Tập chụp phong cảnh bằng máy phim,mong các bác chỉ dẫn:

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,282
Động cơ
594,686 Mã lực
Các bác có một nhận thức chưa đúng về "màu" của anh film.
Cái gọi là "màu" của ảnh film là do nơi scaner và xử lí film cho mình.

+ Với máy ảnh kts, 100% chất lượng do chính người chụp quyết định (không nói tới thiết bị)
+ Với máy chụp film, người chụp chỉ quyết định được chừng 60-70% chất lượng của hình ra thôi. Còn lại do nơi IN ẢNH, SCANER quyết định.

Tương phản, màu sắc, độ mịn, độ sáng, độ bão hòa màu...do mấy bác ở tiệm xử lí.
Do đó nhận xét hình chụp film có chăng là bố cục, độ sáng, ánh sáng mà thôi.
Cụ nói chuẩn quá. Nhưng nhìn ảnh thì cũng thấy là các Lab đã làm rất tốt phần việc của mình (scan film).

Túm lại, chụp film mà đưa cho thằng ko biết scan thì cũng bằng vứt đi.
 

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,091
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
Ảnh đẹp quá bác ơi.:41:
Chúc bác có chuyến đi vui vẻ !
Hôm nọ em cũng nhanh tay vồ được 5 cuốn của Mèo mà chưa ra được cái ảnh nào cả :21:
 

Giangduydat

Xe tăng
Biển số
OF-13836
Ngày cấp bằng
10/3/08
Số km
1,135
Động cơ
528,024 Mã lực
Nơi ở
463 Giải phóng, Thanh xuân, Hà nội
Website
www.giangduydat.vn
Cụ nói chuẩn quá. Nhưng nhìn ảnh thì cũng thấy là các Lab đã làm rất tốt phần việc của mình (scan film).
Túm lại, chụp film mà đưa cho thằng ko biết scan thì cũng bằng vứt đi.
Vâng,
Không biết quan điểm của các bác thế nào chứ để có một sự nhìn nhận thật "chín" về màu sắc, một kĩ thuật viên tại Lab rất khá cũng phải sau 5 năm.
Một thợ được gọi là "cứng" ở Lab, đôi khi thâm niên cũng tầm 10 năm.
Hơn nữa, gu ảnh (cả về màu, tone ảnh...) mỗi người có khác nhau.
Những ảnh phong cảnh, chân dung chụp chân phương thì có một tiêu chuẩn nhất định, nhưng những ảnh có những mảng sáng tối phức tạp, nhiều khi theo chủ ý của người chụp.

Do đó, để có 1 ktv đáp ứng được những ảnh sáng tác, tay nghề và thâm niên thâm hậu tìm cũng không dễ.
Do đó, muốn có được hình scaner như ý, chỉ có cách tốt nhất là mình cần có chỉ thị chuẩn cho từng trường hợp. Điều này áp dụng với mấy bác chuyên nghiệp, đã chơi film lâu năm bác nào cũng biết.
Các bác mới chơi film thì Lab sẽ quyết định chất lượng hình scaner cho các bác.

File đã scaner không phải là cứ thế resize và post luôn được, mà chí ít cũng cần có chỉnh sửa độ sáng trên Photoshop, nếu kĩ hơn vẫn cần chỉnh lại tương phản nữa.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Ảnh đẹp quá bác ơi.:41:
Chúc bác có chuyến đi vui vẻ !
Hôm nọ em cũng nhanh tay vồ được 5 cuốn của Mèo mà chưa ra được cái ảnh nào cả :21:
M ịa .. chỉ xin xỏ là nhanh .. trả lại đê :69::69::69::21::21:
 

Bình X-Five

Xe container
Biển số
OF-15037
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
9,333
Động cơ
605,033 Mã lực
Nơi ở
Gần nhà anh Cừ
Cụ nói chuẩn quá. Nhưng nhìn ảnh thì cũng thấy là các Lab đã làm rất tốt phần việc của mình (scan film).

