức thu phí cầu Tân Đệ, Thái Bình theo hình thức BOT do Tasco làm chủ đầu tư
Ngoài ra, Tasco cũng đang được giao thực hiện hàng loạt dự án BOT khác như dự án BOT quốc lộ 10 đoạn từ Quán Toan đến Cầu Nghìn, tổng mức đầu tư 2.816 tỷ đồng; dự án BOT quốc lộ 32 đường Hồ Chí Minh đoạn từ Phú Thọ - Trung Hà, tổng mức đầu tư 1.109 tỷ đã được triển khai thủ tục pháp lý.
Ngoài các dự án tại khu vực miền Bắc, Tasco hiện đang làm chủ đầu tư của một số dự án BOT đã đi vào khai thác từ năm nay như Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL1 Đoạn Km597+549–Km605+000 và đoạn Km617+000-Km641+000 Tỉnh Quảng Bình; có tổng vốn đầu tư 1.983 tỷ đồng, tổng chiều dài 29,21Km.
Sau hơn 01 năm tiến, từ ngày 06/07/2015, Bộ GTVT đã cho phép Tasco được tiến hành thu phí tại trạm thu phí QL1 Km 604+700 xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Hoạt động thu phí đường bộ đem về khoản thu không nhỏ trong kết quả kinh doanh của Tasco
Trong năm 2013, mảng hoạt động dịch vụ thu phí đường bộ cũng góp phần lớn trong lợi nhuận của công khi khi mang về doanh thu 80,3 tỷ đồng – lợi nhuận lên đến 22 tỷ đồng trong khi mảng hoạt động xây lắp báo lỗ hơn 8 tỷ và đầu tư bất động sản chỉ đem về “vỏn vẹn” 1,4 tỷ đồng.
Đến năm 2014, nhờ đưa vào khai tác các dự án BOT hoàn thành trong năm, một số trạm thu phí tiếp tục “mọc” lên đã đem về cho Tasco 102 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận 7 tỷ đồng trong khi mảng xây lắm vẫn tiếp tục báo lỗ.
Dự kiến có 35 trạm thu phí
Trong 6 tháng đầu năm 2015, Tasco thu về 80 tỷ đồng tiền phí đường bộ (trong đó quý I thu 40,5 tỷ đồng và 39,2 tỷ đồng trong quý II).
Với nguồn thu ổn định từ các dự án BOT, nhưng chủ tịch HĐQT Phạm Quang Dũng vẫn than thở tại buổi Hội thảo Vốn để phát triển hạ tầng giao thông nhu cầu và giải pháp mới đây: “Đầu tư vào các dự án BOT giao thông đang rất nghiệt ngã, lợi nhuận định mức thấp trong khi rủi ro cao”.
Thậm chí, ông Dũng còn “đe” " đành nói lời từ biệt với các dự án theo hình thức BOT nếu nhà nước không sửa cơ chế”.
Trong năm 2015, Tasco dự kiến triển khai dự án thu phí tự động không dừng và kiểm soát trọng tải xe trên toàn quốc theo hình thức BOO (xâu dựng – sở hữu – kinh doanh) qua việc tham gia dự án xây dựng các trạm thu phí không dừng ETC (Electronic toll collection) (HUT 51%, BIDV 49%) thay cho hình thức đầu tư BOT.
[/IMG]
Trạm thu phí không dừng ETC được Tasco đẩy mạnh đầu tư
Mặc dù mảng kinh doanh BOT có dòng tiền ổn định nhưng có thời gian xây dựng và hoàn vốn kéo dài và yêu cầu vốn đầu tư lớn. Trong khi đó, một trạm ETC có thể xây dựng và đưa vào thu phí chỉ trong 2-3 tháng.
Hiên tại, Tasco đã xây xong 3 trạm thu phí không dừng thí điểm và dự kiến sẽ triển khai đồng loạt để nâng lên tổng cộng 35 trạm trên QL1 đến QL14 đến hết 2016. Ước tính doanh thu phí của mỗi trạm vào khoảng 170 tỷ đồng/ năm với biên lợi nhuận gộp 6-7%.
Dự án BOT liệu có là con dao 2 lưỡi đối với doanh nghiệp trong thời điểm nền kinh tế còn nhiều khó khăn trở ngại đặc biệt trong việc thu xếp vốn đầu tư? Tasco đã và đang phải đối mặt với những khó khăn như thế nào?
ANTT.VN sẽ tiếp tục làm rõ trong bài tới….