- Biển số
- OF-86062
- Ngày cấp bằng
- 21/2/11
- Số km
- 1,045
- Động cơ
- 415,591 Mã lực
E cập nhật thêm kiểu lừa nữa, hình thức này gần giống kiểu bà cô e bị, có điều bà cô e bị lừa hạt mận phơi khô là hạt "thảo sơn".
Một vị khách đang ngồi nghỉ tại cổng chùa Bái Đính cổ (Gia Viễn, Ninh Bình) thì có hai người phụ nữ (một già, một trẻ) cũng đến gần đó. Câu chuyện của hai người phụ nữ ấy khá rôm rả xoay quanh một loại củ phơi khô được cắt thành từng lát mỏng mà người phụ nữ trẻ vừa tìm mua được.
Sau đó, họ quay ra bắt chuyện với vị khách. Họ tự giới thiệu mình là người ở Hà Nội đến thăm chùa cổ, đang ngồi nghỉ chờ người nhà xuống rồi đi thăm tiếp chùa Bái Đính mới. Tò mò, vị khách hỏi về loại củ trên và được người phụ nữ trẻ giới thiệu đó là củ “sơn dương tím”, do người dân địa phương tìm được trong rừng Cúc Phương, 7 năm mới có một lần.
Sau đó, lại có thêm một vài người phụ nữ đến nhận là người nhà của hai phụ nữ kia. Khi nhìn thấy củ "sơn dương tím" này, một người tự giới thiệu mình là trưởng khoa ở một bệnh viện rồi giảng giải một mạch cho vị khách và những người xung quanh về công dụng của củ sơn dương tím như: chữa chứng đau đầu, đau bụng của phụ nữ, hỗ trợ điều trị, chữa khỏi được bệnh tiểu đường, tim mạch…
Vị trưởng khoa này cũng cho biết là mình đã giới thiệu cho nhiều người uống và khỏi bệnh, và khuyến khích người phụ nữ trẻ kia nên mua thêm để dành vì đây là loại củ quý hiếm.
Cuộc trò chuyện giữa vị khách và nhóm phụ nữ kia mỗi lúc một cởi mở hơn . Khi vị khách tiếp tục lên đường đi qua chùa Bái Đính mới cũng là lúc cả nhóm phụ nữ cùng đi theo. Vị trưởng khoa vẫn tiếp tục thao thao bất tuyệt cho những người kia về công dụng chữa bệnh, nguồn gốc của củ sơn dương tím, rồi xin số điện thoại để tiện liên lạc.
Đi được một đoạn, người phụ nữ trẻ dừng lại mua thêm củ sơn dương tím của một người bán hàng bên đường (trong khi ở đoạn đường này không hề có người bán hàng rong). Thấy vậy, vị khách cũng mua một ít củ sơn dương tím. Anh chàng bán hàng nói giọng lơ lớ như người dân tộc nhất quyết không hạ giá bán vì "mấy năm mới tìm được củ này một lần", còn vị trưởng khoa thì cho rằng giá như vậy là rẻ hơn nhiều so với ở Hà Nội.
Sau khi mua xong củ sơn dương tím, khách lại được vị trưởng khoa chỉ vào một túi hạt của người bán hàng giới thiệu là hạt "hương chi". Và theo lời vị trưởng khoa thì củ sơn dương tím nếu được nấu cùng với hạt hương chi sẽ phát huy hết tác dụng, chữa bệnh sẽ tốt hơn.
Đúng lúc này, có một phụ nữ khá sang trọng đứng gần đó xem mua hàng bỗng phát hiện ra vị trưởng khoa bệnh viện kia hình như đã từng xuất hiện trên truyền hình. Được lời như cởi tấm lòng, vị trưởng khoa xác nhận ngay là mình đang tham gia chương trình về sức khỏe trên một kênh truyền hình nhà nước cùng một vị giáo sư nổi tiếng. Khi tên tuổi của vị trưởng khoa đã được ấn chứng như vậy, vị khách này đã không ngần ngại rút hầu bao mua thêm hạt hương chi.