Túm lại, chụp film mà đưa cho thằng ko biết scan thì cũng bằng vứt đi.
Còn nữa, đưa cho thằng biết scan nhưng scanner lởm thì cũng bằng vứt đi. ;)
 

Giangduydat

Xe tăng
Biển số
OF-13836
Ngày cấp bằng
10/3/08
Số km
1,135
Động cơ
528,024 Mã lực
Nơi ở
463 Giải phóng, Thanh xuân, Hà nội
Website
www.giangduydat.vn
Các bác quan tâm chụp film có thể tham khảo thêm 1 bài viết của nhà em:

Kĩ thuật căn bản và một số lưu ý khi chụp film

Mỗi kiểu film có thể có nhiều tình huống rủi ro gây hư hỏng hơn file hình số rất nhiều.
Người chụp film phải biết nâng niu và quí từng tấm film khi chụp hỏng.
Chụp film là rèn được tính cẩn thận và chỉn chu trên từng lần bấm chụp.
Chụp film là bước lên tầm cao mới sau khi chơi máy Digital.
Chụp film rèn luyện được quán tính “đọc” sáng tốt hơn mà với Digital ít để ý.
Đã chụp và chơi film là phải “tới” mới cảm nhận được độ “phê” khi chơi film.

+ Đo sáng trong chụp film:
Hầu hết các máy đo sáng ở những máy cơ đời cổ không còn, hoặc nếu có cũng thiếu chính xác hoặc đôi khi có những sai lệch mà người dùng không biết rõ.

6 tình huống nguồn sáng ngoài trời:
Chia làm 2 tình huống chính: Trời nắng và Trời râm
Cần biết cách phân biệt 6 tình huống nguồn sáng, muốn có một phản xạ tốt cần biết “đọc” film hoặc được sự hỗ trợ của các máy đo sáng điện tử tại máy đời mới hay test bằng máy Digital.
1- Trời nắng với tốc độ chỉ thị 1/125s:
* Nắng gắt: 1/125s f=16
Nắgng hè và vào các giờ cao điểm, nắng rát da tay, bóng đổ sẫm trên đất.
* Nắng vừa: 1/125s f=11
Nắng mới và các giờ không cao điểm, ít có cảm giác rát da tay, bóng đổ vừa trên đất.
* Nắng dịu: 1/125s f=8
Trời hửng, mặt trời sau mây, không có bóng đổ. Cần phân biệt với Râm sáng vì dễ nhầm
2- Trời Râm với tốc độ chỉ thị 1/60s:
* Râm sáng: 1/60 f=8
Râm sáng gần giống nắng dịu, có điều mặt trời không hửng qua mây.
* Râm trung bình: 1/60 f=5.6
Râm trung bình gồm bóng cây, hiên nhà khi trời nắng, những buổi dâm mát có nhiều mây
* Râm tối: 1/60s f=4
Râm tối là sáng sớm, chiều tà hoặc sâu trong bóng cây, sâu trong hiên nhà.
3- Một số tình huống khác: (tính theo film iso200)
Chụp đêm, Pháo hoa, nội thất…cần có kinh nghiệm: khẩu độ hay dùng f=16, tốc độc 4s – 8s với iso 100-200 tuy theo ánh sáng chùm pháo và độ cao của chùm pháo.
Pháo hoa bắn chùm lớn trên cao: 6 tới 8giây f=16
Pháo hoa bắn tầm thấp, có các chùm nhỏ dưới “chân”: 2giây tới 4giây f= 16
(Muốn tương phản mạnh nổi rõ pháo và hậu cảnh chìm dùng f=22,16
Muốn thấy rõ cảnh trí xung quanh, cảnh thành phố ở hậu cảnh dùng f=8)
Cảnh trong nhà hàng có đèn trang trí sáng: 1/8s f=4 tới 1/15s f= 4
Cảnh nội thất phòng khách có chùm đèn: 1/15s f=4 tới 1/30s f=4
Cảnh đêm đường phố có đèn cao áp, sáng cửa hàng ở hè phố: 1/2s f=2.8 tới 1/4s f=2.8
4- Phép biến đổi phù hợp:
Mỗi nấc tốc độ tăng thêm nhanh (ánh sáng vào ít) tương đương một nấc khẩu độ mở lớn.
Ngược lại: Mỗi nấc tốc độ giảm đi (ánh sáng vào nhiều) tương đương với một nấc khẩu độ đóng nhỏ lại.

+ Thông số trên dãy tốc độ ở máy ảnh:
1/8000s - 1/4000s - 1/2000s - 1/1000s - 1/500s - 1/250s - 1/125s - 1/60s - 1/30s - 1/15s - 1/8s - 1/4s - 1/2s - 1 giây - 2s - 4s - 8s - 15s - 30s - BULB (chậm tuỳ ý)
Chỉ số càng nhỏ tốc độ càng chậm (ánh sáng vào càng nhiều). Không tính tốc độ dưới 1s
Chỉ số càng lớn tốc độ càng chậm (ánh sáng vào càng ít)
+ Thông số trên dãy khẩu độ:
64 - 32 - 22 - 16 - 11 - 8 - 5.6 - 4 - 2.8 - 2(1.8 - 1.7) - 1.4 - 1.2 - 1.0
---------------- ---------------------------------
Ở têlê & zoom Ở lens fix (1 tiêu cự)
Chỉ số càng lớn, ống kính càng đóng nhỏ (ánh sáng vào ít)
Chỉ số càng nhỏ, ống kính càng mở lớn (ánh sáng vào càng nhiều)
Do đó:
- Đóng 1 nấc khẩu độ bằng giảm chậm 1 nấc tốc độc và ngược lại
- Tăng 1 nấc tốc độ bằng mở thêm 1 nấc khẩu độ và ngược lại
Tuỳ theo chủ đề chụp, nguồn sáng, ý đồ xoá phông…để chọn khẩu độ và tốc độ hợp lí.
Ví dụ:
Với chân dung: khẩu độ dùng từ f=8, 5.6 hai khẩu độ đẹp nhất hay f=4 hay 2.8 tuỳ lens
Với phong cảnh, nội thất: khầu độ thường dùng từ f=8 tới f=16
Với Micro, Macro: khẩu hay dùng f=11 tới f=22
Với ảnh sự kiện: thường dùng f=5.6 tới f=8
Với tĩnh vật: thường dùng f= 5.6 và lens tiêu cự trung bình

Khẩu độ được khuyến cáo dùng tốt nhất từ 2 nấc kể từ khẩu lớn nhất.
Ví dụ: Lens có f=1.4 lớn nhất và f=16 nhỏ nhất thì khẩu tốt nhất từ 2.8 tới f=8
Khẩu độ càng mở rộng, tương phản càng thấp, hình càng nổi khối
Khấu độ khép càng sâu, tương phản càng cao, hình càng “phẳng-bẹt”
(Chi tiết vùng tối nổi rõ khi tương phản thấp - chi tiết vùng tối chìm khi tương phản cao)

Tốc độ chụp trung bình:
- Máy bay chéo qua trước ống kính: 1/8000s,
- Xe máy chạy chéo qua ống kính: 1/500s
- Xe máy chạy từ xa tới: 1/250s tới 1/125s
- Xe đạp chạy chéo qua ống kính: 1/125s
- Xe đạp chạy từ xa tới: 1/60s…
Tốc độ chụp có yêu cầu với chủ đề thể thao phải đủ nhanh
Tốc độ chụp được gọi là an toàn với chủ đề tĩnh vừa bằng đúng tiêu cự của ống kính
Ví dụ: Tốc độ 1/60 sẽ an toàn cho tiêu cự 50mm(fix)-60mm(zoom)
Trên thực tế, nếu chụp Digital tốc độ có thể thấp hơn 1-1.5nấc vì không có tác động kéo phim và gương - màn trập của máy Digital thường nhỏ hơn.