Trên đường đi, mọi người lại gặp một nhóm phụ nữ lớn tuổi khác, cũng lại tự xưng là người nhà của người phụ nữ trẻ kia. Họ lại cùng nhau quảng cáo về một vị thuốc mà họ đã mua và đang dùng thực tế là "sâm nam hồng". Cũng vẫn là chiêu bài cũ rằng là: củ sơn dương tím, hạt hương chi lại phải đi cùng với sâm nam hồng thì mới đủ bài bản.
Tuy nhiên, sau nhiều lần gợi ý, thúc giục nhưng vị khách kia cương quyết không mua thêm vị thuốc thứ ba thì nhóm phụ nữ cả già lẫn trẻ ấy dần dần đi tụt lại phía sau, rồi cùng nhau quay lại phía chùa Bái Đính cũ chứ không đến chùa Bái Đính mới như đã nói lúc đầu.
Lúc bấy giờ, vị khách sinh nghi liền quay lại chỗ người bán củ sơn dương tím bên đường thì người bán đã dọn hàng.
Sau khi hỏi thăm những người thợ chụp ảnh ở chùa Bái Đính, vị khách mới tin chắc rằng mình đã bị mắc lừa bởi một màn kịch đã được dựng lên quá hoàn hảo. Cái gọi là củ "sơn dương tím", hạt "hương chi" kia thực chất chỉ là quả chanh dây, hạt ớt (hoặc một loại hạt nào đó được đem phơi khô).
Những người thợ chụp ảnh này cũng nói là họ biết bọn người này chuyên lừa đảo những du khách nhẹ dạ, cả tin, nhưng họ không dám nói vì sợ chúng trả thù. Nhiều khi, họ cũng cảm thấy ray rứt khi có người còn bị những kẻ kia lừa mua "thuốc quý" hết mười mấy triệu đồng. "Nhưng biết làm sao được, đây là chỗ kiếm cơm mà. Nói ra là tự mình đập bể nồi cơm của mình", một người thợ chụp ảnh chia sẻ.
Tràng An - Bái Đính là quần thể di tích thắng cảnh nổi tiếng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch. Mọi người nên rút kinh nghiệm, đề cao cảnh giác để không phải bị mất tài sản và không bị mắc lừa thủ đoạn của kẻ gian khi đến du lịch tại nơi này.
Một vị khách đang ngồi nghỉ tại cổng chùa Bái Đính cổ (Gia Viễn, Ninh Bình) thì có hai người phụ nữ (một già, một trẻ) cũng đến gần đó. Câu chuyện của hai người phụ nữ ấy khá rôm rả xoay quanh một loại củ phơi khô được cắt thành từng lát mỏng mà người phụ nữ trẻ vừa tìm mua được.
Sau đó, họ quay ra bắt chuyện với vị khách. Họ tự giới thiệu mình là người ở Hà Nội đến thăm chùa cổ, đang ngồi nghỉ chờ người nhà xuống rồi đi thăm tiếp chùa Bái Đính mới. Tò mò, vị khách hỏi về loại củ trên và được người phụ nữ trẻ giới thiệu đó là củ “sơn dương tím”, do người dân địa phương tìm được trong rừng Cúc Phương, 7 năm mới có một lần.
Sau đó, lại có thêm một vài người phụ nữ đến nhận là người nhà của hai phụ nữ kia. Khi nhìn thấy củ "sơn dương tím" này, một người tự giới thiệu mình là trưởng khoa ở một bệnh viện rồi giảng giải một mạch cho vị khách và những người xung quanh về công dụng của củ sơn dương tím như: chữa chứng đau đầu, đau bụng của phụ nữ, hỗ trợ điều trị, chữa khỏi được bệnh tiểu đường, tim mạch…
Vị trưởng khoa này cũng cho biết là mình đã giới thiệu cho nhiều người uống và khỏi bệnh, và khuyến khích người phụ nữ trẻ kia nên mua thêm để dành vì đây là loại củ quý hiếm.