Chúc thành công.

Shop GIANG DUY ĐẠT
 

Hung_than

Xe buýt
Biển số
OF-25936
Ngày cấp bằng
17/12/08
Số km
553
Động cơ
494,080 Mã lực
Nơi ở
124 HBT, Hà Nội
Các bác quan tâm chụp film có thể tham khảo thêm 1 bài viết của nhà em:

Kĩ thuật căn bản và một số lưu ý khi chụp film

Mỗi kiểu film có thể có nhiều tình huống rủi ro gây hư hỏng hơn file hình số rất nhiều.
Người chụp film phải biết nâng niu và quí từng tấm film khi chụp hỏng.
Chụp film là rèn được tính cẩn thận và chỉn chu trên từng lần bấm chụp.
Chụp film là bước lên tầm cao mới sau khi chơi máy Digital.
Chụp film rèn luyện được quán tính “đọc” sáng tốt hơn mà với Digital ít để ý.
Đã chụp và chơi film là phải “tới” mới cảm nhận được độ “phê” khi chơi film.

+ Đo sáng trong chụp film:
Hầu hết các máy đo sáng ở những máy cơ đời cổ không còn, hoặc nếu có cũng thiếu chính xác hoặc đôi khi có những sai lệch mà người dùng không biết rõ.

6 tình huống nguồn sáng ngoài trời:
Chia làm 2 tình huống chính: Trời nắng và Trời râm
Cần biết cách phân biệt 6 tình huống nguồn sáng, muốn có một phản xạ tốt cần biết “đọc” film hoặc được sự hỗ trợ của các máy đo sáng điện tử tại máy đời mới hay test bằng máy Digital.
1- Trời nắng với tốc độ chỉ thị 1/125s:
* Nắng gắt: 1/125s f=16
Nắgng hè và vào các giờ cao điểm, nắng rát da tay, bóng đổ sẫm trên đất.
* Nắng vừa: 1/125s f=11
Nắng mới và các giờ không cao điểm, ít có cảm giác rát da tay, bóng đổ vừa trên đất.
* Nắng dịu: 1/125s f=8
Trời hửng, mặt trời sau mây, không có bóng đổ. Cần phân biệt với Râm sáng vì dễ nhầm
2- Trời Râm với tốc độ chỉ thị 1/60s:
* Râm sáng: 1/60 f=8
Râm sáng gần giống nắng dịu, có điều mặt trời không hửng qua mây.
* Râm trung bình: 1/60 f=5.6
Râm trung bình gồm bóng cây, hiên nhà khi trời nắng, những buổi dâm mát có nhiều mây
* Râm tối: 1/60s f=4
Râm tối là sáng sớm, chiều tà hoặc sâu trong bóng cây, sâu trong hiên nhà.
3- Một số tình huống khác: (tính theo film iso200)
Chụp đêm, Pháo hoa, nội thất…cần có kinh nghiệm: khẩu độ hay dùng f=16, tốc độc 4s – 8s với iso 100-200 tuy theo ánh sáng chùm pháo và độ cao của chùm pháo.
Pháo hoa bắn chùm lớn trên cao: 6 tới 8giây f=16
Pháo hoa bắn tầm thấp, có các chùm nhỏ dưới “chân”: 2giây tới 4giây f= 16
(Muốn tương phản mạnh nổi rõ pháo và hậu cảnh chìm dùng f=22,16
Muốn thấy rõ cảnh trí xung quanh, cảnh thành phố ở hậu cảnh dùng f=8)
Cảnh trong nhà hàng có đèn trang trí sáng: 1/8s f=4 tới 1/15s f= 4
Cảnh nội thất phòng khách có chùm đèn: 1/15s f=4 tới 1/30s f=4
Cảnh đêm đường phố có đèn cao áp, sáng cửa hàng ở hè phố: 1/2s f=2.8 tới 1/4s f=2.8
4- Phép biến đổi phù hợp:
Mỗi nấc tốc độ tăng thêm nhanh (ánh sáng vào ít) tương đương một nấc khẩu độ mở lớn.
Ngược lại: Mỗi nấc tốc độ giảm đi (ánh sáng vào nhiều) tương đương với một nấc khẩu độ đóng nhỏ lại.

+ Thông số trên dãy tốc độ ở máy ảnh:
1/8000s - 1/4000s - 1/2000s - 1/1000s - 1/500s - 1/250s - 1/125s - 1/60s - 1/30s - 1/15s - 1/8s - 1/4s - 1/2s - 1 giây - 2s - 4s - 8s - 15s - 30s - BULB (chậm tuỳ ý)
Chỉ số càng nhỏ tốc độ càng chậm (ánh sáng vào càng nhiều). Không tính tốc độ dưới 1s
Chỉ số càng lớn tốc độ càng chậm (ánh sáng vào càng ít)
+ Thông số trên dãy khẩu độ:
64 - 32 - 22 - 16 - 11 - 8 - 5.6 - 4 - 2.8 - 2(1.8 - 1.7) - 1.4 - 1.2 - 1.0
---------------- ---------------------------------
Ở têlê & zoom Ở lens fix (1 tiêu cự)
Chỉ số càng lớn, ống kính càng đóng nhỏ (ánh sáng vào ít)
Chỉ số càng nhỏ, ống kính càng mở lớn (ánh sáng vào càng nhiều)
Do đó:
- Đóng 1 nấc khẩu độ bằng giảm chậm 1 nấc tốc độc và ngược lại
- Tăng 1 nấc tốc độ bằng mở thêm 1 nấc khẩu độ và ngược lại
Tuỳ theo chủ đề chụp, nguồn sáng, ý đồ xoá phông…để chọn khẩu độ và tốc độ hợp lí.
Ví dụ:
Với chân dung: khẩu độ dùng từ f=8, 5.6 hai khẩu độ đẹp nhất hay f=4 hay 2.8 tuỳ lens
Với phong cảnh, nội thất: khầu độ thường dùng từ f=8 tới f=16
Với Micro, Macro: khẩu hay dùng f=11 tới f=22
Với ảnh sự kiện: thường dùng f=5.6 tới f=8
Với tĩnh vật: thường dùng f= 5.6 và lens tiêu cự trung bình

Khẩu độ được khuyến cáo dùng tốt nhất từ 2 nấc kể từ khẩu lớn nhất.
Ví dụ: Lens có f=1.4 lớn nhất và f=16 nhỏ nhất thì khẩu tốt nhất từ 2.8 tới f=8
Khẩu độ càng mở rộng, tương phản càng thấp, hình càng nổi khối
Khấu độ khép càng sâu, tương phản càng cao, hình càng “phẳng-bẹt”
(Chi tiết vùng tối nổi rõ khi tương phản thấp - chi tiết vùng tối chìm khi tương phản cao)

Tốc độ chụp trung bình:
- Máy bay chéo qua trước ống kính: 1/8000s,
- Xe máy chạy chéo qua ống kính: 1/500s
- Xe máy chạy từ xa tới: 1/250s tới 1/125s
- Xe đạp chạy chéo qua ống kính: 1/125s
- Xe đạp chạy từ xa tới: 1/60s…
Tốc độ chụp có yêu cầu với chủ đề thể thao phải đủ nhanh
Tốc độ chụp được gọi là an toàn với chủ đề tĩnh vừa bằng đúng tiêu cự của ống kính
Ví dụ: Tốc độ 1/60 sẽ an toàn cho tiêu cự 50mm(fix)-60mm(zoom)
Trên thực tế, nếu chụp Digital tốc độ có thể thấp hơn 1-1.5nấc vì không có tác động kéo phim và gương - màn trập của máy Digital thường nhỏ hơn.

Chúc thành công.

Shop GIANG DUY ĐẠT
Kinh nghiệm này của cụ hay wá!(b)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top