Cuộc trò chuyện giữa vị khách và nhóm phụ nữ kia mỗi lúc một cởi mở hơn . Khi vị khách tiếp tục lên đường đi qua chùa Bái Đính mới cũng là lúc cả nhóm phụ nữ cùng đi theo. Vị trưởng khoa vẫn tiếp tục thao thao bất tuyệt cho những người kia về công dụng chữa bệnh, nguồn gốc của củ sơn dương tím, rồi xin số điện thoại để tiện liên lạc.
Đi được một đoạn, người phụ nữ trẻ dừng lại mua thêm củ sơn dương tím của một người bán hàng bên đường (trong khi ở đoạn đường này không hề có người bán hàng rong). Thấy vậy, vị khách cũng mua một ít củ sơn dương tím. Anh chàng bán hàng nói giọng lơ lớ như người dân tộc nhất quyết không hạ giá bán vì "mấy năm mới tìm được củ này một lần", còn vị trưởng khoa thì cho rằng giá như vậy là rẻ hơn nhiều so với ở Hà Nội.
Sau khi mua xong củ sơn dương tím, khách lại được vị trưởng khoa chỉ vào một túi hạt của người bán hàng giới thiệu là hạt "hương chi". Và theo lời vị trưởng khoa thì củ sơn dương tím nếu được nấu cùng với hạt hương chi sẽ phát huy hết tác dụng, chữa bệnh sẽ tốt hơn.
Đúng lúc này, có một phụ nữ khá sang trọng đứng gần đó xem mua hàng bỗng phát hiện ra vị trưởng khoa bệnh viện kia hình như đã từng xuất hiện trên truyền hình. Được lời như cởi tấm lòng, vị trưởng khoa xác nhận ngay là mình đang tham gia chương trình về sức khỏe trên một kênh truyền hình nhà nước cùng một vị giáo sư nổi tiếng. Khi tên tuổi của vị trưởng khoa đã được ấn chứng như vậy, vị khách này đã không ngần ngại rút hầu bao mua thêm hạt hương chi.
Trên đường đi, mọi người lại gặp một nhóm phụ nữ lớn tuổi khác, cũng lại tự xưng là người nhà của người phụ nữ trẻ kia. Họ lại cùng nhau quảng cáo về một vị thuốc mà họ đã mua và đang dùng thực tế là "sâm nam hồng". Cũng vẫn là chiêu bài cũ rằng là: củ sơn dương tím, hạt hương chi lại phải đi cùng với sâm nam hồng thì mới đủ bài bản.
Tuy nhiên, sau nhiều lần gợi ý, thúc giục nhưng vị khách kia cương quyết không mua thêm vị thuốc thứ ba thì nhóm phụ nữ cả già lẫn trẻ ấy dần dần đi tụt lại phía sau, rồi cùng nhau quay lại phía chùa Bái Đính cũ chứ không đến chùa Bái Đính mới như đã nói lúc đầu.
Lúc bấy giờ, vị khách sinh nghi liền quay lại chỗ người bán củ sơn dương tím bên đường thì người bán đã dọn hàng.
Sau khi hỏi thăm những người thợ chụp ảnh ở chùa Bái Đính, vị khách mới tin chắc rằng mình đã bị mắc lừa bởi một màn kịch đã được dựng lên quá hoàn hảo. Cái gọi là củ "sơn dương tím", hạt "hương chi" kia thực chất chỉ là quả chanh dây, hạt ớt (hoặc một loại hạt nào đó được đem phơi khô).
Những người thợ chụp ảnh này cũng nói là họ biết bọn người này chuyên lừa đảo những du khách nhẹ dạ, cả tin, nhưng họ không dám nói vì sợ chúng trả thù. Nhiều khi, họ cũng cảm thấy ray rứt khi có người còn bị những kẻ kia lừa mua "thuốc quý" hết mười mấy triệu đồng. "Nhưng biết làm sao được, đây là chỗ kiếm cơm mà. Nói ra là tự mình đập bể nồi cơm của mình", một người thợ chụp ảnh chia sẻ.
Tràng An - Bái Đính là quần thể di tích thắng cảnh nổi tiếng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch. Mọi người nên rút kinh nghiệm, đề cao cảnh giác để không phải bị mất tài sản và không bị mắc lừa thủ đoạn của kẻ gian khi đến du lịch tại nơi này.